Trong một phỏng vấn với báo Vedomosti, nhà doanh nghiệp
người Nga Oleg Trinkov có nói rằng, trong các cuộc công cán
nước ngoài ông thường mua vé máy bay hạng thường, nhưng
trên các chuyến bay nội địa từ Moscow đi các thành phố thuộc
Nga hoặc SNG thì ông lại dùng vé hạng nhất hoặc chí ít cũng là
hạng business. Ông nói rằng tại nước Nga có quá nhiều người
biết đến ông và nếu người ta nhìn thấy ông ngồi ở một khoang rẻ
tiền, rất có thể người ta nghĩ đến khả năng kinh doanh kém cỏi
của ông. Và theo Oleg Trinkov thì trong rất nhiều trường hợp,
image của nhà doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hình ảnh cá nhân ảnh hưởng tới sự nghiệp kinh doanh như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình ảnh cá nhân ảnh hưởng tới sự
nghiệp kinh doanh như thế nào?
Trong một phỏng vấn với báo Vedomosti, nhà doanh nghiệp
người Nga Oleg Trinkov có nói rằng, trong các cuộc công cán
nước ngoài ông thường mua vé máy bay hạng thường, nhưng
trên các chuyến bay nội địa từ Moscow đi các thành phố thuộc
Nga hoặc SNG thì ông lại dùng vé hạng nhất hoặc chí ít cũng là
hạng business. Ông nói rằng tại nước Nga có quá nhiều người
biết đến ông và nếu người ta nhìn thấy ông ngồi ở một khoang rẻ
tiền, rất có thể người ta nghĩ đến khả năng kinh doanh kém cỏi
của ông. Và theo Oleg Trinkov thì trong rất nhiều trường hợp,
image của nhà doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng.
Luật sư Alexandr Dobrovinski đang làm việc cho một công ty tư
vấn luật tại Mỹ kể rằng, các đồng nghiệp của ông tại Mỹ rất quan
tâm đến bề ngoài của mình. Cũng dễ hiểu bởi những người này
thường phải làm việc, cộng tác thường xuyên với các ông chủ
của nhiều công ty xí nghiệp, do đó họ cần được coi là bình đẳng,
ngang hàng với những vị tai to mặt lớn kia. Vẻ ngoài của các
chuyên viên tư vấn hay các luật sư thường được coi là hình ảnh
của công ty, doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Sau khi ký hợp
đồng lao động, Dobrovinski nhận được khá nhiều lời khuyên của
đồng nghiệp và cấp trên về việc "đánh bóng" hình ảnh của một
luật sư thời hiện đại. Người ta giới thiệu cho ông cả một danh
sách dài dằng dặc các nhà hàng sang trọng mà ông có thể dùng
bữa trưa với khách hàng, các cửa hàng chuyên cung cấp hàng
hiệu từ complê, giày dép, thắt lưng, cho đến các đồ dùng văn
phòng khác. Và người ta còn giới thiệu cho ông cả mác xe BMW
đời số 5. "Dĩ nhiên, các danh sách mang tính chất tham khảo này
hoàn toàn không hề công khai bởi nó không hợp pháp. Tuy
nhiên, nếu Bạn không chịu làm theo những lời khuyên này thì sếp
của Bạn có thể bới ra cả 150 lỗi trong công việc của Bạn. Và bởi
vậy nên tôi đã không còn cách lự chọn nào khác" - Dobrovoinski
phân trần.
Trở về Nga, vị luật sư này đã mang theo kinh nghiệm đó để áp
dụng cho văn phòng luật sư của mình tại Matxcơva. Các nữ nhân
viên của ông không được phép mặc quần tây mà chỉ được mặc
váy đầm công sở, còn các nam nhân viên thì không được phép
đến văn phòng nếu thiếu cà vạt. Dobrovinski đầu tư hẳn một
phòng chuyên chăm sóc hình thức cho nhân viên, từ cách ăn
mặc cho đến kiểu tóc, kiểu giày dép và cắt tỉa móng tay móng
chân. Và theo Dobrovinski thì vẻ ngoài của các chuyên viên tư
vấn phản ánh chính độ tin cậy và uy tín của công ty ông.
Nhân viên của Dobrovinski thưiờng xuyên được khuyến khích
nên tham gia vào các chương trình vui chơi giải trí có công
chúng. "Bạn không thể thành công nếu không có khách hàng. Và
nếu Bạn không chịu khó lăn lộn trước công chúng để mở rộng
mối quan hệ khách hàng của mình thì chắc chắn Bạn sẽ thất bại"
- Dobrovinski giải thích. Và trong ngân sách công ty, Dobrovinski
dành hẳn một khoản cho việc "mở rộng các mối quan hệ". Bản
thân vị luật sư này là thành viên của hai câu lạc bộ sân gôn.
Tại công ty đầu tư Aton từ lâu đã hình thành một thông lệ: những
nhân viên nào dùng xe hơi hạng sang sẽ được phép đỗ xe ngay
trước cổng công ty không mất tiền. Còn những nhân viên sử
dụng Ziguli không được phép đỗ trước cổng mà phải đỗ tại một
nơi khác không thuận tiện lắm. Giám đốc nhân sự Mikhail
Slavnov thì giải thích rằng sở dĩ có thông lệ ấy trước hết là do
công ty không có đủ chỗ đỗ xe cho toàn bộ nhân viên, mặt khác
đó cũng là một chính sách nhằm đánh bóng hình ảnh của công
ty. Tại đây nhân viên có thể được công ty ưu tiên cho vay tiền
nếu có ý định mua những loại xe hơi sang trọng.
Hình thức của con người rất quan trọng đối với sự nghiệp kinh
doanh của họ. Tuy nhiên, câu chuyện của nhà tỷ phú Hy Lạp
Aristotle Onassis lại buộc người ta phải ngẫm nghĩ. Cả cuộc đời
ông ta đã tằn tiện những đồng tiền kiếm được cho việc mua sắm
những bộ cánh sang trọng, cho việc ăn chơi trong các câu lạc bộ
xa hoa hào nhoáng, và khi bước chân được vào thế giới thượng
lưu, trong một cuộc vui tại một câu lạc bộ ông ta đã vô tình nghe
lỏm được một tin "tuyệt mật" mà các nhà tỷ phú trong lúc say sưa
nhậu nhẹt đã "hớ hênh" để lộ ra. Và rất có thể đó là cơ hội đã
đưa con người khốn khó này đến với giàu sang và quyền lực.
Hình thức bên ngoài cũng như phong cách sống đóng một vai trò
rất quan trọng không những chỉ đối với những nhà tỷ phú trẻ.
Lãnh đạo của tờ "Delovoi Peterburg" kết luận rằng, phong cách
của cách của các nhà báo, phóng viên cần phải được tương
xứng với phong cách của tầng lớp những người mà họ thường
đề cập đến trong các bài báo. Bởi vì tờ báo này có riêng một
lượng công chúng lớn là tầng lớp các nhà doanh nghiệp trung lưu
cho nên các nhà báo phóng viên cũng nhất thiết phải là những
đại diện của tầng lớp trung lưu này.
Nữ phóng viên chuyên về đề tài hình sự trong giới thượng lưu
của tờ Komersant - cô Alena Atonova được sếp cấp hẳn cho một
khoản ngân sách dùng cho việc đi taxi. Bởi status của cô chưa
cho phép cô được dùng xe công vụ, mà để thâm nhập được vào
cuộc sống của giới thượng lưu thì cô phóng viên này buộc phải
có những bộ cánh sang trọng, những bữa ăn đắt tiền và những
cuộc chơi thâu đêm, và không thể chấp nhận được nếu cứ sau
mỗi lần xâm nhập thực tế trở về - thường là rất muộn - cô lại phải
di chuyển bằng phương tiện metro.
Hiện nay có không ít công ty Nga đang cố gắng đánh bóng hình
ảnh các nhân viên cộng sự của mình nếu họ cần phải tiếp xúc với
các khách hàng VIP. Những nhân viên này được cấp xe công vụ
loại sang cho những chuyến đàm phán thương mại cùng nhiều
hình thức đãi ngộ khác cho các buổi gặp gỡ mang tính chất ngoại
giao.
Các nhà quản lý của Event Factory tại Nga - một công ty chuyên
về tổ chức các chương trình nghị sự kết hợp với các chương
trình giải trí ngay từ khi mới thành lập công ty đã khẳng định rằng
để đạt được sự thành công trong kinh doanh, nhà doanh nghiệp
cần phải có một văn phòng tiện nghi đắt giá. Và dịch vụ của công
ty này quả thật đã đánh trúng tâm lý của một phần lớn các khách
hàng, họ có thể cung cấp cho khách hàng mọi loại hình "văn
phòng thuê" với đầy đủ tiện nghi cho một buổi workshop, seminar
hay một buổi đàm phán thương mại.
Boric Snhezkov, một chuyên gia về bất động sản của tập đoàn
Konti chuyên về xây dựng các cao ốc văn phòng cũng như các
khu dân cư dành cho giới thượng lưu cho rằng hình thức bên
ngoài của nhà doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Nếu một nhà doanh nghiệp thành đạt có một căn hộ sang trọng
mà lại phải làm việc với một đối tác mặc quần áo bò bình dân, đi
xe Ziguli và mời mọc mình mua hoặc thuê văn phòng của họ thì
quả là một sự đánh đố. Các nhà doanh nghiệp sẽ hoài nghi về
khả năng tài chính của đối tác, mặt khác lại có cảm giác rằng đối
tác đã không tôn trọng mình.
Nói chung, như cha ông ta đã nói "Quen sợ bụng dạ, lạ sợ áo
quần", hình thức bên ngoài nhiều khi là thứ vũ khí lợi hại cho các
cuộc thương lượng đàm phán. Tuy nhiên, đối với nhiều công ty
nước ngoài, những đòi hỏi về hình thức nhằm đánh bóng hình
ảnh nhân viên đôi khi cũng không phải là đến mức cần thiết lắm.
Ví dụ như tại công ty tư vấn McKinsey, việc "chễm chệ" trên
những chiếc Mercedes 600 đôi khi lại bị cho là dở hơi, ngớ ngẩn.
Mọi thứ cũng chỉ là tương đối, và cơ bản là nó phải phù hợp với
hoàn cảnh của từng công ty, xí nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hinh_anh_ca_nhan_anh_huong_toi_su_nghiep_kinh_doanh_nhu_the_nao_9052.pdf