Hiệu quả giảm viêm nướu kẽ răng của chỉ nha khoa ngâm trong dung dịch chlorhexidine

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm viêm nướu kẽ răng khi sử dụng chỉ nha khoa ngâm trong

dung dịch CHX so với chỉ sử dụng chỉ nha khoa.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn, nửa miệng được thực hiện trên

120 gai nướu của 15 đối tượng sinh viên Răng Hàm Mặt thỏa tiêu chí có 4 gai nướu ở mỗi phần hàm phải và

trái được chẩn đoán từ viêm nướu trung bình trở lên. Các đối tượng được phân chia ngẫu nhiên về việc sử dụng

chỉ nha khoa (chỉ nha khoa có tay cầm, không sáp, Okamura) ngâm trong dung dịch chlorhexidine 0,12% (Kin®)

hoặc chỉ nha khoa ở mỗi phần hàm phải hoặc trái trong vòng 6 tuần. Các chỉ số mảng bám, chỉ số chảy máu nướu

khi thăm dò và chỉ số nướu được ghi nhận ở thời điểm ban đầu, sau 3 tuần và sau 6 tuần can thiệp.

pdf7 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hiệu quả giảm viêm nướu kẽ răng của chỉ nha khoa ngâm trong dung dịch chlorhexidine, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 332 HIỆU QUẢ GIẢM VIÊM NƯỚU KẼ RĂNG CỦA CHỈ NHA KHOA   NGÂM TRONG DUNG DỊCH CHLORHEXIDINE  Phan Toàn Khoa*, Phạm Anh Vũ Thụy*, Nguyễn Mẹo*  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm viêm nướu kẽ răng khi sử dụng chỉ nha khoa ngâm trong  dung dịch CHX so với chỉ sử dụng chỉ nha khoa.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn, nửa miệng được thực hiện trên  120 gai nướu của 15 đối tượng sinh viên Răng Hàm Mặt thỏa tiêu chí có 4 gai nướu ở mỗi phần hàm phải và  trái được chẩn đoán từ viêm nướu trung bình trở lên. Các đối tượng được phân chia ngẫu nhiên về việc sử dụng  chỉ nha khoa (chỉ nha khoa có tay cầm, không sáp, Okamura) ngâm trong dung dịch chlorhexidine 0,12% (Kin®)  hoặc chỉ nha khoa ở mỗi phần hàm phải hoặc trái trong vòng 6 tuần. Các chỉ số mảng bám, chỉ số chảy máu nướu  khi thăm dò và chỉ số nướu được ghi nhận ở thời điểm ban đầu, sau 3 tuần và sau 6 tuần can thiệp.  Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả làm giảm mảng bám của hai nhóm sau 3  tuần và 6 tuần can thiệp (p > 0,05). Nhóm chỉ nha khoa ngâm trong dung dịch chlorhexidine có hiệu quả làm  giảm chảy máu nướu và giảm viêm nướu nhiều hơn so với nhóm chỉ nha khoa. Sự khác biệt này không có ý  nghĩa thống kê sau 3 tuần (p > 0,05) nhưng có ý nghĩa thống kê sau 6 tuần (p < 0,05).  Kết luận: Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy chỉ nha khoa ngâm trong dung dịch chlorhexidine 0,12% làm  giảm chảy máu nướu và viêm nướu kẽ răng nhiều hơn so với chỉ sử dụng chỉ nha khoa.  Từ khóa: viêm nướu, chlorhexidine, chỉ nha khoa  ABSTRACT  THE EFFECTS OF FLOSSING WITH A CHLORHEXIDINE SOLUTION   IN REDUCING INTERPROXIMAL GINGIVITIS  Phan Toan Khoa, Pham Anh Vu Thuy, Nguyen Meo  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 332 ‐ 338  Objective: The aim of this study was to evaluate the effects of reducing interdental gingivitis when using  dental floss soaked in CHX solution compared to dental floss alone.  Subjects  and Methods: A  six‐ week,  split mouth  clinical  trial was  conducted on 120  interdental of 15  dental students who had 4 interdental gingiva  in each right and  left  jaw diagnosed as medium gingivitis. The  subjects were randomly assigned  into  two groups: group using dental  floss  (dental  floss with handle, unwax,  Okamura) soaked  in 0.12 % chlorhexidine solution (Kin ®) and group using dental  floss alone. Plaque  index,  gingival  bleeding  on  probing  and  gingival  index were  recorded  at  the  baseline,  3 weeks  and  6 weeks  after  intervention.  Results: There was no statistically significant difference in reducing dental plaque after 3 weeks and 6 weeks  (p > 0,05) in both groups. Group using dental floss with chlorhexidine solution reduced gingival bleeding and  gingivitis more effectively  than group using dental  floss alone. This difference was not statistically significant  after 3 weeks (p > 0.05), but statistically significant after 6 weeks (p < 0,05).  Conclusion: The present study indicated that using dental floss with 0.12% chlorhexidine solution reduced  more effectively bleeding and interproximal gingivitis than dental floss alone.  * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM   Tác giả liên lạc: BS. Phan Toàn Khoa  ĐT: 0987539287  Email: phantoankhoa@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  333 Keywords: gingivitis, chlorhexidine, dental floss  MỞ ĐẦU   Viêm  nướu  là  một  bệnh  rất  thường  gặp  trong thực hành nha khoa  lâm sàng. Theo điều  tra  sức  khỏe  răng miệng  quốc  gia  năm  2001,  97,5% người trên 18 tuổi trong đó 98,1% trên 45  tuổi bị viêm nướu(5).  Loại  bỏ mảng  bám  vi  khuẩn  là  chìa  khoá  ngăn ngừa cũng như là bước đầu tiên để điều trị  viêm nướu. Chỉ nha khoa là biện pháp cơ học để  làm sạch vùng kẽ đã được sử dụng rộng rãi nhất  hiện nay. Theo báo  cáo  của hiệp hội nha khoa  Hoa Kỳ, khoảng 80% mảng bám răng được loại  bỏ bằng phương pháp này(13).    Chlorhexidine  (CHX)  cũng  được  chứng  minh  là  có hiệu quả ngăn ngừa  sự hình  thành  mảng bám và giảm vi khuẩn  trong miệng(1,2,11).  Cho đến nay, CHX vẫn được xem là tiêu chuẩn  vàng,  là  chất  kháng  khuẩn  có  hiệu  quả  nhất  trong việc giảm mảng bám và viêm nướu(3,7).   Việc  sử  dụng  chỉ  nha  khoa  kết  hợp  với  CHX  trong  điều  trị viêm nướu  đã  được  thực  hiện  bởi  một  số  nhà  nghiên  cứu  lâm  sàng.  Năm 1992, Kinane và cộng sự cho thấy không  có  sự  khác  biệt  về  hiệu  quả  giảm  chảy máu  nướu của chỉ nha khoa ngâm trong CHX 0,1%  và  chỉ nha khoa(10). Pauline và  cộng  sự  (2008)  đã  chứng  minh  dưới  tác  dụng  của  chỉ  nha  khoa, CHX có  thể đi sâu vào  trong khe nướu,  làm tăng khả năng kháng khuẩn và giảm viêm  nướu(9). Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều  báo  cáo  đánh  giá  hiệu  quả  lâm  sàng  khi  kết  hợp sử dụng chỉ nha khoa và CHX trong điều  trị viêm nướu kẽ răng.   Mục tiêu  (1) Đánh giá hiệu quả giảm mảng bám, chảy  máu nướu và viêm nướu vùng kẽ  răng khi  sử  dụng chỉ nha khoa ngâm trong dung dịch CHX;  (2)  Đánh  giá  hiệu  quả  giảm mảng  bám,  chảy  máu nướu và viêm nướu vùng kẽ  răng khi  sử  dụng chỉ nha khoa và (3) So sánh hiệu quả giảm  mảng bám, chảy máu nướu và viêm nướu vùng  kẽ  răng khi sử dụng chỉ nha khoa ngâm  trong  dung dịch CHX so với chỉ sử dụng chỉ nha khoa.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên  cứu  thử  nghiệm  lâm  sàng  nửa  miệng, mù đơn.  Đối tượng  Mười lăm (15) sinh viên Răng Hàm Mặt, Đại  học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tuổi từ 18  đến 22 và có  ít nhất 20 răng  thật. Trên mỗi đối  tượng, mỗi bên hàm (trái và phải) tính từ đường  giữa có 4 gai nướu với ít nhất 2 vị trí thăm khám  có chỉ số viêm nướu từ trung bình trở lên (GI ≥  2) ở mỗi gai nướu. Đối  tượng đồng ý  tham gia  nghiên  cứu,  không  mắc  các  bệnh  toàn  thân,  không hút thuốc lá, không có thai và cho con bú,  hiện tại không điều trị chỉnh hình và không điều  trị nha chu trong 3 tháng gần đây.  Vật liệu nghiên cứu  Chỉ  nha  khoa  có  tay  cầm,  không  sáp  (Okamura)  và  nước  súc  miệng  chứa  chorhexidine 0,12% (Kin®).  Phương pháp nghiên cứu  Các  đối  tượng  được  cạo  vôi  răng,  hướng  dẫn vệ sinh răng miệng và yêu cầu không thay  đổi số  lần chải răng như  thường ngày, không  sử dụng thêm phương tiện hỗ trợ vệ sinh răng  miệng nào khác.  Trên mỗi đối tượng, đánh số thứ tự các gai  nướu  đạt  tiêu  chuẩn  trên  cung  hàm  sau  đó  chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: 4 gai nướu ở phần  hàm bên phải và Nhóm 2: 4 gai nướu ở phần  hàm bên trái.   Đối  tượng  nghiên  cứu  được  yêu  cầu  sử  dụng  chỉ  nha  khoa  ngâm  với dung dịch CHX  hoặc là chỉ sử dụng chỉ nha khoa trên mỗi nhóm  gai nướu ở mỗi phần hàm. Việc phân chia nhóm  gai nướu nào  sử dụng phương  tiên gì  là ngẫu  nhiên,  tùy  thuộc  vào  số  thứ  tự  của  đối  tượng  nghiên  cứu  đến  khám. Người  khám  đánh  giá  không biết gai nướu nào sử dụng  loại dụng cụ  nào để làm sạch mảng bám.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 334 1 tuần sau khi cao vôi răng, thu thập chỉ số  PlI, GI, BOP tại thời điểm ban đầu T0.  Sau 3 tuần và 6 tuần, thu thập các chỉ số tại  thời điểm T1, T2.  Các thông tin và số liệu thu thập được phân  tích  và  xử  lý  bằng  phần mềm  thống  kê  SPSS  16.0.  So sánh sự khác biệt các chỉ số PlI, GI, BOP  giữa 2 nhóm ở từng thời điểm bằng kiểm định t.    Đánh giá hiệu quả giảm các chỉ  số PlI, GI,  BOP  từ  thời  điểm T0  (ban  đầu)  đến T1  (sau  3  tuần),  T2  (sau  6  tuần)  trong  cùng một  nhóm  bằng kiểm định t bắt cặp.  Các tiêu chí đánh giá.  Chỉ số mảng bám (PlI), Löe và Silness (1967)  Đánh giá ở 4 vị trí: ngoài gần, ngoài xa, trong  gần, trong xa của 2 răng liên quan với gai nướu  và ghi nhận theo tiêu chí sau: Điểm số 0, không  có mảng bám; số 1, mắt thường không nhìn thấy  mảng bám nhưng phát hiện được khi dùng cây  thăm  dò  cạo  trên mặt  răng  ở  khe  nướu;  số  2,  mảng bám từ mỏng đến trung bình; số 3, mảng  bám tích tụ nhiều   Hiệu quả giảm mảng bám được tính bằng  % giảm chỉ số mảng bám:  % PlI = (PlI0 ─ PlIi) X 100/ PlI0; với PlIi: chỉ  số mảng bám tại thời điểm đánh giá; PlI0: chỉ số  mảng bám  tại  thời điểm ban đầu  trước khi can  thiệp (ngày 0).  Chỉ số chảy máu nướu khi thăm dò (BOP)  Xác  định  có hay không  có  chảy máu nướu  khi thăm khám đúng cách. Đánh giá tại 4 vị trí  tương tự như PlI. Ghi nhận theo tiêu chí sau: 0,  không chảy máu nướu khi thăm dò và 1: có chảy  máu nướu khi thăm dò.  Phần trăm vị trí chảy máu nướu khi thăm dò:  %BOP = (Tổng số vị trí có BOP =1) X 100/  Tổng số vị trí đo  Hiệu quả giảm chảy máu nướu tính bằng  % giảm chỉ số chảy máu nướu khi thăm dò:  %BOP  =  (BOP0  – BOPi) X  100/ BOP0; Với  BOPi: chỉ số chảy máu nướu tại thời điểm đánh  giá; BOP0: chỉ số chảy máu nướu  tại  thời  điểm  ban đầu trước khi can can thiệp (ngày 0).  Chỉ số nướu GI, Löe và Silness (1963)  Chỉ số được đánh giá ở 4 vị trí như chỉ số PlI.  Tổng điểm của 4 vị trí này được chia trung bình  để có điểm cho mỗi gai nướu và ghi nhận theo  tiêu chí sau: Điểm số 0, nướu bình thường; số 1,  nướu viêm nhẹ, nướu đổi màu, hơi phù, không  chảy máu khi  thăm dò;  số 2, nướu viêm  trung  bình, đỏ, phù, chảy máu khi thăm dò; số 3, nướu  viêm nặng, đỏ, phù, lở loét, chảy máu tự phát.  Hiệu quả giảm viêm nướu được tính bằng %  giảm chỉ số nướu:  % GI = (GI0 ─ GIi) X 100/ GI0; Với GIi: chỉ số  nướu tại thời điểm đánh giá; GI0: chỉ số nướu tại  thời điểm ban đầu trước khi can thiệp (ngày 0).  KẾT QUẢ  Mẫu nghiên  cứu gồm  120 gai nướu  từ  15  sinh viên độ  tuổi  trung bình 19,5 ± 0,8 gồm 8  nam  (tuổi  trung bình 19,8 ± 0,5) và 7 nữ  (tuổi  trung bình 19,4 ± 0,2), không có sự khác biệt có  ý nghĩa về giới tính và độ tuổi. Nhóm dùng chỉ  nha khoa ngâm  trong dung dịch CHX  (CNK‐ CHX) gồm 60 gai nướu với chỉ số nướu trung  bình  trước  khi  cạo  vôi  răng  là  1,65  ±  0,13;  nhóm  dùng  chỉ  nha  khoa  (CNK)  gồm  60  gai  nướu với chỉ số nướu trung bình trước khi cạo  vôi là 1,63 ± 0,11. Không có sự khác biệt thống  kê giữa 2 nhóm về  chỉ  số nướu  tại  thời  điểm  chọn mẫu (p > 0,05).  ‐  So  sánh  trong  cùng  1  nhóm:  Cả  nhóm  CNK‐CHX  và  nhóm  CNK,  chỉ  số  mảng  bám  giảm  có  ý  nghĩa  thống  kê  từ  T0  đến  T1  (p  <  0,001). Tuy nhiên, từ thời điểm T1 đến T2, chỉ số  mảng  bám  tiếp  tục  giảm,  nhưng  sự  khác  biệt  không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).  Bảng 1:Trung bình chỉ số mảng bám của các nhóm  tại các thời điểm ban đầu, sau 3 và 6 tuần can thiệp.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  335 *: Kiểm định t, **: Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê  khi p < 0,05.  ‐ So sánh giữa 2 nhóm: Tại từng thời điểm  nghiên cứu, sự khác biệt về chỉ số mảng bám  giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p >  0,05).  Bảng 2: Hiệu quả giảm mảng bám của các nhóm tại  các thời điểm sau 3 và 6 tuần can thiệp  Nhóm Thời điểm % giảm chỉ số mảng bám p* CNK-CHX CNK Sau 3 tuần 55,5% 53,1% 0,7 Sau 6 tuần 65,9% 60,0% 0,3 p** 0,4 0,2 *: Kiểm định t, **: Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê  khi p < 0,05.  ‐  So  sánh  trong  cùng  1  nhóm:  Cả  nhóm  CNK‐CHX và nhóm CNK, hiệu quả giảm mảng  bám khác biệt không có ý nghĩa thống kê sau 3  và 6 tuần (p > 0,05).  ‐ So sánh giữa 2 nhóm: Tại thời điểm sau 3  và 6 tuần, sự khác biệt về hiệu quả giảm mảng  bám giữa 2 nhóm không có ý nghĩa  thống kê  (p> 0,05).  Bảng 3: Phần trăm chảy máu nướu của các nhóm tại  thời điểm ban đầu, sau 3 và 6 tuần can thiệp.  Nhóm Thời điểm % chảy máu nướu p* CNK-CHX CNK T0 17,5% 18,8% 0,6 T1 (3 tuần) 8,3% 9,6% 0,6 T2 (6 tuần) 3,8% 8,8% < 0,001 p** T0/T1 T0/T2 T1/T2 < 0,001 < 0,001 0,03 < 0,001 < 0,001 0,7 *: Kiểm định t, **: Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê  khi p < 0,05.  ‐ So sánh trong cùng 1 nhóm:  Nhóm CNK‐CHX:  sự khác biệt về về phần  trăm chảy máu nướu có ý nghĩa  thống kê giữa  các cặp thời điểm (p< 0,05).  Nhóm CNK: sự khác biệt về phần trăm chảy  máu nướu có ý nghĩa thống kê từ thời điểm T0  đến T1, T0 đến T2, tuy nhiên không có ý nghĩa  thống kê từ thời điểm T1 đến T2.  So sánh giữa 2 nhóm:  Tại thời điểm T0 và T1, sự khác biệt về phần  trăm chảy máu nướu giữa 2 nhóm không có ý  nghĩa thống kê (p> 0,05) Tuy nhiên, tại thời điểm  T2 sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê  (p< 0,05).  Bảng 4: Hiệu quả giảm chảy máu nướu của các  nhóm tại các thời điểm sau 3 và 6 tuần can thiệp.  *: Kiểm định t, **: Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê  khi p < 0,05.  ‐ So sánh trong cùng 1 nhóm:  Nhóm CNK‐CHX: hiệu quả giảm chảy máu  nướu khác biệt có ý nghĩa thống kê tại thời điểm  sau 3 và 6 tuần (p < 0,001). Tuy nhiên không tìm  thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trên nhóm  CNK (p > 0,05).  ‐ So sánh giữa 2 nhóm:  Sự khác biệt hiệu quả giảm chảy máu nướu  giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê sau 3  tuần (p > 0,05), nhưng sau 6 tuần cho thấy có ý  nghĩa thống kê (p < 0,001).  Bảng 5: Trung bình chỉ số nướu của các nhóm tại  thời điểm ban đầu, sau 3 và 6 tuần can thiệp.  Nhóm Thời điểm Chỉ số mảng bám (TB ± ĐLC) p* CNK-CHX CNK T0 0,91 ± 0,23 0,89 ± 0,19 0,7 T1 (3 tuần) 0,56 ± 0,31 0,57 ± 0,20 0,9 T2 (6 tuần) 0,39 ± 0,20 0,54 ± 0,39 0,01 p** T0/T1 T0/T2 T1/T2 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 0,6 *: Kiểm định t, **: Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê  khi p < 0,05.  Nhóm Thời điểm Chỉ số mảng bám (TB ± ĐLC) p* CNK-CHX CNK T0 0,92 ± 0,21 0,89 ± 0,30 0,6 T1 (3 tuần) 0,37 ± 0,19 0,39 ± 0,20 0,6 T2 (6 tuần) 0,31 ± 0,26 0,33 ± 0,21 0,6 p** T0/T1 T0/T2 T1/T2 < 0,001 < 0,001 0,1 < 0,001 < 0,001 0,09 Nhóm Thời điểm % giảm chảy máu nướu p* CNK-CHX CNK Sau 3 tuần 51,2% 48,9% 0,8 Sau 6 tuần 78,1% 54,5% < 0,001 p** < 0,001 0,1 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 336 ‐ So sánh trong cùng 1 nhóm:  Nhóm CNK‐CHX: chỉ số viêm nướu giảm có  ý nghĩa thống kê từ thời điểm T0 đến T1, và từ  T1 đến T2 (p < 0,001).  Nhóm  CNK:  chỉ  số  viêm  nướu  giảm  có  ý  nghĩa thống kê từ thời điểm T0 đến T1. Từ thời  điểm T1 đến T2, chỉ số viêm nướu tiếp tục giảm  nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,5).  So sánh giữa 2 nhóm:  Tại thời điểm T0 và T1, sự khác biệt về chỉ số  nướu giữa 2 nhóm không có ý nghĩa  thống kê  (p>  0,05).  Tuy  nhiên,  tại  thời  điểm  T2,  chỉ  số  viêm nướu của nhóm CNK‐CHX thấp hơn có ý  nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm CNK (p<  0,05).  Bảng 6: Hiệu quả giảm viêm nướu của các nhóm tại  các thời điểm sau 3 và 6 tuần can thiệp.  Nhóm Thời điểm % giảm viêm nướu p* CNK-CHX CNK Sau 3 tuần 38,8% 34,8% 0,4 Sau 6 tuần 55,0% 38,2% 0,007 p** < 0,001 0,6 *: Kiểm định t, **: Kiểm định t bắt cặp, có ý nghĩa thống kê  khi p < 0,05.  ‐ So sánh trong cùng 1 nhóm: Tại thời điểm  sau  3  và  6  tuần,  hiệu  quả  giảm  viêm  nướu  khác biệt có ý nghĩa thống kê trên nhóm CNK‐ CHX  (p  <  0,001).  Tuy  nhiên  hiệu  quả  này  không  có  sự  khác  biệt  ý nghĩa  thống  kê  trên  nhóm CNK (p > 0,05).  ‐ So sánh giữa 2 nhóm: Sự khác biệt hiệu quả  giảm  viêm  nướu  giữa  hai  nhóm  không  có  ý  nghĩa thống kê sau 3 tuần (p > 0,05), nhưng có ý  nghĩa thống kê sau 6 tuần (p < 0,001).  BÀN LUẬN  Kết quả từ nghiên cứu này cho  thấy, cả hai  nhóm CNK‐CHX và CNK  đều giảm chảy máu  nướu và viêm nướu sau thời gian 3 đến 6  tuần  điều trị. Tuy nhiên nhóm CNK‐CHX cho thấy có  hiệu quả nhiều hơn khi so sánh với nhóm CNK  trong điều trị viêm nướu kẽ răng.   Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tuy  hiệu  quả  giảm mảng  bám  của  nhóm  chỉ  nha  khoa  ngâm trong dung dịch CHX cho thấy nhiều hơn  nhóm chỉ nha khoa nhưng không có sự khác biệt  có ý nghĩa  thống kê. Kết quả này không giống  với nghiên cứu của Sorena Vahibi và cộng sự(12).  Sự khác biệt về kết quả giữa hai nghiên cứu có  thể  là do có sự khác nhau về cỡ mẫu  trong hai  nghiên  cứu.  Sorena  Vahibi  và  cộng  sự  đã  sử  dụng  cỡ  mẫu  lớn  hơn  gấp  đôi  so  với  trong  nghiên cứu hiện tại.  Việc  giảm  chảy máu  nướu  ở  cả  hai  nhóm  trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  tương  tự  như  kết quả của những nghiên cứu khác trước đây(4).  Điều này  cho  thấy hiệu  quả  của  chỉ nha  khoa  trong việc điều  trị viêm nướu. Pauline H.  Imai  và cộng sự (2008) sau 12 tuần nghiên cứu đã cho  kết quả, nhóm  chỉ nha khoa ngâm  trong dung  dịch CHX có hiệu quả giảm 83% vị trí chảy máu,  trong  khi  nhóm  chỉ  nha  khoa  ngâm  trong  giả  dược  tỷ  lệ  này  là  78%(9). Kết  quả  này  cao  hơn  trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là do thời  gian  thực hiện nghiên cứu của Pauline H.  Imai  tiến hành dài hơn.  Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi, nhóm  chỉ  nha khoa ngâm trong dung dịch CHX cho thấy  có hiệu quả giảm chảy máu nướu cao hơn nhiều  so với nhóm  chỉ nha khoa; và  tỷ  lệ giảm  chảy  máu nướu cao hơn khi  so  sánh với  các nghiên  cứu  trước  khi  sử  dụng  nước  súc  miệng  đơn  thuần  chứa CHX. Điều này  được nghĩ  là CHX  tác động vào vùng nướu kẽ răng thông qua chỉ  nha khoa được thấm ướt CHX dẫn đến việc tăng  hiệu quả vượt  trội hơn  so với nước  súc miệng  cũng như chỉ nha khoa đơn thuần.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  337 Trong nghiên cứu này, khi so sánh hiệu quả  giảm chảy máu nướu giữa 2 nhóm sau 6  tuần,  nhóm chỉ nha khoa ngâm trong dung dịch CHX  giảm  nhiều  hơn  có  ý  nghĩa  thống  kê  so  với  nhóm  chỉ  nha  khoa.  Kết  quả  này  giống  với  nghiên  của Pauline H.  Imai  (2008) khi xét  trên  cùng  đối  tượng  viêm  nướu  trung  bình  như  chúng  tôi. Tuy nhiên kết quả  trong nghiên cứu  này  lại khác  so với nghiên  cứu  của Kinane và  cộng sự (1992)(10). Kết quả của ông cho thấy rằng  không  có  sự  khác  biệt  về  hiệu  quả  giảm  chảy  máu nướu  giữa hai nhóm  chỉ nha  khoa  ngâm  trong  dung  dịch  CHX  và  nhóm  chỉ  nha  khoa  ngâm  trong  giả  dược  (51,5%  so  với  51,4%).  Nguyên nhân của sự khác biệt trong nghiên cứu  này so với nghiên cứu của chúng tôi có thể là do  nồng  độ  CHX mà  Kinane  sử  dụng  trong  can  thiệp lâm sàng thấp hơn trong nghiên cứu hiện  tại.  Tương  tự  như  tình  trạng  chảy máu  nướu,  trong nghiên cứu này, cả hai nhóm đều có chỉ số  nướu trung bình giảm có ý nghĩa thống kê tại cả  2 thời điểm 3 tuần và 6 tuần khi so sánh với thời  điểm ban đầu. Kết quả này phù hợp với những  nghiên cứu trước về hiệu quả của chỉ nha khoa  ngâm trong dung dịch CHX và chỉ nha khoa(9,12).  Năm 2008, Pauline và cộng sự tiến hành nghiên  cứu song song, mù đôi về hiệu quả của chỉ nha  khoa ngâm trong dung dịch CHX, kết quả chỉ ra  rằng  cả  2  nhóm  đều  giảm  chỉ  số  nướu  trung  bình có ý nghĩa thống kê ở cả 2 thời điểm sau 6  tuần và 12 tuần(9).  Kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy có  sự  tương  đồng  với  nghiên  cứu  của  Sorena  Vahibi, khi so sánh giữa hai nhóm tại thời điểm  sau  6  tuần  đều  cho  thấy  hiệu  quả  giảm  viêm  nướu của nhóm chỉ nha khoa ngâm trong dung  dịch CHX  cao hơn  có ý nghĩa  thống kê  so với  nhóm chỉ nha khoa(12).   Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu  quả  giảm  mảng  bám  của  nước  súc  miệng  CHX(7,8). Trong nghiên cứu này, chúng tôi không  tìm  thấy  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  về  hiệu quả giảm mảng bám khi kết hợp  chỉ nha  khoa với CHX so với chỉ nha khoa. Tuy nhiên,  việc  giảm  có  ý  nghĩa  thống  kê  về  chảy máu  nướu và viêm nướu  sau 6  tuần  so với  chỉ nha  khoa  đã  cho  thấy  hiệu  quả  của  chỉ  nha  khoa  ngâm  trong dung dịch CHX  trong việc điều  trị  viêm nướu kẽ răng so với chỉ nha khoa.  KẾT LUẬN  Nhóm CNK‐CHX cho thấy có hiệu quả vượt  trội hơn so với nhóm CNK trong việc giảm chảy  máu nướu và làm giảm viêm nướu kẽ răng. Việc  sử dụng  chỉ  nha  khoa  có CHX  sẽ  giúp  hỗ  trợ  thêm cho việc đưa CHX vào vùng nướu kẽ răng,  nơi mà  hiệu  quả  rất  ít  khi  sử dụng  thuốc  súc  miệng chlorhexidine bằng cách súc miệng.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Attin  R,  Ilse  A,  Werner  C,  Wiegand  A,  Attin  T  (2006),  “Antimicrobial  effectiveness  of  a  highly  concentrated  chlorhexidine  varnish  treatment  in  teenagers  with  fixed  orthodontic appliances”, Angle Orthodontist, 6, pp.1022‐ 1027.  (Abstract)  2. Azizi  A,  Fatholahzadeh  B,  Maleknejad  P,  Shamspour  A,  Lavaf Sh  (2008), “Evaluation of  the effects of Chlorhexidine  0,12%  mouthwashon  mouth  pathogen  Streptococcus  and  normal  microflora”,  Shiraz  Univ  Dent  J,  9,  pp.299‐303.  (Abstract)  3. Barendregt DS, Timmerman MF, Van der Velden U, Vander  Weijden  GA  (2002),  “Comparison  of  the  bleeding  on  marginalprobing index and the Eastman interdental bleeding  indexs  indicators of gingivitis”, J Clin Periodontol, 29, pp.195‐ 200.  4. Graves  RC,  Disney  JA,  Stamm  JW  (1989),  “Comparative  effectiveness  of  flossing  and  brushing  in  reducing  interproximal bleeding”, J Periodontal, 60, pp.243‐247  5. Hà Thị Bảo Đan và cộng sự (2012), Nha chu học tập 1, Nhà xuất  bản Y học, tr.3‐173.  6. Hammond BF, Genco RJ (1990), “Contemporary periodotics,  sensivity  of  periodontal  organism  to  antibiotics  and  other  antimicrobial  agents”,  The  C.V  mosby  company,  pp.161‐169.  (Abstract)  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 338 7. Hase JC, Attström R, Edwardsson S, Kelty E, Kisch  J  (1998),  “6‐month  use  of  0.2%  delmopinol  hydrochloride  in  comparison  with  0,2%  chlorhexidine  digluconate  and  placebo. (I). Effect on plaque formation and gingivitis”, J Clin  Periodontol, 25, pp.746‐753. (Abstract)  8. Imai  PH  (2006),  “A  review  of  the  different  methods  of  applying chlorhexidine in the oral cavity”, Can J Dent Hygiene,  40, pp.69‐79.  9. Imai  PH,  Putnins  EE,  Brunette DM  (2008),  “The  effects  of  flossing  with  a  chlorhexidine  solution  on  interproximal  gingivitis: a randomized controlled trial”, Can J Dent Hygiene,  42, pp.8‐14.  10. Kinane DF, Jenkins WMM, Paterson AJ (1992), “Comparative  efficacy of  the  standard  flossing procedure and a new  floss  applicatorin  reducing  interproximal  bleeding:  a  short‐term  study”, J Periodontol, 63, pp.757‐760.  11. Nguyễn Bích Vân (1999), So sánh hiệu quả của thuốc súc miệng  Givalex® và Eludril® đối với mảng bám, viêm nướu và vết dính  trên răng, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí  Minh.  12. Vahabi S, Nazemi B (2008), “A comparison of chlorhexidine  impregnated  floss  vs.  Conventional  dental  floss  on  gingivitis”, J Dent sch, Shahid Beheshti University of Medical  Sciences, vol 25.No4, pp.4.  13. Van  der Weijden  F,  Slot  DE (2010),  “Oral  hygiene  in  the  prevention  of  periodontal  diseases:  the  evidence”,  Periodon  2000, 55, pp. 104‐123.  Ngày nhận bài báo:      22/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  11/12/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf332_3074.pdf
Tài liệu liên quan