Do phụ thuộc vào địa hình nơi xây dựng nên
hình thái lưu vực và vùng ngập của lòng hồ rất phức
tạp. Ngoài độ cao không đồng đều chúng ta cần lưu ý
đến một số đặc trưng của từng hồ như: diện tích vùng
ngập; diện tích phần núi cao, rừng rậm, đồi trọc, diện
tích ruộng, bãi canh tác; biến động độ cao từ lòng
sông, suối đến ruộng; tình hình thảm thực vật, dân cư
và đặc điểm các công trình xây dựng.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hình thái lưu vực và vùng ngập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình thái lưu vực và vùng ngập
Do phụ thuộc vào địa hình nơi xây dựng nên
hình thái lưu vực và vùng ngập của lòng hồ rất phức
tạp. Ngoài độ cao không đồng đều chúng ta cần lưu ý
đến một số đặc trưng của từng hồ như: diện tích vùng
ngập; diện tích phần núi cao, rừng rậm, đồi trọc, diện
tích ruộng, bãi canh tác; biến động độ cao từ lòng
sông, suối đến ruộng; tình hình thảm thực vật, dân cư
và đặc điểm các công trình xây dựng...
Trong vùng ngập và khu vực đáy hồ rất không
bằng phẳng, độ sâu không đồng đều là đặc điểm
chính lớn nhất của hình thái vùng ngập của hồ chứa
nước. Tuy nhiên mức độ phức tạp có khác nhau giữa
các hồ và hồ ở trung du ít phức tạp hơn miền núi.
Ngoài ra mức độ phức tạp còn tùy thuộc vào khả
năng cải tạo của con người trước khi cho hồ ngập
nước.
Trong lòng hồ chứa chỗ sâu nhất là lòng suối,
lòng sông cũ, đặc biệt là ở khu vực gần đập chính.
Càng lên thượng lưu độ sâu càng giảm dần. Đối với
hồ chứa nước cỡ nhỏ độ sâu trung bình chỉ từ 4-6m,
lớn nhất cũng chỉ 15m; ở các hồ cỡ lớn như Cấm
Sơn, Thác bà độ sâu trung bình là 10-12m. Chỗ sâu
nhất có đến 33-35m. Hồ Hòa Bình có độ sâu lớn nhất
(hơn 110m).
3.4- Phân chia khu vực trong một hồ chứa nước
Trong một hồ chứa do địa hình vùng ngập quyết
định nên các đặc điểm về hình thái, thủy văn sinh vật
học thường có sự khác nhau giữa các khu vực. Sự
khác nhau này ở các hồ chứa cỡ nhỏ thể hiện không
rõ như ở các hồ lớn.
* Phân chia theo chiếu ngang:
Một số hồ chứa lớn thường được phân chia thành 3
khu vực:
- Vùng hạ lưu gần đập
- Vùng trung lưu
- Vùng thượng lưu.
* Phân chia theo chiều thẳng đứng:
Trong nghề cá căn cứ vào tính chất năng suất của
các vùng ngập nước các chuyên gia đã chia vùng
ngập nước thành 4 vùng như sau:
1. Vùng ngập thứ nhất
Đặc điểm của vùng này là thời gian ngập nước
ngắn, thời gian khô hạn kéo dài (thường là hơn nửa
năm). Sau thời gian ngập nước cây cối lại khôi phục,
nhất là những cây cỏ thực vật thân thảo, chúng sẽ bị
thối rữa đi khi hồ ngập nước trở lại. Quá trình phân
hủy như thế tạo điều kiện tốt cho cho sinh vật trong
nước phát triển. Trong thời gian khô nếu là đồng
ruộng thì ta có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp
làm cho đất tơi, xốp. Nếu không phải là đồng ruộng
thì có thể gieo trồng các loài cây họ đậu, các loại
phân xanh làm tăng nguồn dinh dưỡng cho hồ. Điều
đó sẽ làm cho các loài sinh vật làm thức ăn tự nhiên
cho cá có điều kiện phát triển tốt tạo thuận lợi cho
việc nuôi cá sau này.
2. Vùng ngập thứ hai
Vùng này thời gian khô cạn ngắn hơn so với
thời gian bị ngập nước (khô khoảng 3-5 tháng). Cũng
như vùng ngập I, vùng này có khả năng làm tăng độ
màu mỡ cho đất và có tác dụng làm tăng năng suất và
sản lượng của các loài động vật đáy. Đứng về mặt
sinh học mà nói thì vùng này có năng suất cao nhất
so với toàn bộ các vùng khác của hồ chứa. Nếu ta có
biện pháp cải tạo tốt, đồng thời biết sử dụng đất đai
lúc khô một cách hợp lý sẽ làm tăng nguồn lợi của cá
hồ lên rất nhiều.
3. Vùng ngập thứ ba
Là vùng gần mức nước chết (còn gọi là vùng
khô cuối cùng) Thời gian khô nước rất ngắn (1-2
tháng) sau đó lại ngập lại rất nhanh. Do có thời gian
khô ngắn nên các loài thực vật không đủ khả năng
phát triển trở lại. Tuy nhiên, điều này tạo ra cơ hội
thuận lợi cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển để phân
hủy các hợp chất hữu cơ và giải phóng các chất khí
độc hại ra ngoài.
4. Vùng ngập thứ tư (còn gọi là vùng nước chết)
Vùng này hàng năm không hề có thời gian khô,
có độ sâu lớn, các loài thực vật không sống được.
Các loài sinh vật đáy phát triển rất kém thậm chí
hoàn toàn không có do độ sâu quá lớn làm cho áp
suất nước rất cao, ánh sáng không phân bố tới v.v....
Trên cơ sở cách phân chia như trên và trên cơ
sở thực tế của từng hồ mà mỗi hồ có thể có sự
phân chia khác nhau. Trong khi nghiên cứu hồ
chứa Thác Bà các chuyên gia đã phân ra 4 vùng
chủ yếu như sau (ví dụ tham khảo)
Vùng ngập thứ nhất: Cao trình từ 57,8m -
56,0m. Có diện tích 1000ha. Thời gian ngập nước là
5 tháng (từ tháng 8 - tháng 1).
Vùng ngập thứ hai: Có cao trình từ 56,0m
đến 52,0m. Có diện tích 3800ha, thời gian ngập nước
9 tháng, hở từ tháng 2 đến tháng 4, rồi lại ngập
nhanh.
Vùng ngập thứ 3: Từ cao trình 52-50m diện
tích khoảng 1000ha, hở khoảng 1-2 tháng trong năm.
Vùng ngập thứ 4: (Vùng nước chết) là phần
còn lại.
Vùng ng p th nh t
Vùng ng p th II
Vùng ng p th III
Vùng n c ch t
S PHÂN CHIA V NG NG P
THEO CHI U TH NG NG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_6483.pdf