Mở đầu: Nước súc miệng (NSM) kháng khuẩn là phương pháp bổ sung hiệu quả cho qui trình chăm sóc
sức khỏe răng miệng hằng ngày, giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám vi khuẩn gây bệnh. Nổi
bật trong thị trường NSM công nghiệp là NSM chứa tinh dầu với tính hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ khi
sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, tác dụng của các hợp chất chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên cũng thu
hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu do tỉ lệ đề kháng của các vi sinh vật gây bệnh đối với các tác nhân kháng
khuẩn ngày càng tăng cao.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tức thì của NSM chứa tinh dầu lên lượng vi khuẩn hiếu khí trong mảng bám
răng trên nướu và so sánh với một loại NSM thảo mộc chiết xuất toàn phần từ bạch chỉ và đinh hương.
8 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hiệu quả tức thì của nước súc miệng chứa tinh dầu và nước súc miệng thảo mộc lên lượng vi khuẩn trong mảng bám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm
nhập dễ dàng qua màng tế bào vi khuẩn và phát
huy tác dụng kháng khuẩn của hợp chất
coumarin(14). Eugenol có khả năng gây biến tính
protein, tương tác với lớp phospholipid màng tế
bào và làm tăng tính thấm của màng, dẫn đến
sự chết của vi khuẩn (Sulieman & cs, 2007). Các
thành phần hóa học này có tác dụng mạnh mẽ
lên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram
âm, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi,
chúng thể hiện khả năng kháng khuẩn tức thì
thấp hơn có ý nghĩa so với NSM chứa tinh dầu
và cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm chứng
nước, điều này góp phần khẳng định hiệu quả
kháng khuẩn nhanh chóng của hợp chất các loại
tinh dầu. Tuy nhiên, vì nghiên cứu chỉ thực hiện
tại một thời điểm duy nhất và là nghiên cứu đầu
tiên khảo sát tác dụng diệt khuẩn của hợp chất
chiết xuất toàn phần từ bạch chỉ và đinh hương,
đặc biệt là hiệu quả tác động lên vi khuẩn trong
màng sinh học, nên chúng tôi chưa thể đưa ra
kết luận đầy đủ về hiệu quả diệt khuẩn của loại
thuốc thảo mộc này, có thể cần tăng thời gian
tiếp xúc với môi trường miệng và cần một
khoảng thời gian sau khi súc miệng để thuốc
thâm nhập vào màng sinh học và phát huy hiệu
quả kháng khuẩn; do đó, cần có những nghiên
cứu tiếp theo.
Mặc dù không có điều kiện để định danh
thành phần vi khuẩn trong mảng bám để đưa ra
kết luận đầy đủ về độc lực và khả năng gây
bệnh của chúng, nhưng thông qua sự khảo sát
về thay đổi về số lượng của các vi khuẩn gây
tiêu huyết β, nghiên cứu khảo sát được phần
nào về hiệu quả của các loại NSM lên một đặc
tính liên quan khả năng gây bệnh của vi khuẩn
trong mảng bám. Tiêu huyết β là một đặc tính
biểu hiện khá thường xuyên của các vi khuẩn
gây bệnh và đóng vai trò quan trọng trong cơ
chế bệnh sinh của vi khuẩn qua quá trình ly giải
sắt trong tế bào hồng cầu và tạo điều kiện cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 345
mầm bệnh phát tán rộng hơn trong tổ chức vật
chủ(15).
Các vi khuẩn gây tiêu huyết β thường thuộc
nhóm Streptoccoci và Staphyloccoci, kết quả
nhuộm Gram trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng đưa ra kết quả tương đồng: trong 8 khúm
tiêu huyết β đặc trưng được chọn ra để nhuộm,
7 khúm là cầu khuẩn Gram (+), 1 khúm là trực
khuẩn Gram (‐), đây cũng là một trong những
chủng vi khuẩn đầu tiên bám dính vào màng
thụ đắc của răng trong quá trình hình thành
màng sinh học và là thành phần vi khuẩn chính
trong mảng bám sớm(9). Như vậy, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng giúp giải thích về
cơ chế tác động của NSM tinh dầu: giảm sự bám
dính của các vi khuẩn tiên phong, từ đó ngăn sự
hình thành và trưởng thành của mảng bám vi
khuẩn.
Mảng bám trên nướu được xem là nơi ẩn
náu của các vi sinh vật gây bệnh nha chu, tạo
điều kiện cho chúng xâm nhập và gây tái
nhiễm trùng cho hệ thống mô cận kề bên dưới.
Nghiên cứu này góp phần khẳng định kết quả
của các nghiên cứu in vitro và in vivo trước đây
về hiệu quả diệt khuẩn của NSM chứa tinh
dầu trong môi trường miệng, cung cấp bằng
chứng bổ sung giúp giải thích cơ chế làm giảm
lượng mảng bám và viêm nướu. Từ đó, thêm
lý do cho thấy sự cần thiết của việc bổ sung
NSM kháng khuẩn vào qui trình chăm sóc
răng miệng hằng ngày.
Bên cạnh đó, mảng bám răng là một trong
những nguồn gây ra nhiễm khuẩn không khí
trong phòng nha thông qua các hạt khí dung tạo
ra trong quá trình điều trị (Harell & cs, 2004).
Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cũng giúp
giải thích một phần kết quả của các nghiên cứu
trước đây về hiệu quả giảm nhiễm khuẩn trong
không khí tạo ra trong quá trình điều trị nha
khoa khi cho bệnh nhân súc miệng với NSM
kháng khuẩn trước thủ thuật(7,10), khẳng định sự
cần thiết của điều này trong việc góp phần tạo ra
môi trường làm việc an toàn cho cả bệnh nhân
và những nhà chăm sóc sức khỏe răng miệng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt
chéo trên 27 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt, Đại
học Y Dược TP.HCM về tác động tức thì của các
loại NSM lên số lượng vi khuẩn hiếu khí trong
mảng bám trên nướu, cho phép rút ra các kết
luận sau:
Khi so sánh số lượng vi khuẩn hiếu khí
trong mảng bám trên nướu trước và sau
súc miệng
NSM chứa tinh dầu: tổng số lượng vi khuẩn
hiếu khí giảm 68,7% và số lượng vi khuẩn tiêu
huyết β giảm 74,5%, sự giảm này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001).
NSM thảo mộc: tổng số lượng vi khuẩn hiếu
khí giảm 25,4% và số lượng vi khuẩn tiêu huyết
β giảm 31,2%, sự giảm này có ý nghĩa thống kê
(p = 0,001).
Nhóm chứng (nước cất): tổng số lượng vi
khuẩn hiếu khí giảm 17,1% và số lượng vi
khuẩn tiêu huyết β giảm 3,8%, sự giảm này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Khi so sánh hiệu quả làm giảm vi khuẩn
hiếu khí trong mảng bám trên nướu của
các loại NSM
NSM chứa tinh dầu có hiệu quả giảm tỉ lệ vi
khuẩn hiếu khí và vi khuẩn tiêu huyết β cao hơn
so với NSM thảo mộc và nước có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
NSM thảo mộc có hiệu quả giảm tỉ lệ vi
khuẩn hiếu khí và vi khuẩn tiêu huyết β cao
hơn so với nước nhưng không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu khẳng định khả năng
xâm nhập vào màng sinh học răng một cách
nhanh chóng và tác động lên các vi khuẩn chứa
bên trong của hợp chất các loại tinh dầu. Nghiên
cứu cung cấp lý do cho thấy sự cần thiết của việc
bổ sung NSM kháng khuẩn vào qui trình chăm
sóc răng miệng hằng ngày và góp phần khẳng
định lợi ích của việc cho bệnh nhân súc miệng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 346
với NSM kháng khuẩn trước khi thực hiện các
thủ thuật can thiệp nha khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdel Moneim ES, El‐Amin AE, et al (2007). Nutritive value
of Clove and detection of antimicrobial effect of its bud oil.
Research of Journal Microbiology, 2(3): 266‐271.
2. Bassolé IH, Juliani HR (2012). Essential oils in combination
and their antimicrobial properties. Molecules, 17: 3989‐4006.
3. DePaola LG, Spolarich AE (2007). Safety and efficacy of
antimicrobial mouthrinses in clinical practice. Journal of
Dental Hygiene (spec suppl): 13‐25.
4. Dodwad V, Kukreja BJ (2012). Herbal mouthwash – gifts of
nature. International Journal of Pharma and Bio Sciences, 3(2):
46‐52.
5. Faleiro ML (2011). The mode of antibacterial action of
essential oils. Science against microbial pathogens: 1143‐1156.
6. Fine DH, Furgang D, Sinatra K, Charles C, McGuire A,
Kumar LD (2005). In vivo antimicrobial effectiveness of an
essential oil‐containing mouth rinse 12 h after a single use and
14 days use. J Clin Periodontol, 32(4):335‐340.
7. Fine H, Mendieta C, Barnett ML (1992). Efficacy of
preprocedural rinsing with an antiseptic in reducing viable
bacteria in dental aerosols. J Periodontol, 63: 821‐824.
8. Gurenlian JR (2009). The role of dental plaque biofilm in oral
health. Journal of Dental Hygiene, (spec sppl): 4‐12.
9. Huang R, Li M, Greogory RL (2011). Bacterial interactions in
dental biofilm. Landes Bioscience, Virulence 2(5): 435‐444.
10. Lê Hoàng Lan Anh (2012). Đánh giá tình trạng không khí tại
khu điều trị Khoa Răng Hàm Mặt khi cho bệnh nhân súc
miệng trước thủ thuật. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược, thành phố Hồ Chí Minh.
11. Newman MG, Takei HH, Klokkevold PR, Carranza F (2012).
Carranza’s Clinical Periodontology. 11th edition. Elsevier
Science Health Science Division.
12. Pan P, Barnett ML, Coelho J, Brogdon C, Finnegan MB (2000).
Determination of the in situ bactericidal activity of an
essential oil mouthrinse using a vital stain method. J Clin
Periodontol, 27(4): 256‐261.
13. Thomas JG, Nakaishi LA (2006). Managing the complexity of
a dynamic biofilm. J Am Dent Assoc, 137 (suppl 3): 10S‐15S.
14. Widelski J, Popova M, Graikou K, Glowniak K, Chinou I
(2009). Coumarins from Angelica lucida L. ‐ Antibacterial
Activities. Molecules, 14: 2729‐2734.
15. Wilson JW, Schurr MJ, LeBlanc CL, Ramamurthy R,
Buchanan KL, Nickerson CA (2002). Mechanisms of bacterial
pathogenicity. Postgrad Med J, 78: 216–224.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo:11/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 339_8117.pdf