Mở đầu và mục tiêu: Bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp cần được thực hiện giảm đau. Gây tê đám rối cổ
nông (GTĐRCN) hai bên đã chứng tỏ cải thiện giảm đau hậu phẫu. Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá hiệu
quả và tính an toàn của GTĐRCN hai bên với bupivacain 0,5% trong phẫu thuật bướu giáp nhân đơn thuần.
Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng không mù trên 100 trường
hợp, chia làm 2 nhóm, nhóm gây tê đám rối cổ nông hai bên thực hiện trước phẫu thuật và dưới gây mê nội khí
quản với 10 ml bupivacain 0,5% mỗi bên và nhóm chứng chỉ thực hiện gây mê nội khí quản đơn thuần. Đau hậu
phẫu được đánh giá bằng thang điểm đau VAS. Phân tích thống kê và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS.
Kết quả: Điểm đau trung bình VAS sau mổ của nhóm GTĐRCN hai bên ở mức thấp 0,38 – 3,1 so với 2,66
– 4,76 ở nhóm chứng và kéo dài 24 giờ sau mổ. Tỉ lệ bệnh nhân cần thêm thuốc giảm đau ở nhóm GTĐRCN hai
bên là 14% so với 82% ở nhóm chứng. Tỉ lệ tai biến là 16% chủ yếu là chạm mạch.
Kết luận: GTĐRCN hai bên có tác dụng giảm đau trong và sau mổ bướu tuyến giáp, và đây là thủ thuật ít
tai biến.
6 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hiệu quả giảm đau của gây tê đám rối cổ nông hai bên bằng bupivacaine 0.5% trong mổ bướu giáp nhân đơn thuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 387
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA GÂY TÊ ĐÁM RỐI CỔ NÔNG HAI BÊN
BẰNG BUPIVACAINE 0.5% TRONG MỔ BƯỚU GIÁP NHÂN ĐƠN THUẦN
Danh Đức Thuận*, Nguyễn Cao Cương**
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp cần được thực hiện giảm đau. Gây tê đám rối cổ
nông (GTĐRCN) hai bên đã chứng tỏ cải thiện giảm đau hậu phẫu. Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá hiệu
quả và tính an toàn của GTĐRCN hai bên với bupivacain 0,5% trong phẫu thuật bướu giáp nhân đơn thuần.
Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng không mù trên 100 trường
hợp, chia làm 2 nhóm, nhóm gây tê đám rối cổ nông hai bên thực hiện trước phẫu thuật và dưới gây mê nội khí
quản với 10 ml bupivacain 0,5% mỗi bên và nhóm chứng chỉ thực hiện gây mê nội khí quản đơn thuần. Đau hậu
phẫu được đánh giá bằng thang điểm đau VAS. Phân tích thống kê và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS.
Kết quả: Điểm đau trung bình VAS sau mổ của nhóm GTĐRCN hai bên ở mức thấp 0,38 – 3,1 so với 2,66
– 4,76 ở nhóm chứng và kéo dài 24 giờ sau mổ. Tỉ lệ bệnh nhân cần thêm thuốc giảm đau ở nhóm GTĐRCN hai
bên là 14% so với 82% ở nhóm chứng. Tỉ lệ tai biến là 16% chủ yếu là chạm mạch.
Kết luận: GTĐRCN hai bên có tác dụng giảm đau trong và sau mổ bướu tuyến giáp, và đây là thủ thuật ít
tai biến.
Từ khóa: giảm đau, fentanyl, bupivacain, gây tê đám rối cổ nông hai bên, phẫu thuật cắt tuyến giáp, hậu
phẫu
ABSTRACT
THE ANALGESIC EFFICACY OF BILATERAL SUPERFICIAL CERVICAL PLEXUS BLOCK
BY BUPIVACAIN 0.5% FOR THYROIDECTOMY
Danh Duc Thuan, Nguyen Cao Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 387 ‐ 392
Background and objectives: Patients undergoing thydroidectomy need postoperative pain management.
Bilateral superficial cervical plexus block (Bscpb) has been shown to improve postoperative analgesia. The
objectives of this study were to evaluate the effectiveness and the safeness of bilateral superficial cervical plexus
block with bupivacain 0.5% for thyroidectomy.
Method: Clinical randomized trial with control group, without blind. 100 patients were assigned to two
group, Bscpb group was performed before surgery and under general anesthesia with 10 ml bupivacain 0.5% each
side, and control group was performed general anesthesia without Bscpb. Postoperative pain was assessed by the
use of pain score VAS. Statistical analysis with SPSS software.
Results: The verbal analogue pain scores of Bscpb were low during 24 hours after surgery with VAS 0.38‐
3.1 vs 2.66‐4.76 in control group. The proportion of given pain relief drug patients was 14% in Bscpb vs 82% in
control group. The proportion of complications was 16% and insert the vascular mostly.
Key words: analgesia, fentanyl, bupivacain, bilateral superficial cervical plexus block, thyroidectomy,
postoperation
* Bệnh viện đa khoa Tỉnh Kiên Giang ** Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: Bs Danh Đức Thuận ĐT: 0989974397, email: behaikg@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 388
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật bướu tuyến giáp gây ra mức độ
đau trung bình và thời gian đau không kéo
dài(9,16). Phần lớn bệnh nhân chịu sự ảnh hưởng
đau trong ngày đầu sau phẫu thuật. Đã có nhiều
thảo luận để phòng tránh và điều trị đau với
nhiều cách khác nhau như dùng opiod hay
kháng viêm Non steroid hoặc gây tê vùng. Tuy
cường độ đau ở múc trung bình và thời gian đau
diễn ra ngắn nhưng nghiên cứu của Gozal và
cộng sự cho thấy chỉ số đau của bệnh nhân là 6,9
trên thang điểm VAS (visual analogue scale) và
90% yêu cầu giảm đau bằng opioid(4). Hay
nghiên cứu của Dieudonne cũng chỉ ra 90%
bệnh nhân có chỉ số đau NRS ≥ 4 (numeric rating
scale NRS – 11) và yêu cầu giảm đau bằng
morphine(3).
Gây tê đám rối thần kinh cổ nông là một
trong những phương pháp giảm đau vùng đã
và đang được nhiều tác giả nước ngoài áp
dụng thực hiện với các mục đích: giảm đau
trong mổ để giảm liều opoid nhằm làm giảm
buồn nôn và nôn sau mổ(15), giảm liều opioid
trong mổ cũng phòng tránh hiện tượng tăng
đau sau mổ(2,5); mục đích nữa là giảm đau sau
mổ với kỹ thuật gây tê đám rối cổ nông hai
bên thực hiện đơn giản, kết quả mang lại khả
quan. Tại Việt Nam kỹ thuật gây tê đám rối cổ
nông hai bên còn chưa phổ biến, một vài tác
giả như Lê Việt Trung(10), Huỳnh Hữu Nghĩa(6),
Phạm Xuân Lượng(14) đã thực hiện để mổ bướu
giáp đơn thuần hay bệnh Basedow không kết
hợp với gây mê. Có ít đề tài nghiên cứu về tác
dụng giảm đau sau mổ của phương pháp cũng
như những biến chứng của nó .
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục
đích đánh giá hiệu quả và tính an toàn của gây
tê đám rối thần kinh cổ nông hai bên trong phẫu
thuật bướu tuyến giáp với các mục tiêu sau:
Xác định điểm đau trung bình VAS vào các
thời điểm sau mổ.
Xác định tỉ lệ sử dụng thêm thuốc giảm đau
trong và sau mổ.
Xác định tỉ lệ tai biến, tác dụng phụ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thực nghiệm lâm sàng có nhóm chứng
không mù.
Phương pháp nghiên cứu
Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm G
là nhóm chứng; nhóm BG là nhóm được
GTĐRCN hai bên kết hợp với gây mê nội khí
quản.
Chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân bướu giáp nhân đơn thuần độ 2,
3 và có chỉ định phẫu thuật.
Tiêu chuẩn loại trừ
Trường hợp không thực hiện theo đúng qui
trình theo dõi và chăm sóc.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2013 tại khoa
gây mê hồi sức bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
Qui trình nhiên cứu
Bệnh nhân được khám tiền mê ngày trước
mổ, được giải thích rõ về kỹ thuật cũng như
các tai biến, biến chứng và tác dụng phụ có thể
xảy trong và sau mổ của phương pháp gây tê
đám rối cổ nông hai bên và kí cam kết đồng ý
thực hiện.
Bệnh nhân được gây mê và đặt nội khí
quản với midazolam 0,05 mg/kg, fentanyl 2
mcg/kg, propofol 2 mg/kg, rocuronium 0,6
mg/kg. Duy trì mê với isofluran. Sau khi gây
mê nội khí quản bệnh nhân được GTĐRCN
hai bên. Xác định mốc tê điểm giữa bờ sau của
cơ ức đòn chũm. Sát trùng da bằng povidin,
thực hiện GTĐRCN hai bên bằng ống tiêm
chứa 20 ml bupivacain 0,5% kim 24G, đâm kim
thẳng góc với mặt da tại điểm giữa, bờ sau cơ
ức đòn chũm. Hướng kim lên trên 1 cm hút
thử không có máu, bơm 3 ml thuốc tê để
phong bế nhánh thần kinh chẩm bé, nhánh tai
lớn. Lui kim ra đâm theo hướng mặt phẳng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 389
ngang độ sâu 1‐1,5 cm tiêm 4 ml thuốc tê để
phong bế nhánh thần kinh tai lớn, cổ ngang.
Lui kim đâm hướng xuống dọc theo bờ sau cơ
ức đòn chũm tiêm 3ml thuốc tê để phong bế
nhánh thần kinh tai lớn, cổ ngang. Trong quá
trình mổ, bệnh nhân được cho thêm fentanyl 1
mg/kg để giảm đau khi M, HA tăng 20 % so
với số căn bản. Sau mổ, bệnh nhân được
chuyển đến phòng hồi tỉnh theo dõi, rút nội
khí quản khi tỉnh mê hoàn toàn.
Đánh giá điểm đau bằng thước chia độ đau
VAS vào các thời điểm: 1, 2, 4, 8, 12, 24 giờ sau
mổ. Nếu VAS trên 3 điểm, bệnh nhân được
cho thêm giảm đau 1g perfalgan (paracetamol)
truyền tĩnh mạch. Nếu vẫn còn đau sẽ lần lượt
cho thêm ketorolac 30mg TM, morphin 2‐3 mg
TM.
Các số liệu cần thu thập
Đặc điểm về dịch tễ: tuổi, cân nặng, chiều
cao,ASA, thời gian phẫu thuật.
Điểm đau VAS khi tỉnh mê ở các thời điểm
1, 2, 4, 8, 12, 24.
Tổng liều fentanyl trong mổ, các thuốc giảm
đau sử dụng thêm sau mổ ngày thứ 1.
Các tai biến (chạm mạch, ngộ độc, hội chứng
Claude Bernard Horner).
Các số liệu được thu thập vào phiếu thu
thập số liệu cho từng trường hợp. Phân tích số
liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.
Các biến số liên tục có phân phối chuẩn
được tính bằng số trung bình ± độ lệch chuẩn,
được phân tích bằng Student’s test. Các biến số
định tính được trình bày bằng tần suất và tỉ lệ
phần trăm, được phân tích bằng Chi bình
phương test. Các biến số có phân phối không
chuẩn được phân tích bằng phép kiểm Mann
Whitney U test. Các biến số giữa các thời điểm
trong mổ và sau mổ được phân tích bằng phép
kiểm ANOVA một chiều. Giá trị p<0,05 được
xem có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ
Đặc điểm Nhóm G
(n=50)
Nhóm BG
(n=50)
P
Tuổi* 40,3±11,2 41,4±10,6 0,6
Giới**(%) Nam
Nữ
3(6)
47(44)
3(6)
47(44)
>0,05
>0,05
Cân nặng (kg)* 50,1±4,9 49,3±5,1 >0,05
Chiều cao (cm)* 157,4±2,7 156,3±2,7 >0,05
ASA** I
II
34( 68)
16( 32)
35(70)
15( 30)
>0,05
Tphẫu thuật(giờ)
* 56,4±9,3 55,1±9,4 >0,05
(*)Trung bình±độ lệch chuẩn, (**) trường hợp (phần trăm)
Bảng 2: Điểm đau trung bình VAS qua các thời điểm
Thời điểm Nhóm G (n=50) Nhóm BG (n=50)
T1 0,4±0,7 2,7±0,6
T2 0,8±0,6 4,7±1,2
T4 1,2±0,7 3,1±0,9
T8 2,1±0,9 5,2±0,8
T12 2,8±0,5 3,1±0,3
T24 3,1±0,4 4,8±0,7
Số liệu được trình bày: trung bình ± độ lệch
chuẩn
Biểu đồ 1: Trung vị điểm đau VAS qua các thời điểm
Bảng 3: Lượng fentanyl sử dụng trong mổ
Nhóm G
(n=50)
Nhóm BG
(n=50)
P
Liều ( mcg/kg)* 2,9±0,5 2,2±0,4 < 0,001
Trung bình(µg)* 143,0±25,6 106,8±23,5 <0,001
Thêm fentanyl** 41(82) 7(14) <0,001
(*) Trung bình ± độ lệch chuẩn, (**) trường hợp (phần
trăm)
Bảng 4: Thuốc giảm đau sử dụng sau mổ
Nhóm G
(n=50)
Nhóm BG
(n=50)
P
Perfalgan(mg)* 1920 ± 600,7 120±328,3 < 0,001
Ketorolac(mg)* 31,2 ±20,9 1,8±7,2 < 0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 390
Thêm thuốc giảm
đau sau mổ
1 loại thuốc**
2 loại thuốc**
50(100)
10(20)
40(80)
6(12)
3(6)
3(6)
< 0,001
(*)Trung bình±độ lệch chuẩn, (**) trường hợp (phần trăm)
Bảng 5: Tai biến của tê đám rối cổ nông hai bên
Tai biến Trường hợp (%)
Chạm mạch 8(16)
Claud Bernard Horner 0(0)
Ngộ độc thuốc tê 0(0)
Suy hô hấp 0(0)
Khàn tiếng 0(0)
Không tai biến 42(84)
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp
gây tê đám rối cổ nông hai bên có hiệu quả giảm
đau trong mổ và kéo dài 24 giờ sau mổ. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự với
các tác giả nước ngoài về hiệu quả giảm đau của
tê đám rối cổ nông hai bên. Đa phần các tác giả
đặt NKQ và ít sử dụng thuốc giảm đau trong
mổ bằng fentanyl mà bằng các opioid thế hệ mới
như sufentanyl, remifentanyl , alfentanyl... tuy
nhiên hầu hết các nghiên cứu đều nhận thấy
giảm liều opioid sử dụng trong mổ ở nhóm
TĐRCN . So sánh với các tác giả này về hiệu quả
giảm đau của TĐRCN hai bên trong mổ có làm
giảm sử dụng opioid trong mổ. Theo nghiên cứu
của Karthikeyan VS(8), lượng fentanyl cho thêm
trong mổ là 72 ± 8,99 mcg ở nhóm TĐRCN hai
bên và 93 ± 4,76 mcg ở nhóm chứng. Liều
fentanyl cho trong mổ là 1,57 ± 0,21 mcg/kg ở
nhóm TĐRCN hai bên và 2,08 ± 0,11 mcg/kg ở
nhóm chứng. Tác giả Kathikeyan VS cho đặt nội
khí quản ở liều chuẩn là 1,5 mcg/kg. Ashraf A
Moussa và cộng sự(12) cho giảm đau trong mổ
bằng remifentanyl và liều lượng giảm có ý nghĩa
khi được tê đám rối cổ hai bên với 1114,78 mcg ở
nhóm được tê đám rối cổ hai bên so với 2788,46
mcg ở nhóm chứng. Sophie Aunac(2) cho giảm
đau trong mổ bằng alfentanyl. Lượng alfentanyl
cũng giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm được
TĐRCN hai bên với 2,6 ± 1,6 mcg so với 1,3 ± 1
mcg ở nhóm chứng. Andrieu G(1) cho giảm đau
trong mổ bằng sufentanyl. Lượng sufentanyl
giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm tê đám rối cổ
0,4 mcg/kg so với 0,6 mcg/kg. Dieudonne không
thực hiện gây tê đám rối cổ để giảm đau trong
mổ mà thực hiện gây tê để giảm đau sau mổ.
Lượng sufentanyl để giảm đau trong mổ ở hai
nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê 24 ±
8 mcg ở nhóm chứng và 25 ± 6 mcg ở nhóm
TĐRCN hai bên.
Chúng tôi cho thêm giảm đau sau mổ khi
đánh giá thang điểm VAS trên 3 hoặc khi bệnh
nhân yêu cầu thêm giảm đau. Tỷ lệ sử dụng
thêm thuốc giảm đau trong nghiên cứu của
chúng tôi so với các tác giả nước ngoài cũng có
sự khác biệt. Trong nghiên cứu của Shih, tỷ lệ
bệnh nhân sử dụng thêm thuốc giảm đau ở
nhóm chứng là 58,9%, ở nhóm TĐRCN hai bên
là 15,4%. Nghiên cứu của Dieudonne có tỷ lệ
bệnh nhân dùng thêm thuốc giảm đau ở nhóm
chứng là 90%, ờ nhóm TĐRCN hai bên là 66%.
Của Ashraf A Moussa, tỷ lệ bệnh nhân dùng
thêm thuốc giảm đau ở nhóm chứng là 91,7%, ở
nhóm TĐRCN hai bên là 66,7%. Hay của
Andrieu có tỷ lệ bệnh nhân dùng thêm giảm
đau ở nhóm chứng là 86,2%, ở nhóm TĐRCN
hai bên là 65,5%. Kết quả của chúng tôi ở nhóm
chứng 100% bệnh nhân cho thuốc giảm đau, ở
nhóm TĐRCN hai bên có 12% bệnh nhân. Sở dĩ
có những kết quả khác nhau như vậy là do
chúng tôi và các tác giả sử dụng phác đồ giảm
đau sau mổ khác nhau. Ashraf A Moussa và
Dieudonne có cùng một phác đồ giảm đau. Tác
giả Dieudonne cho proparacetamol 2 gam
truyền tĩnh mạch còn Ashraf A Moussa cho
perfalgan truyền tĩnh mạch mỗi 4 giờ trong 24
giờ đầu. Morphin 2mg được lặp lại mỗi 5 phút
cho tới khi thang điểm đau dưới 4. Nếu liều
morphin từ 6 mg trở lên thì morphin 5 mg được
tiêm dưới da trước khi rời hậu phẫu(3,12). Shih cho
ketorolac 30 mg truyền tĩnh mạch trong 6 giờ
hoặc hơn khi thang điểm đau của bệnh nhân
trên 4(16). Tác giả Andrieu G cho acetaminophen
15 mg/kg cân nặng cho tất cả các bệnh nhân mỗi
6 giờ, liều đầu tiên được cho 40 phút trước khi
kết thúc phẫu thuật, nếu thang điểm đau trên 4,
nefopam 20 mg được truyền tĩnh mạch trong 20
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 391
phút với tổng liều là 120 mg trong 24 giờ(1). Phác
đồ của chúng tôi là bắt đầu bằng paracetamol 1g
truyền tĩnh mạch, tiếp theo là ketorolac 30 mg và
sau đó là morphin 2‐3 mg tiêm mạch chậm. Phác
đồ giảm đau của chúng tôi dựa theo phác đồ của
tác giả Nguyễn Thị Thanh trong nghiên cứu về
giảm đau sau mổ đoạn nhủ(13). Quan điểm của
tác giả cũng như của chúng tôi là cần phải áp
dụng giảm đau đa phương thức phối hợp gây tê
với các thuốc giảm đau khác. Mỗi phương thức
giảm đau cũng như mỗi thuốc có cơ chế tác
động khác nhau. Việc phối hợp này nhằm làm
tăng tác dụng giảm đau, giảm liều thuốc cũng
như tác dụng phụ của thuốc.
Để lượng giá điểm đau, người ta dùng các
thang lượng giá chủ quan, có thể là thang đo
lường chung (thang tự lượng giá), hoặc đo
lường đa chiều nhằm phân biệt các mức độ đau
khác nhau. Phương pháp lượng giá tin cậy khi
các lần đo liên tiếp đều giống nhau trong những
điều kiện lâm sàng giống nhau. Cũng như đa số
các tác giả khác, chúng tôi chọn thang điểm đau
VAS để đánh giá tình trạng đau cho các bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi vì sự tiện
ích vừa nêu trên. Điểm đau VAS trong 24 giờ
đầu sau mổ ở nhóm G dao động trong khoảng
2,66 đến 4,76; ở nhóm BG là 0,38 đến 3,12. Điều
này chứng tỏ mức độ đau sau mổ của bệnh
nhân được tê đám rối cổ hai bên thấp hơn nhóm
chứng trong suốt 24 giờ đầu sau mổ .
Điểm đau VAS trong nghiên cứu của chúng
tôi có kết quả tương tự với với các tác giả khác
như Ming – Lang – Shih ghi nhận hiệu quả giảm
đau trong 24 giờ đầu sau mổ bướu giáp ở nhóm
tê đám rối cổ nông hai bên với điểm đau là 1,7 –
3,5 so với 2 – 8 ở nhóm không tê. Tác giả nhấn
mạnh hiệu quả tốt nhất trong 16 giờ đầu sau
mổ(10). Của Ashraf A Moussa ghi nhận hiệu quả
giảm đau trong 24 giờ đầu ở nhóm tê đám rối cổ
nông là 1,1 – 3,2 so với 3,1 – 6,4 ở nhóm không
tê. Tác giả nhận xét rằng hiệu quả giảm đau tốt
nhất trong 4 giờ đầu sau mổ(12). Hay của
Dieudonne tê đám rối cổ nông chỉ để giảm đau
sau mổ, thang điểm đau của nhóm tê đám rối cổ
trong 24 giờ đầu là 1 – 3 so với 2 – 5 của nhóm
không tê.
Mặc dù đã thực hiện đúng theo kỹ thuật
nhưng chúng tôi vẫn có 8 trường hợp đâm kim
chạm mạch chiếm tỷ lệ 16% nhưng phát hiện
được, do đó không có tai biến tiêm thuốc tê vào
mạch máu. Không có tai biến suy hô hấp do
phong bế dây thần kinh hoành khi các chỉ số hô
hấp và độ bão hòa oxy của bệnh nhân sau mổ
đều ở giá trị bình thường. Đa số các báo cáo trên
thế giới và trong nước đều không có trường hợp
nào tiêm thuốc tê vào mạch máu. Các tác giả
trên thế giới thực hiện tê đám rối cổ nông hai
bên để cắt tuyến giáp hay cắt viêm áo trong
động mạch đều có báo cáo tai biến của thủ thuật.
Shih và cộng sự báo cáo có một trường hợp liệt
cơ hoành tạm thời và phong bế tùng cánh tay(16).
Andrieu G báo cáo có 10 trường hợp liệt dây âm
tạm thời(1). Tatjana Stopar Pintaric báo cáo có 5
trường hợp bị hội chứng Claude Bernard
Horner chiếm tỷ lệ 25%(7). Rui Celso Martins
Mamede báo cáo có 1 trường hợp tụt huyết áp
dưới 90 mmHg, 2 trường hợp khàn giọng và 1
trường hợp suy hô hấp(11). Nghiên cứu của
chúng tôi có 8 trường hợp bị chạm mạch ngoài
ra không có tai biến nào khác. Ở nghiên cứu của
Huỳnh Hữu Nghĩa báo cáo có 4 trường hợp co
thắt thanh quản trong khi mổ(6). Tác giả Phạm
Xuân Lượng báo cáo có 1 trường hợp chạm
mạch, có 2 trường hợp khàn tiếng và 1 trường
hợp tụt huyết áp dưới 20% so với huyết áp ban
đầu. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cũng
tương tự kết quả của tác giả Dieudonne khi tác
giả báo cáo ngoài 20 trường hợp nôn ói hậu
phẩu thì không có tai biến nào khác.
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện kỹ
thuật tê đám rối cổ nông với kỹ thuật chích ba
điểm bằng một mũi đâm kim (a three ‐ point
injection technique) cổ điển với bupivacain 0,5%
với kỹ thuật chích ba điểm. Hiện nay một vài tác
giả nước ngoài và trong nước thực hiện kỹ thuật
chích hai điểm để phong bế đám rối cổ nông.
Phần lớn các tác giả nước ngoài đều thực hiện
kỹ thuật tê đám rối cổ nông hai bên bằng kỹ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 392
thuật chích ba điểm như mô tả ở bảng 5.1. Tác
giả Nimmi Arora có một báo cáo trong một hội
nghị chuyên đề về tê tại chổ và tê vùng cho
phẫu thuật tuyến giáp đã xác định rằng tê đám
rối cổ nông được thực hiện với kỹ thuật chích
một, hai điểm sẽ không đảm bảo cho phẫu thuật
tuyến giáp về kiểm soát đau trong mổ và sau mổ
kể cả cùng liều thuốc. Liều lớn thuốc cùng với
chích nhiều điểm thì sẽ tốt hơn cho bệnh nhân
trong kiểm soát đau.
KẾT LUẬN
Gây tê đám rối cổ nông hai bên với kỹ thuật
chích ba điểm bằng một mũi đâm kim là kỹ
thuật đơn giản, an toàn và có hiệu quả giảm đau
tốt, kéo dài trên 24 giờ sau phẫu thuật bướu giáp
nhân đơn thuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrieu G, et al (2007), ʺ Analgesic efficacy of bilateral
superficial cervical plexus block administered before thyroid
surgery under general anaesthesia ʺ. British Journal of
Anaesthesia. Vol. 99 (4), p. 561–6.
2. Aunac S, et al (2002), ʺ The analgesic efficacy of bilateral
combined superficial and deep cervical plexus block
administered before thyroid surgery under general anesthesia
ʺ. Anesth Analg. Vol. 95, p. 746‐50.
3. Dieudonne N, et al (2001), ʺ Prevention of postoperative pain
after thyroid surgery: a double‐blind randomized study of
bilateral superficial cervical plexus blocks ʺ. Anesth Analg. Vol.
92, p. 1538‐42.
4. Gozal Y, Shapira SC, et al (1994), ʺ Bupivacaine wound
infiltration in thyroid surgery reduces postoperative pain and
opioid demand ʺ. Acta Anaesthesiologica Scandinavica. Vol.
38(8), p. 813‐5.
5. Guignard B, et al (2000), ʺ Acute opioid tolerance:
intraoperative remifentanil increases postoperative pain and
morphine requirement ʺ. Anaesthesiology. Vol. 93 ( 2 ), p. 409‐
17.
6. Huỳnh Hữu Nghĩa (2007), ʺ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa bướu giáp đơn
thuần độ lớn (IV,V) dưới vô cảm gây tê đám rối cổ ʺ. Luận văn
thạc sỹ y học‐Học viện quân y.
7. Intaric TS, et al (2007), ʺ A Prospective, Randomized
Comparison Between Combined (Deep and Superficial) and
Superficial Cervical Plexus Block with Levobupivacaine for
Minimally Invasive Parathyroidectomy ʺ. Anesthesia &
Analgesia. Vol. 105, p. 1160‐1163.
8. Karthikeyan VF, et al (2012), ʺ Randomized Controlled Trial
on the Efficacy of Bilateral Superficial Cervical Plexus Block in
Thyroidectomy. Pain Practice. LID ‐ 10.1111/papr.12022 [doi] ʺ.
9. Kesisoglou I, et al (2010), ʺ Superficial selective cervical plexus
block following total thyroidectomy: a randomized trial ʺ.
Head & Neck. Vol. 32(8), p. 984‐988.
10. Lê Việt Trung (2003), ʺ Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều
trị ngọai khoa bệnh Basedow dưới vô cảm gây tê đám rối cổ
nôngʺ. luận văn thạc sỹ y học‐Học viện quân y.
11. Mamede RC, Raful H (2008), ʺ Comparison between general
anesthesia and superficial cervical plexus block in partial
thyroidectomies ʺ. Brazilian journal of otorhinolaryngology. Vol.
74, p. 99‐105.
12. Moussa AA (2006), ʺ Bilateral Superficial Cervical Plexus
Block Alone or Combined with Bilateral Deep Cervical Plexus
Block for Pain Management After Thyroid Surgeryʺ. AJAIC.
Vol. 9, p. 45‐50.
13. Nguyễn Thị Thanh, et al. (2011), ʺ Giảm đau bằng tê cạnh cột
sống trong phẫu thuật ung thư vú ʺ. Y học Thành phố Hồ Chí
Minh. Tập. 3, p. 51‐55.
14. Phạm Xuân Lượng (2001), ʺ Tê đám rối thần kinh cổ nông
bằng lidocaine phối hợp với fentanyl trong phẩu thuật cắt
tuyến giáp điều trị bệnh Basedow ʺ. Luận văn thạc sỹ y học‐Học
viện quân y.
15. Porreca F, et al (2009), ʺ Nausea and vomiting side effects with
opioid analgesics during treatment of chronic pain:
mechanisms, implications, and management options ʺ. Pain
medicine. Vol. 10(4), p. 654‐62.
16. Shih ML, et al (2010), ʺ Bilateral superficial cervical plexus
block combined with general anesthesia administered in
thyroid operations ʺ. World Journal of Surgery. Vol. 34, p. 2238‐
2343.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 387_0106.pdf