Chăm sóc và giữ gìn vệ
sinh “vùng kín” có ý
nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc phòng
ngừa bệnh phụ khoa và
giữ gìnchức năng sinh
sản ở nữ giới. Chị em cần
lưu ý những loại bệnh
phổ biến sau:
1. Nấm âm đạo
(Candida): Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ ít nhất một
lần trong đời từng viêm âm đạo do nấm, trong đó 85-90%
trường hợp do nấm men có tên Candida albicans. Loại nấm
này có thể “tấn công” âm đạo, âm hộ và những vùng xung
quanh đó.
Đời sống vợ chồng lành mạnh
sẽ giúp tránh nhiều bệnh phụ
khoa. – Ảnh: Images.
-Triệu chứng thường gặp là ngứa rát trong hoặc xung
quanh âm hộ, đau nhức hoặc mẩn đỏ, đau nhức khi giao
hợp, ra huyết trắng đặc hơn bình thường. Không có gì là
bất thường khi bạn ra nhiều huyết trắng lỏng có màu sữa
trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng nếu bạn thấy nó đặc
quánh và có màu vàng xanh, đó có thể là triệu chứng của
bệnh nấm Candida.
-Loại nấm này thường trú trong cơ thể và chỉ chờ cơ hội
khi cơ thể suy nhược, đặc biệt là giai đoạn mang thai để tấn
công.
-Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng các
loại thuốc có đuôi azole vì chúng được kiểm nghiệm và
chứng minh là có hiệu quả với những loại bệnh phụ khoa
do nhiễm nấm.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hiểu và xử trí đối với các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiểu và xử trí đối với các loại
bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Chăm sóc và giữ gìn vệ
sinh “vùng kín” có ý
nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc phòng
ngừa bệnh phụ khoa và
giữ gìn chức năng sinh
sản ở nữ giới. Chị em cần
lưu ý những loại bệnh
phổ biến sau:
1. Nấm âm đạo
(Candida): Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ ít nhất một
lần trong đời từng viêm âm đạo do nấm, trong đó 85-90%
trường hợp do nấm men có tên Candida albicans. Loại nấm
này có thể “tấn công” âm đạo, âm hộ và những vùng xung
quanh đó.
Đời sống vợ chồng lành mạnh
sẽ giúp tránh nhiều bệnh phụ
khoa. – Ảnh: Images.
- Triệu chứng thường gặp là ngứa rát trong hoặc xung
quanh âm hộ, đau nhức hoặc mẩn đỏ, đau nhức khi giao
hợp, ra huyết trắng đặc hơn bình thường. Không có gì là
bất thường khi bạn ra nhiều huyết trắng lỏng có màu sữa
trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng nếu bạn thấy nó đặc
quánh và có màu vàng xanh, đó có thể là triệu chứng của
bệnh nấm Candida.
- Loại nấm này thường trú trong cơ thể và chỉ chờ cơ hội
khi cơ thể suy nhược, đặc biệt là giai đoạn mang thai để tấn
công.
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng các
loại thuốc có đuôi azole vì chúng được kiểm nghiệm và
chứng minh là có hiệu quả với những loại bệnh phụ khoa
do nhiễm nấm.
2. Nấm Chlamydial: Đây là căn bệnh rất thường gặp ở cả
nam và nữ. Triệu chứng của bệnh là, chảy mủ bất thường ở
"vùng cấm" và có cảm giác đau rát khi tiểu tiện. Nếu không
điều trị dứt điểm có thể dẫn đến bệnh viêm khung xương
chậu ở phụ nữ.
- Theo CDC – Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ –
trên thế giới có khoảng 15 triệu người nhiễm Chlamydia,
và số người mới nhiễm hàng năm khoảng 300 000 người.
Trong thực tế nhiều trường hợp không được chẩn đoán, do
vậy tỷ lệ ước lượng khoảng 5 -10% dân số trong độ tuổi
hoạt động tình dục. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê
chính xác về vấn đề này.
- Cách thức lây truyền Ch.trachomatis tương tự như bệnh
lậu, tức là chỉ lây truyền qua giao hợp không bảo vệ, theo
mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng). Ngoài ra chúng
còn có thể lây truyền từ mẹ sang thai khi sinh con.
- Có ít nhất 50% trường hợp không có biểu hiện gì đặc biệt,
dễ bỏ qua. Thời gian ủ bệnh khoảng 5 -15 ngày. Ở nam
giới, các biểu hiện có thể gặp là tiết dịch niệu đạo màu
trắng, trong, không mùi, số lượng ít kèm theo có đái dắt,
ngứa niệu đạo. Có thể gặp viêm tinh hoàn, viêm mào tinh
hoàn. Ở nữ giới, biểu hiện có thể gặp là rối loạn kinh
nguyệt, khí hư bẩn trắng đục, không mùi. Ngoài ra có thể
kèm đau bụng dưới rốn, đau lưng, sưng đau hạch bẹn rồi
mủ hóa và vỡ.
- Chlamydia còn là nguyên nhân gây bệnh u hạch bạch
huyết hoa liễu, biểu hiện là phù nề các bộ phận sinh dục
ngoài, sưng đau hạch bẹn. Chính vì thế, việc thăm khám
định kỳ là rất cần thiết. Bệnh có thể chữa khỏi với liệu pháp
điều trị bằng kháng sinh.
3. Bệnh lậu: Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do
vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Khởi
bệnh cấp tính, rầm rộ, đái buốt dữ dội kèm theo có nhiều
mủ do đó người bệnh thường đi khám ngay.
- Thời gian ủ bệnh ngắn (khoảng 2 – 6 ngày). Dịch niệu
đạo số lượng nhiều, nhiều mủ vàng đặc hoặc vàng xanh.
Biểu hiện của bệnh ở nữ giới không rõ rệt, diễn tiến thầm
lặng bên trong và khi đã biểu hiện ra bên ngoài, người bệnh
sẽ nhận thấy có dấu hiệu chảy mủ ở âm đạo hoặc dương
vật.
Khuẩn lậu dưới kính hiển vi – Ảnh: Images.
- Biểu hiện bệnh cấp tính ở nữ có những triệu chứng như
đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, mầu
nâu, vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, có mùi hôi. Khoảng
50-80% trường hợp bệnh lậu ở nữ không có triệu chứng
hoặc triệu chứng không rõ ràng. Bệnh nhân nữ khi mang
trùng lậu mạn tính sẽ bị viêm vùng chậu, bị các biến chứng
như viêm ống dẫn trứng đến vô sinh và chửa ngoài tử cung.
Phụ nữ đang có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sẩy
thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh. Nếu không điều trị kịp thời
bệnh sẽ trở thành mãn tính, nếu phát hiện sớm bệnh có thể
chữa khỏi bằng phác đồ kháng sinh.
4. Bệnh giang mai: Là một bệnh truyền nhiễm do vi
khuẩn Treponema pallidum, thường lây theo đường sinh
dục nhưng cũng hay truyền từ mẹ xuống thai nhi và trong
lúc truyền máu. Giang mai ở phụ nữ có thể gây sảy thai,
làm thai chết trong tử cung, gây thai dị dạng và có thể gây
giang mai bẩm sinh cho thai ngay khi còn trong bụng mẹ.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 – 4 tuần, sau đó bệnh
giang mai diễn biến theo ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp
thời. Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh
dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ
tử cung (với nữ).
Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn,
màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét
thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn,
cứng và cũng không đau.
Vết loét này có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả
không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh
nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp
tục phát triển với những biểu hiện khác.
Giai đoạn 2: Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 – 9
tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với
các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt
phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.
Giai đoạn 3: Giang mai phát triển trong các phủ tạng như
não, gan, cơ bắp tim mạch …gây nên các bệnh cảnh khác
nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.
Đa phần phụ nữ sẽ cảm không cảm nhận rõ ở thời gian đầu
ủ bệnh. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây những biến
chứng ở tim mạch, thần kinh và có thể dẫn tới tử vong.
Khuẩn giang mai dưới kính hiển vi – Ảnh: Images.
5. HIV/ AIDS: Đây là căn bệnh thế kỷ và đang là hiểm họa
của nhân loại. Bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn
mắc nhiều căn bệnh cơ hội khác và dễ đi đến tử vong. Hiện
nay, chưa có thuốc chữa trị "tận gốc" căn bệnh này, cho
nên để phòng tránh căn bệnh này bạn hãy áp dụng các biện
pháp an toàn cho "cuộc yêu".
Hậu quả của bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Chứng viêm
nhiễm đường sinh dục có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy
không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây xáo trộn
trong sinh hoạt cá nhân, với cảm giác nóng rát, khó chịu…
Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách
sẽ khiến bệnh diễn biến kinh niên, để lại di chứng như: teo
hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung…Với
người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non
và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt vợ chồng.
Phòng và điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Âm hộ
và âm đạo có thể mắc rất nhiều bệnh khác nhau, có những
triệu chứng na ná như nhau nhưng cách điều trị sẽ khác
nhau. Vì thế bác sĩ phải nội soi “vùng kín”, đo độ pH, nuôi
cấy vi trùng, có khi phải xét nghiệm máu, nước tiểu và xét
nghiệm khác nữa, như vậy mới xác định đúng nguyên nhân
để có phương pháp chữa trị hiệu quả.
- Khi bắt gặp những dấu hiệu bất thường từ vùng kín như:
Ra nhiều khí hư bất thường; Ngứa, đau rát, có mụn lở loét
ở vùng âm hộ – âm đạo; đau buốt và nóng rát khi đi
tiểu…chị em nên đi khám tại các phòng khám phụ sản để
được tư vấn và kê toa theo đơn của bác sĩ.
- Trong buổi hội thảo chuyên đề “phòng tránh bệnh phụ
khoa” của bác sĩ Công Danh – bệnh viện phụ sản Từ Dũ
vừa qua, bà khuyến cáo rằng: “Tất cả chị em sau khi đã
điều trị hết bệnh cần giữ gìn vệ sinh kỹ hơn, uống thuốc
phòng bệnh trong một khoảng thời gian nhất định để chống
tái phát”.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng, khám sức khỏe định
kỳ và quan hệ tình dục lành mạnh.
- Những ai mắc tiểu đường, thiếu máu mãn tính hoặc đang
điều trị thuốc ức chế miễn dịch thì nên sử dụng thuốc viên
đặt âm đạo thay cho thuốc uống. Không nên thụt rửa quá
kỹ trước khi đi khám bệnh.
- Trong khi chờ đợi bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, có
thể giảm bớt những cơn ngứa bằng cách chườm nước lạnh.
Không nên mang tâm lý e ngại chần chừ để bệnh càng có
cơ hội nặng thêm.
Nguồn: Thương Hoài/ Webtretho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 252_.pdf