Về tuổi hình thành của trũng vẫn chưa có sự thống nhất. Theo đặc trưng trầm
tích, các tác giả Đovjikov và nnk [3], NguyễnVĩnh [16] nhận định là trũng hình thành
vào Miocen-Pliocen; Trịnh Dánh [24, 25] và Trần Minh [23] cho là Miocen giữa; Phạm
QuangTrung[19] cho là Oligocen; ĐặngThanh Giáng[16] và Lê ThịNghinh [5] cho là
vào Paleogen-Oligocen.
Trên cơ sở đối sánh,tổng hợp tài liệu và dựa vào tuổi bào tử phấn hoa của công
trình [19], tác giả bài báo này cho rằng trũng Yên Bái hình thành vào Eocen-Oligocen -
thời kỳ hoạt động kịch phát của đứt gãy sâu Sông Hồng.
17 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hình thành một số trũng kainozo miền đông bắc bộ, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh [23] cho là Miocen giữa; Phạm
Quang Trung [19] cho là Oligocen; Đặng Thanh Giáng [16] và Lê Thị Nghinh [5] cho là
vào Paleogen-Oligocen.
Trên cơ sở đối sánh, tổng hợp tài liệu và dựa vào tuổi bào tử phấn hoa của công
trình [19], tác giả bài báo này cho rằng trũng Yên Bái hình thành vào Eocen-Oligocen -
thời kỳ hoạt động kịch phát của đứt gãy sâu Sông Hồng.
Từ những đặc trưng cấu trúc của từng trũng có thể rút ra kết luận sau: sự hình
thành và phát triển cấu trúc các trũng trên có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động
chuyển dịch trượt bằng của các hệ thống đứt gãy trong thời kỳ Kainozoi. Hầu hết các
trũng nằm gọn trong đới trượt bằng của các đứt gãy (như các trũng Yên Bái, Hoành Bồ)
và ở nơi giao nhau của các hệ thống đứt gãy (Tuyên Quang), hay ở nơi phân nhánh, uốn
lượn của các hệ thống đứt gãy chính (Bảo Yên, Phan Lương)
II. CƠ CHẾ H ̀NH THÀNH CÁC TRŨNG
Mặc dù việc nghiên cứu cơ chế hình thành các bồn trũng (chủ yếu là các bồn
chứa dầu khí trên thềm lục địa) đă được tiến hành từ lâu [1, 4, 10], song đối với các
trũng trên lục địa (“trũng” khác “bồn” về cấu trúc hình thái, hình thái địa hình, về cơ
chế lấp đầy và quy mô phát triển) cho đến nay vẫn còn ít được chú ý. Vì vậy, chưa có
mô hình nào lý giải thấu đáo về cơ chế hình thành các trũng nội lục. Chỉ trong nghiên
cứu hoạt động trượt bằng của các hệ thống đứt gãy, một số công trình [2] có đề cập đến
cơ chế hình thành các trũng như các cấu trúc đi kèm. Nhưng đó cũng mới chỉ đề cập đến
nguyên lý chung nhất, chưa tính đến đặc thù cấu trúc khu vực và trạng thái địa động lực
ở thời điểm xảy ra chuyển dịch đó. Vì vậy việc phân tích, lư giải cơ chế hình thành các
trũng Đệ tam trên phạm vi miền Đông Bắc Bộ để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chúng
với hoạt động trượt bằng của các hệ thống đứt gãy liên quan là việc làm mới mẻ và còn
nhiều điều cần thảo luận. Tuy nhiên, ở mức độ tài liệu hiện có, tác giả xin nêu suy nghĩ
của mình về vấn đề này, mong được cùng đồng nghiệp trao đổi, góp ý.
Sự hình thành các bồn trũng nói chung là hệ quả hoạt động của một hoặc kết hợp
nhiều yếu tố như: tách giăn, trượt bằng, xoay, nén ép, sụt lún nhiệt, sụt lún đền bù đẳng
tĩnh, oằn võng kiến tạo. Trong trường hợp cụ thể, các trũng Đệ tam nêu trên phân bố
dọc theo đứt gãy, ắt sự hình thành của chúng bị chi phối chủ yếu bởi hoạt động của các
đứt gãy. Trên cơ sở tính chất này cùng với đặc trưng về hình thái cấu trúc nói trên, các
trũng được phân ra:
- Nhóm trũng hình thành do trượt bằng - tách giăn. Đây là các trũng nằm kề đứt
gãy hoặc ở nơi xung yếu của đứt gãy. Chúng thường hình thành trong đới trượt bằng khi
có mặt của hai hoặc nhiều đứt gãy song song (có thể là 2 cánh của một đứt gãy). Trong
quá trình hoạt động trượt bằng của hệ thống đứt gãy, các khối địa chất kề hai bên đứt
gãy bị lôi cuốn vào trượt bằng với vận tốc, cự ly khác nhau, làm xuất hiện các tách giăn
cục bộ tiền đề để hình thành cấu trúc hạ sau này. Đại diện cho nhóm này là các trũng
Yên Bái, Tuyên Quang, Đoan Hùng, Lục Yên, Hoành Bồ và Đông Triều.
- Nhóm trũng hình thành do trượt bằng - kéo tách thường hình thành ở chỗ giao
cắt của hai hệ thống đứt gãy khác phương hay ở nơi uốn lượn, phân nhánh của một đứt
gãy chính. Đôi khi chúng cũng hình thành ở giữa các đứt gãy song song. Khi xảy ra
chuyển dịch trượt bằng nơi giao nhau của các đứt gãy bị kéo tách - rời xa nhau với
hướng ngược nhau và không gian giữa chúng (hay chỗ uốn lượn của các đứt gãy) bị kéo
giãn ra tạo nên trũng. Đại diện cho nhóm trũng này là trũng Bảo Yên.
Ngoài các trũng nêu trên, trên phạm vi miền Đông Bắc Bộ c̣n tồn tại một số
trũng với cơ chế kéo tách như các trũng Cao Bằng, Thất Khê và Nà Dương, mà chúng
tôi đã có dịp đề cập trong công trình [8]. Ngoài ra, còn một kiểu trũng nữa hình thành
theo cơ chế tách giãn - xoay, mà đại diện là trũng Hà Nội, có hình thái cấu trúc kiểu nan
quạt mở rộng dần về phía đông nam và hình thành do sự trôi trượt về phía ĐN của khối
TN đới đứt gãy Sông Hồng, kèm với hợp phần xoay phải của khối này, cũng đă được
giới thiệu trong công trình [6].
KẾT LUẬN
Kết quả đối sánh các tài liệu địa chất - địa mạo, tài liệu xử lý ảnh và bản đồ địa
hình cho phép xây dựng một cách chi tiết sơ đồ cấu trúc - kiến tạo một số trũng Đệ tam
phân bố trên miền Đông Bắc Bộ. Thông qua hình hài cấu trúc, vị trí phân bố, đặc điểm
phát triển và biến dạng của chúng, các trũng được phân thành hai nhóm có cơ chế hình
thành khác nhau. Đó là các nhóm trũng trượt bằng - tách giăn và trượt bằng - kéo tách.
Lời cảm ơn
Công trình được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình Nghiên cứu
cơ bản giai đoạn 2004-2005 cho đề tài 71 33 04. Tác giả xin cảm ơn Ban chủ nhiệm
Chương trình.
VĂN LIỆU
1. Allen A. Philip, John R.A., 1990. Basin analysis (Principles and
Application), London Blackwell Sci. Publ., 451 p.
2. Burtman V. S. và nnk, 1963. Chuyển động ngang dọc theo đứt gãy và một
số phương pháp nghiên cứu chúng. Trong: Đứt gãy và chuyển động ngang vỏ Trái đất.
Công trình Viện Địa chất, Viện HLKH Liên Xô, 80 (tiếng Nga).
3. Đovjikov A. E. (Chủ biên), 1971. Địa chất miền Bắc Việt Nam. Nxb KHKT,
Hà Nội.
4. Lê Như Lai, 2000. Phân loại các bồn trũng ở Đông Á. Địa chất và địa vật lư
biển, IV: 62- 73. Hà Nội.
5. Lê Thị Nghinh, Nguyễn Xuân Huyên, Nguyễn Trọng Yêm, Trần Thị Sáu,
Đào Thị Miên, 1991. Trầm tích Kainozoi đới Sông Hồng. Địa chất - tài nguyên, tr.
105- 115, Nxb KHKT, Hà Nội.
6. Lê Triều Việt, 2001. Sự phát triển cấu trúc kiến tạo vùng trũng Hà Nội trong
Kainozoi. TC Các khoa học về Trái đất, 22/3: 25- 230. Hà Nội.
7. Lê Triều Việt, 2003. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo và địa động lực các trũng
Kainozoi miền Bắc Việt Nam. Luận án TS, Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
8. Lê Triều Việt, 2004. Về các trũng Kainozoi dọc đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên
Yên. Phụ trương TC Các khoa học về Trái đất, 25/4. Hà Nội.
9. Lưu Hữu Hùng (Chủ biên), 1998. Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ
Bảo Yên tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
10. Miall Andrew D., 1990. Principles of sedimentary basin analysis. New York
- Spinger - Verlag.
11. Nguyễn Đăng Túc, 2002. Một số đặc điểm tân kiến tạo hệ đứt gãy Sông
Hồng - Sông Chảy. Luận án TS. Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Địch Dỹ, 1987. Địa tầng và cổ địa lý trầm tích Kainozoi Việt Nam.
Luận án TS. Thư viện Quốc gia, Hà Nội (tiếng Nga).
13. Nguyễn Đńh Uy (Chủ biên), 1995. Báo cáo Điều tra địa chất đô thị thành
phố Hạ Long tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
14. Nguyễn Xuân Huyên, Phan Đông Pha, Nguyễn Quang Hưng, 2004. Lịch
sử phát triển các thành tạo trầm tích Paleogen-Neogen trong mối quan hệ với đới đứt
gãy Sông Hồng. Trong: Đới đứt gãy Sông Hồng, đặc điểm địa động lực, sinh khoáng và
tai biến thiên nhiên. Kết quả nghiên cứu cơ bản 2001- 2003. Nxb KHKT, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Nghĩa, 1992. Báo cáo Kết quả thăm dò nước dưới đất vùng thị
xã Tuyên Quang tỷ lệ 1: 25.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
16. Nguyễn Vĩnh (Chủ biên), 1978. Địa chất tờ Yên Bái. Tổng cục Địa chất,
Hà Nội.
17. Phạm Đńh Long (Chủ biên), 2001. Địa chất tờ Tuyên Quang. Cục
ĐC&KSVN, Hà Nội.
18. Phạm Đồng Điệt (Chủ biên), 1975. Báo cáo thăm dò và thành lập bản đồ
địa chất vùng Đông Triều (Quảng Ninh) tỷ lệ 1: 25.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
19. Phạm Quang Trung (Chủ biên), 1998. Các phức hệ bào tử phấn hoa trong
trầm tích Paleogen bắc bể Sông Hồng và vùng ven rìa, mối liên quan của chúng với môi
trường trầm tích. Báo cáo nhiệm vụ cấp ngành. Lưu trữ Viện Dầu khí, Hà Nội.
20. Phạm Quang Trung, Đỗ Bạt, Nguyễn Quốc An, Đặng Vũ Khởi, Đỗ Việt
Hiếu, 1999. Tài liệu bào tử phấn hoa mới trong hệ tầng Đồng Ho. TC Dầu khí, 3:2- 8,
Hà Nội.
21. Tống Duy Thanh, 2000. Mối quan hệ có thể của các thành tạo trầm tích -
phun trào Phanerozoi ở hai phía đới Sông Hồng với lịch sử hoạt động của đới đứt gãy.
TC Các khoa học về Trái đất, 22/4: 241- 252. Hà Nội.
22. Trần Đńh Nhân, Trịnh Dánh, 1975. Những kết quả về nghiên cứu sinh địa
tầng các trầm tích Neogen miền Đông Bắc Bộ. Tuyển tập nghiên cứu về địa tầng. Nxb
KH&KT, Hà Nội.
23. Trần Minh (Chủ biên), 1997. Báo cáo Điều tra địa chất đô thị vùng đô thị
Yên Bái. Lưu trữ Địa chất , Hà Nội.
24. Trịnh Dánh, 1979. Sơ đồ so sánh sinh địa tầng các trầm tích Neogen ở Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. TC Các khoa học về Trái đất, 1/4: 106-114. Hà Nội.
25. Trinh Dzanh, 1995. Stratigraphic correlation of Neogene sequences of Việt
Nam and adjacent areas. J. of Geology, B/5-6: 114-120. Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- uidyapgodasgfoaidsijfgagkljasdhhfia (3).pdf