Hình thức sở hữu tư nhân và thực tiễn

Sở hữu tư nhân: là một người hay một nhóm người được sở hữu tài sản do sức lao

động của cá nhân, các hộ cá thể, xí nghiệp t ư doanh có quyền được hưởng những

thành quả lao động do chính mình làm ra hoặc sở hữu tư nhân còn thong qua con

đường thừa kế. Cụ thể tại điều 58 Hiến pháp 1992 có nói rõ về quyền của công

dân được sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất,

vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (ngoại

trừ đất đai không thuộc sở hữu tư nhân.

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hình thức sở hữu tư nhân và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình thức sở hữu tư nhân & thực tiễn 1.Khái niệm: Sở hữu tư nhân: là một người hay một nhóm người được sở hữu tài sản do sức lao động của cá nhân, các hộ cá thể, xí nghiệp tư doanh có quyền được hưởng những thành quả lao động do chính mình làm ra hoặc sở hữu tư nhân còn thong qua con đường thừa kế. Cụ thể tại điều 58 Hiến pháp 1992 có nói rõ về quyền của công dân được sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (ngoại trừ đất đai không thuộc sở hữu tư nhân. 2. Sự ra đời của sở hữu tư nhân: 2.1/ Sở hữu tư nhân ở các nước Phương Tây. - Vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80, các nước Tây Âu đã khởi động quá trình tư hữu hóa. Vào thời điểm này, khu vực kinh tế nhà nước hoạt động đã giảm hiệu quả. Các xí nghiệp nhà nước có tiếng là “thành trì cổ xưa”, là “những con voi một ngà nặng cân và khan hiếm” cũng bị đình trệ về mặt sản xuất do tập trung hóa cao độ và tệ nạn quan liêu. Tất cả điều này dù muốn hay không cũng đã phá vỡ các quy luật thị trường và kìm hãm tinh thần chủ động kinh doanh của các tập thể và cá nhân. - Bắt đầu từ chính phủ bảo thủ của M. Thatchez ở Anh và sau đó là các chính phủ Pháp, Bỉ, Italia, Tây Đức, Hà Lan cũng như các chính phủ do những người xã hội dân chủ lãnh đạo ở Tây Ban Nha, Áo và Thụy Điển đã tuyên bố bắt tay vào tư hữu hóa một phần khu vực kinh tế nhà nước. Ở các quốc gia Đông Âu và SNG, vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cũng diễn ra quá trình cùng một ý nghĩa có tên gọi là phi nhà nước hóa và tư nhân hóavới tất cả tính phức tạp của chúng. - Như vậy, cùng với tiến trình phát triển của xã hội thì “Sở hữu tư nhân” là một điều tất yếu, sự phân công lao động đã làm xuất hiện chế độ tư hữu; “ý thức về người chủ, người sở hữu” hay nói cách khác đi là nhận thức lại sở hữu tư nhân và vận dụng kinh tế tư nhân một cách hợp lý là tạo động lực cho nền kinh tế. 2.2/ Sở hữu tư nhân ở Việt Nam. - Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, lại trải qua chiến tranh lâu dài. Do đó, sự phát triển của lực lượng sản xuất rất không đều nhau giữa các vùng, ngành kinh tế của đất nước ; giữa miền xuôi với miền ngược ; giữa thành thị với nông thôn sự phát triển của lực lượng sản xuất không đều nhau. Chính vì thế, đòi hỏi phải có các hình thức sở hữu tương ứng, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở từng vùng, miền và từng ngành kinh tế khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là, với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay, chưa thể đơn nhất hoá, mà đa dạng hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trở thành tất yếu khách quan. - Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta, chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sự vượt trước của quan hệ sản xuất, trong khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất chưa cho phép, đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất xã hội. Đất nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra thời kỳ mới cho đất nước bằng sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế xã hội. Thực hiện nhất quán đường lối đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó có sự ra đời của hình thức “Sở hữu tư nhân”, nền kinh tế nước ta từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và hiện nay đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2.3/ “Sở hữu tư nhân” trong các bản Hiến Pháp từ trước đến nay. - Việc đưa hình thức sở hữu tư nhân vào là một điểm tiến bộ của bản Hiến Pháp năm 1992 (HP 1980 không có hình thức sở hữu tư nhân, trong quyền của công dân cũng không nói rõ các tài sản mà công dân được quyền sở hữu) - Các Hiến Pháp trước đó chưa có Hiến Pháp nào quy định cụ thể là hình thức sở hữu tư nhân (HP 1958 có đề cập đến sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của các nhà tư sản dân tộc – chưa mở rộng như HP 1992) - Các Hiến Pháp trước đây công nhận sở hữu chủ yếu về tiền mặt, hiện vật, thì nay đã chuyển sang sở hữu về giá trị tài sản, sở hữu Tư liệu sản xuất. Điều này làm nền tảng cho hình thức kinh tế tư nhân phát triển, tiến tới một nền kinh tế thị trường phong phú và phát triển mạnh mẽ. - Bản HP 1992 quy định về hình thức sở hữu tư nhân đã cho thấy đầy đủ tính chất phát triển của đất nước, kinh tế nước nhà đang bước vào nền kinh tế thị trường nên SHTN là điều cần thiết để đảm bảo quyền cho cá nhân và doanh nghiệp. Đây là 1 điểm tiến bộ của HP1992 Ý nghĩa: Bản thân tiến trình ra đời của hình thức sở hữu tư nhân cũng đã cho ta thấy đầy đủ ý nghĩa của nó. Ý thức của con người về sở hữu (tư hữu) làm cho từng cá nhân thấy được tầm quan trọng của mình trong việc phát triển nền kinh tế, tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Việc ý thức về người chủ, về người sở hữu đã kích thích sự quan tâm thường xuyên của họ tới việc tạo ra của cải vật chất và bảo vệ thành quả lao động. Trước đây, trong thời bao cấp kinh tế Hợp tác xã phát triển người ta hờ hững với những tài sản chung và tỏ ra vô trách nhiệm vì tư tưởng cào bằng ai cũng như ai không cần có sự cố gắng của cá nhân. “Sở hữu tư nhân” nghĩa là vai trò cá nhân được công nhận sẽ kích thích người ta sáng tạo phát minh ra những cái mới để làm phát triển cuộc sống của chính mình cũng là làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó mà nền kinh tế phát triển. Đồng thời cũng là tiến tới mục đích cao nhất của xã hội là nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Nhưng “ sở hữu tư nhân” cũng có những mặt hạn chế của nó mà cần phải kiểm soát và giảm bớt lại. Thứ nhất, khi thể chế yếu kém và có tình trạng thông tin bất cân xứng (điều này luôn xảy ra, nhất là tại các thị trường tài chính mới nổi), Chính phủ có thể phân bổ nguồn vốn hiệu quả cao hơn tư nhân. Thứ hai, vấn đề độc quyền. Người ta quan ngại rằng, thông qua sở hữu tư nhân, việc tích tụ tư bản quá mức trong tay một số ngân hàng lớn với vị thế siêu quyền lực (độc quyền) có thể hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của nhiều bộ phận trong xã hội Khi sở hữu tư nhân không được kiểm soát thì dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong xã hội, một bộ phận người chiếm hữu được tư liệu sản xuất sẽ giàu lên nhanh chóng và sẽ quay lại dung đồng tiền để thuê người phục vụ cho công việc của mình họ trở thành những ông chủ giàu có bóc lột sức lao động của người làm thuê và càng trở nên giàu có. Chênh lệch giữa giàu và nghèo trong xã hội càng gia tăng. Chính sách đóng thuế thu nhập cá nhân chính là một trong những hình thức điều tiết xã hội để cân bằng xã hội. 4. Thực trạng thực hiện hình thức “Sở hữu tư nhân” ở Việt Nam. 4.1/ Trên phương diện Pháp lý. Điều 15 (Hiến Pháp 1992): “…cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toán dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…” Điều 21 (Hiến Pháp 1992): “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ hức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”. Kinh tế tư nhân dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân nên có thể thấy vai trò của “sở hữu tư nhân” đang ngày càng khẳng định vai trò của mình và từng bước được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm hơn. Điều 23 (Hiến Pháp 1992): “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường…” cho thấy Hiến Pháp đã bảo vệ quyền lợi của người dân, ý nghĩa rất to lớn trong việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” Điều 58 (Hiến Pháp 1992): “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong Doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…” 4.2/ Trên phương diện kinh tế. Góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Từ các hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành 6 thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sự vận động của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang đến cho nền kinh tế nước ta một sức sống mới. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 – 2000 đạt bình quân 7%/năm, sau 10 năm GDP tăng 2,07 lần, các năm gần đây 2001, 2002 và 7 tháng đầu năm 2003 GDP đều tăng xấp xỉ 7%. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp bình quân trong 10 năm 1991 – 2000 đạt 13%, các năm gần đây đều có tốc độ tăng trưởng tương tự, đặc biệt 7 tháng đầu năm 2003 đạt trên 15%. Cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại đang dần dần được hình thành. Chẳng hạn, trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%; công nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 36,6%; dịch vụ từ 38% tăng lên 39,1% Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Đa dạng hoá hình thức sở hữu góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Biểu hiện đầu tiên là, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn nước ta) từ 30% xuống 10%, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới (IMF) thu nhập dưới 2 đô la/người/ngày là nghèo, Việt Nam đã giảm nhanh tỷ lệ người nghèo từ 90% năm 1990 xuống còn 60% năm 2002. Với nền kinh tế nhiều thành phần hàng năm có thêm 1,2 triệu việc làm mới. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, điện, đường, trường, trạm đã vươn tới mọi miền của Tổ quốc. Tốc độ đô thị hoá nông thôn đang diễn ra nhanh chóng, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuổi thọ bình quân từ 65,2 tuổi tăng lên 68,3 tuổi. Biểu hiện thứ hai là, trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động xã hội được nâng lên đáng kể. Với hệ thống trường lớp đa thành phần tham gia, nước ta đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng. Các hoạt động thông tin văn hoá về với mỗi bản làng, thôn xóm, từ hải đảo xa xôi đến vùng sâu, vùng xa đều đã được phủ sóng truyền hình và đài phát thanh. Chính vì vậy, lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng tăng và sự nghiệp đổi mới của Đảng đang từng ngày, từng giờ đi vào cuộc sống của người dân 4.3/ Trên phương diện chính trị. Góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội nước ta, đang trong tình trạng khủng hoảng. Cũng là thời điểm chúng ta bắt đầu tiến hành đổi mới, bạn bè quốc tế, không ít người lo ngại cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Còn kẻ thù của chủ nghĩa xã hội coi đây là cơ hội để tiến hành "diễn biến hoà bình", gây mất ổn định chính trị, xã hội hòng thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều đó, đã không xẩy ra, bởi vì với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta, chỉ sau một thời gian ngắn thoát khỏi khủng hoảng, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế phát triển là nhân tố quyết định sự ổn định chính trị xã hội, đến lượt mình, ổn định chính trị xã hội lại tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế phát triển.. Sự phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị xã hội đã nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã lập quan hệ ngoại giao với các nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của Liên hợp quốc, thành viên của ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM 1996), thành viên chính thức của AFEC (1998). Quan hệ của nước ta với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới không ngừng được cải thiện. Đánh giá về việc thực hiện hình thức “Sở hữu tư nhân” ở Việt Nam. Với tình hình Việt Nam hiện nay sở hữu Nhà nước và Sở hữu tập thể vẫn là nền tảng, theo tôi đây là điều hợp lý không phải như thế là ta chưa coi trọng Sở hữu tư nhân mà hiện nay lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp nên vẫn chưa thể đủ tầm vóc để nắm vai trò chủ chốt trong nền kinh tế; hơn nữa hiện nay, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa theo kiểu kinh tế thị trường điển hình cũng chỉ khoảng 10 đến 15% tư liệu sản xuất thuộc về sản xuất tư nhân, 60 đến 70% thuộc sở hữu tập thể cùng sở hữu cổ phần, 15 đến 25% là sở hữu Nhà nước. Một vấn đề được nhắc đến nhiều nhất hiện nay về vấn đề “Sở hữu tư nhân” đó là vấn đề sở hữu đất đai. Thời bao cấp, đất đai được quản lý theo chế độ cấp phát, việc mua bán (thuật ngữ pháp lý gọi là chuyển nhượng) bị cấm. Thị trường bất động sản hầu như không phát triển. Đầu những năm 90, chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhu cầu về chỗ ở, nơi lắp đặt nhà xưởng, trung tâm thương mại phát sinh, và Luật Đất đai 1993 ra đời cho phép người sử dụng đất được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc chuyển nhượng đất được hợp pháp hóa và giá đất tăng vùn vụt đồng nghĩa với việc hình thành thị trường bất động sản. Nhưng đó chỉ là một thị trường nửa vời, trong đó yếu tố phát triển cũng có, yếu tố giằng co cũng có. Cả hai tồn tại song song, hoạt động theo những quy luật trái nghịch. Khi hình thành cơ chế thị trường, thị trường bất động sản cũng ra đời, và dù nhà nước không công nhận, đất đai vẫn trở thành hàng hóa. Thế nhưng, những quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” vẫn còn. Người dân muốn có đất để xây nhà thì họ phải “mua” chứ không được cấp. Vậy nhưng thủ tục lại là: người bán xin giao đất, người mua xin được giao đất. Doanh nghiệp khi muốn đầu tư cũng phải hoạt động theo cơ chế “phi thị trường” đó. Thay vì khi triển khai dự án, họ có quyền giao dịch với dân trên cơ sở thuận mua vừa bán (sau khi xem xét quy hoạch tổng thể của nhà nước), thì họ lại phải theo một thủ tục bất hợp lý: trước hết phải tìm địa điểm, tham khảo ý dân về giá đất, làm văn bản xin thuận địa điểm, được chấp nhận rồi mới lập dự án, rồi trình sở địa chính xin thu hồi đất, rồi duyệt giá đền bù..., cuối cùng mới họp dân công bố quy hoạch giải tỏa, đền bù. Nhiều trường hợp kéo dài lê thê hằng năm trời, đến khi công bố quy hoạch thì giá thị trường đã khác, dân không chịu nữa. Vậy là khiếu nại, tố cáo liên miên. Vậy “thị trường” tại sao không có thuận mua, vừa bán? 5 quyền luật định về đất đai có để làm gì? Chính quan điểm không công nhận chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đã sinh ra một nền kinh tế phi chính thức: kinh doanh không đăng ký, chẳng phải đóng thuế. Nhiều người cứ mua bất động sản rồi bán lại kiếm lời, bởi thủ tục của họ mau lẹ, dân “khoái” vì được thương lượng thoải mái. Họ gom đất ở những vùng đã có quy hoạch, rồi “làm giá” với các công ty đầu tư hợp pháp, và nếu không được chấp nhận thì dự án sẽ kéo dài, khó khăn về vốn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf54_7136 (1).pdf