Nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã được thực
hiện trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình
được chuyển đổi trên đất lúa. Trong nghiên cứu này, mục tiêu của đề tài tập trung vào đối
tượng nông dân đang canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang qua cách tiếp cận điều tra xã hội
học. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất sản xuất của nhóm nông hộ chuyển đổi mô hình
canh tác thấp hơn so với diện tích đất của nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa. Kết quả phân tích về
hiệu quả của các mô hình canh tác được chuyển đổi cho thấy lợi nhuận của các mô hình chuyển
đổi cao hơn so với nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa. Kiểm định sự khác biệt về chi phí đầu tư và
lợi nhuận giữa các nhóm hoa màu được trồng trên đất lúa cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa α=5%. Đối với nhóm hoa màu gồm dưa hấu, dưa gang có chi phí đầu
tư cao nhất, đồng thời cũng là nhóm hoa màu mang lại lợi nhuận cao nhất trong 4 nhóm hoa
màu được phân tích trong nghiên cứu. Tuy nhiên, giá cả không ổn định của các sản phẩm từ
các mô hình chuyển đổi luôn là yếu tố được quan tâm của nông hộ. Sự liên kết trong sản xuất
được xem như là một giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này nhằm nâng cao hiệu quả
chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa của nông hộ.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Hậu Giang năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn thông tin tiếp cận về giá cả sản phẩm
Kết quả khảo sát của nghiên cứu cho thấy
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
26
nguồn thông tin về giá cả hoa màu chủ yếu
được nông dân tiếp cận từ thương lái thu mua,
chiếm tỉ lệ cao nhất 45,7%. Kế đến là nguồn
thông tin từ hàng xóm (chiếm tỉ lệ 40,6%),
nguồn thông tin giá cả được tiếp cận tiếp theo
là trên các phương tiện truyền thông như tivi,
radio chiếm 13,7%. Trong phạm vi nghiên cứu
này cho thấy nguồn thông tin hỗ trợ giá cả sản
phẩm từ ngành khuyến nông địa phương, câu
lạc bộ, hợp tác xã chưa phát huy được vai trò.
Tất cả nông dân được phỏng vấn đều cho rằng
không nhận được thông tin hỗ trợ giá cả từ
ngành khuyến nông địa phương. Điều này cho
thấy trong sản xuất hoa màu, nông dân vẫn
còn bị động đối với giá cả của sản phẩm đầu
ra, chủ yếu họ được cung cấp từ chính người
mua.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc liên kết
với công ty để đảm bảo sản phẩm đầu ra được
thu mua ổn định vẫn còn sự bấp bênh đối với
nông hộ. Hầu hết hoa màu được nông hộ sản
xuất chủ yếu bán cho thương lái (chiếm
97,1%). Một tỉ lệ rất nhỏ nông hộ bán sản
phẩm sau khi thu hoạch cho hàng xón hoặc ở
chợ, lần lượt chiếm tỉ lệ là 1,9% và 1% (Hình
9). Việc cung cấp sản phẩm hoa màu cho công
ty chưa từng xảy ra đối với các hộ sản xuất hoa
màu được phỏng vấn trong phạm vi nghiên
cứu này. Trong sản xuất nông nghiệp, hình
thành mối liên kết giữa nhà nông với nhà
doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết nhằm
giảm chi phí đầu tư cho nông dân do được
nông nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật. Đồng thời
đảm bảo đầu ra ổn định, tránh giá cả bấp bênh
khi bán sản phẩm. Sự hình thành mối liên kết
trong vùng sản xuất hoa màu của nông dân là
điều cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa,
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và
thu nhập cho nông hộ.
Lý do của sự chuyển đổi mô hình trên đất lúa
Kết quả khảo sát lý do của sự chuyển đổi mô
hình canh tác trên đất lúa cho thấy lợi nhuận
của mô hình trồng màu trên đất lúa là yếu tố
quan trọng tác động đến sự chuyển đổi của
nông hộ. Trong phạm vi nghiên cứu này, yếu
tố lợi nhuận được nông dân đánh giá rất cao
và xem đó là tiêu chí hàng đầu của sự chuyển
đổi mô hình, chiếm tỉ lệ 57,3%. Kế tiếp là
những nông hộ làm theo hàng xóm, họ cho
rằng hàng xóm canh tác các mô hình hoa màu
có hiệu quả nên học hỏi làm theo (chiếm tỉ lệ
17,4%). Kết quả khảo sát cho thấy sự ảnh
hưởng của dịch bệnh do canh tác 3 vụ lúa
trong năm cũng là yếu tố làm cho nông dân
phải đổi mô hình canh tác, tuy nhiên yếu tố
này chỉ chiếm tỉ lệ 14% trong sự chuyển đổi.
Bên cạnh đó, yếu tố về thời tiết cũng có tác
động đến sự chuyển đổi của nông hộ nhưng
chiếm tỉ lệ thấp (chiếm 10%). Riêng về chính
sách của Nhà nước, nông dân cho rằng chưa
ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển đổi mô hình
của họ trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy rằng vai trò của ngành khuyến
nông trong việc chuyển đổi mô hình canh tác
của nông hộ, sự hỗ trợ của ban ngành địa
phương chưa thật sự ảnh hưởng đến sự chuyển
đổi mô hình canh tác ở nông hộ.
Những yếu tố giúp nâng cao hiệu quả canh tác của
các mô hình chuyển đổi trên đất lúa
Kết quả phân tích cho thấy nông dân cho rằng
chọn giống có chất lượng trong canh tác các
mô hình chuyển đổi là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
(chiếm tỉ lệ cao nhất, 27,7%). Kế đến là ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh
tác, chiếm tỉ lệ 24,3%. Bên cạnh đó, để nâng
cao hiệu quả của mô hình chuyển đổi canh tác,
nông dân còn cho rằng các mô hình hoa màu
được canh tác trên đất lúa phải phù hợp với
mùa vụ sản xuất, thích nghi với điều kiện tưới
tiêu của từng vùng (chiếm 19,9%). Sự liên kết
trong sản xuất của các mô hình canh tác nông
dân chưa có sự nhận thức về vai trò quan
trọng, họ cho rằng sự liên kết với thị trường
trong sản xuất là điều cần thiết đối với nông
hộ (chiếm tỉ lệ thấp nhất, 13%). Từ kết quả
nhận thức của nông dân cho thấy rằng, sự bấp
bênh của giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng
ảnh hưởng một phần từ nhận thức của người
nông dân, họ chưa chủ động tạo ra sự liên kết
với công ty, doanh nghiệp để đưa thương hiệu
của sản phẩm ra thị trường. Chính vì sự lõng
lẽo trong liên kết sản xuất này đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, tình trạng
được mùa mất giá thường xuyên diễn ra trong
sản xuất nông nghiệp. Kết quả phỏng vấn
nông hộ cho thấy, trong nhận thức của nông
dân cho rằng việc liên kết với thị trường đầu
ra là thuộc về vai trò của Nhà nước, còn đối
với họ là sản xuất ra các sản phẩm có chất
lượng.
Những khó khăn của nông hộ khi chuyển đổi
Kỷ yếu Hội nghị khoa học
27
các mô hình canh tác
Kết quả khảo sát về những khó khăn của nông
hộ khi chuyển đổi các mô hình canh tác cho
thấy giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định
luôn là yếu tố được quan tâm của nông hộ
(chiếm tỉ lệ cao nhất, 31,3%). Chính vì thiếu
sự liên kết trong sản xuất nên giá cả sản phẩm
hoa màu chưa ổn định đối với nông hộ. Mặc
dù vậy, yếu tố thiếu sự liên kết trong sản xuất
nông dân chỉ nhận thức khó khăn chiếm tỉ lệ
10,3%. Yếu tố khó khăn tiếp theo sau giá cả là
thiếu hụt nguồn lực lao động cho các mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa,
chiếm tỉ lệ 20,6%. Kết quả thảo luận nhóm với
nông dân cho thấy, canh tác các mô hình trồng
màu trên ruộng lúa đòi hỏi cần nhiều lao động
do phải chăm sóc, tưới tiêu hằng ngày. Do
vậy, đối với các nông hộ thiếu hụt nguồn lực
lao động thì đây là một trong những khó khăn
lớn để chuyển đổi mô hình. Song đó, không
nắm vững kỹ thuật canh tác cũng là yếu tố ảnh
hưởng lớn đến sản xuất, chiếm tỉ lệ 19,1%.
Chi phí đầu tư vào các mô hình canh tác
chuyển đổi trên ruộng lúa đòi hỏi khá cao, đây
cũng là một trong những áp lực về tài chính
đối với nông hộ khi chuyển đổi sang các mô
hình canh tác này. Trong nghiên cứu này,
thiếu vốn sản xuất được nông dân cho rằng là
một trong những khó khăn của nông hộ
(chiếm tỉ lệ 18,7%).
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có
chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa có
thu nhập cao hơn so với nông hộ trồng 3 vụ
lúa/năm. Mặc dù chi phí đầu tư và lợi nhuận
vào sản xuất lúa của nhóm nông hộ 2 lúa - màu
thấp hơn so với nhóm nông hộ trồng 3 vụ
lúa/năm nhưng lợi nhuận từ mô hình hoa
màu trên đất lúa mang lại thu nhập cao hơn.
Diện tích đất sản xuất của nhóm nông hộ
chuyển đổi mô hình canh tác thấp hơn so với
diện tích đất của nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa.
Kiểm định sự khác biệt về chi phí đầu tư và
lợi nhuận giữa các nhóm hoa màu được trồng
trên đất lúa cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa α=5%. Đối với nhóm
hoa màu gồm dưa hấu, dưa gang có chi phí
đầu tư cao nhất, đồng thời cũng là nhóm hoa
màu mang lại lợi nhuận cao nhất trong 4 nhóm
hoa màu được phân tích trong nghiên cứu.
Phân tích nguồn thông tin tiếp cận giá cả hoa
màu của nông hộ cho thấy nông dân chủ yếu
tiếp cận thông tin giá cả từ thương lái. Bên
cạnh đó, thương lái cũng chính là người chủ
yếu thu mua sản phẩm của nông hộ. Sự liên
kết của nông hộ với công ty, doanh nghiệp tìm
đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế. Kết quả
phân tích cho thấy giá cả sản phẩm đầu ra
không ổn định còn là yếu tố khó khăn hàng
đầu của nông hộ khi chuyển đổi mô hình canh
tác trên đất lúa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DƯƠNG VĂN CHÍN, (2004), Nghiên cứu đánh giá kinh tế, kỹ thuật và môi trường của hệ
thống lúa – thủy sản và hệ thống lúa – cây trồng cạn ở Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2001-2003, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
NGUYỄN CÔNG THÀNH, (2013), Những cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng một số vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long”, 25/10/2013, Đồng Tháp, trang 23-27.
NGUYỄN NGỌC ĐỆ, LÊ ANH TUẤN, (2012), Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu
ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh, 141 trang.
TRƯƠNG THỊ NGỌC CHI, DƯƠNG NGỌC THÀNH, (2012), Đánh giá lực lượng lao động
nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ,
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh.
TRƯƠNG THỊ NGỌC CHI, (2013), Nghiên cứu mô hình canh tác tại một số địa điểm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long”, 25/10/2013, Đồng Tháp, trang 71-75.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_mo_hinh_chuyen_doi_co_cau_cay_trong_tren_dat_lua_ti.pdf