Cá lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) là loài cá hoang dã có giá trị
kinh tếcao của hệthống sông Hồng [6]. Thịt cá lăng chấm mềm, ít xương dăm,
giá bán cao (200.000-250.000đ/kg), được coi là loài cá đặc sản nước ngọt hàng
đầu của miền Bắc [6]. Trong những năm 2002-2008, Viện nghiên cứu nuôi trồng
thuỷsản I đã nghiên cứu thành công công nghệsản xuất cá giống và quy trình nuôi
thương phẩm cá lăng chấm trong ao, đồng thời chuyển giao thành công cho các
tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Hòa Bình. Đến nay, cá lăng chấm đã được nuôi rộng
rãi ởnhiều tỉnh, trong đó có NghệAn.
10 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Hiệu quả của một số công thức thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lăng chấm nuôi thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiệu quả của một số công thức thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
lăng chấm nuôi thương phẩm
Cá lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) là loài cá hoang dã có giá trị
kinh tế cao của hệ thống sông Hồng [6]. Thịt cá lăng chấm mềm, ít xương dăm,
giá bán cao (200.000-250.000đ/kg), được coi là loài cá đặc sản nước ngọt hàng
đầu của miền Bắc [6]. Trong những năm 2002-2008, Viện nghiên cứu nuôi trồng
thuỷ sản I đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất cá giống và quy trình nuôi
thương phẩm cá lăng chấm trong ao, đồng thời chuyển giao thành công cho các
tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Hòa Bình... Đến nay, cá lăng chấm đã được nuôi rộng
rãi ở nhiều tỉnh, trong đó có Nghệ An.
I. Đặt vấn đề
Cá lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) là loài cá hoang dã có
giá trị kinh tế cao của hệ thống sông Hồng [6]. Thịt cá lăng chấm mềm, ít xương
dăm, giá bán cao (200.000-250.000đ/kg), được coi là loài cá đặc sản nước ngọt
hàng đầu của miền Bắc [6]. Trong những năm 2002-2008, Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản I đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất cá giống và quy
trình nuôi thương phẩm cá lăng chấm trong ao, đồng thời chuyển giao thành
công cho các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Hòa Bình... Đến nay, cá lăng chấm đã
được nuôi rộng rãi ở nhiều tỉnh, trong đó có Nghệ An.
Xã Hưng Hòa - Nghệ An đã đưa vào nuôi thử nghiệm cá lăng chấm nhưng
năng suất chưa cao (8-10 tấn/ha/vụ 2 năm). Một trong những nguyên nhân là do
loại thức ăn hay khẩu phần ăn chưa phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài:
“Đánh giá hiệu quả của một số công thức thức ăn khi nuôi cá lăng chấm
Hemibagrus guttatus (Lacépède 1803) thương phẩm tại xã Hưng Hòa - tỉnh
Nghệ An” đã được tiến hành nghiên cứu nhằm xác định công thức thức ăn phù
hợp nhất cho nuôi thương phẩm cá lăng chấm, góp phần hoàn thiện quy trình
nuôi loài cá có giá trị kinh tế cao này.
II. Kết quả nghiên cứu
Thí nghiệm sử dụng 3 công thức (CT) thức ăn: CT1: 100% thức ăn chế biến;
CT2: 50% thức ăn chế biến + 50% cá tạp; CT3: 100% cá tạp. Mỗi công thức lặp
lại 2 lần. Thí nghiệm được tiến hành trong các giai, với thể tích 48m2. Hệ thống
giai nuôi thí nghiệm được đặt trong các ao nước tĩnh với diện tích ao 0,5ha. Mỗi
giai thả 30 con cá có khối lượng là 409,79 g/con, cá thí nghiệm đồng đều về kích
cỡ.
1. Kết quả biến động một số yếu tố môi trường
Bảng 1: Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi Sáng Chiều Trung bình
Nhiệt độ (0C) 24,5 26,0 25,25 ± 1,06
pH 7,0 7,5
DO 4,8 5,3 5,05 ± 0,51
NH3 0,09 0,09 ± 0,01
Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố: nhiệt độ trung bình 25,25 ± 1,06 (oC); pH
7-8; DO 4-6mg/l; NH3 0,09-0,01mg NH3/l ở các nghiệm thức thí nghiệm không
có sự sai khác và đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá lăng chấm phát triển.
2. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của cá lăng chấm
thương phẩm
Qua đồ thị có thể thấy, nhìn chung tỷ lệ sống của cá tại các công thức thí
nghiệm khá cao, dao động từ 90-96,6%. Trong đó, sau thời gian nuôi thương
phẩm 90 ngày, tỷ lệ sống cao nhất ở CT2 đạt 96,6%, tiếp theo là CT1 đạt 93,3%
và thấp nhất ở CT3 đạt 90% (p<0,05). Song CT1 không có sự sai khác với CT3
(p> 0,05). Điều này cho thấy, khi nuôi cá lăng chấm giai đoạn này nên sử dụng
thức ăn là CT2 để đạt được tỷ lệ sống cao.
3. Tăng trưởng của cá lăng chấm trong quá trình thí nghiệm
3.1. Tăng trưởng theo khối lượng (W, g)
Bảng 2: Tăng trưởng khối lượng của cá lăng chấm ở các công thức thí nghiệm
Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3
W cá lúc thả (g/con) 410,14a±9,94 408,45a±0,11 410a,77±7,70
W cá lúc thu (g/con) 511,46b±5,33 552,99a±4,18 509,72c±0,69
W cá tăng thêm
(g/con)
101,32 144,54 98,95
SGRW (%/ngày) 0,753b±0,04 1,009a±0,01 0,719b±0,06
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một hàng có kí hiệu số mũ khác nhau là khác nhau ở
mức sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05)
Theo kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy, tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm,
khối lượng trung bình của cá không có sự khác nhau (p>0,05), nhưng có sự
sai khác giữa các công thức thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm. Sự tăng
trưởng theo khối lượng trung bình của cá lăng chấm trong quá trình thí
nghiệm đạt cao nhất ở CT2 (552,99g), tiếp đến là CT1 (511,46g) và thấp
nhất ở CT3 (509,72g). Điều này cho thấy sự sai khác giữa các CT1, CT2,
CT3 có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).
3.2. Tăng trưởng theo chiều dài tiêu chuẩn (SL, cm)
Bảng 3: Tăng trưởng chiều dài của cá lăng chấm trong quá trình thí nghiệm
Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3
Số lượng cá lúc thả
(cm/con)
24,3a±0,00 24,4a±0,14 24,3a±0,14
Số lượng cá lúc thu
(cm/con)
27,4b±0,14 28,7a±0,14 26,8c±0,07
Số lượng tăng thêm 3,1 4,3 2,5
SGRSL (%/con) 0,49b±0,01 0,54a±0,02 0,33b±0,02
(Ghi chú: Số liệu ở cùng một hàng có kí hiệu số mũ khác nhau là khác nhau ở
mức sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05)
Kết quả theo dõi tăng trưởng chiều dài trung bình được trình bày tại bảng
3 cho thấy, tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm, chiều dài trung bình của cá
không có sự khác nhau (p>0,05). Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, chiều
dài của cá ở CT2 so với CT1 và CT3 là có sự sai khác về chiều dài trung
bình cũng như tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày (p<0,05). Trong đó,
cá lăng chấm ở CT2 luôn thể hiện ưu thế hơn ở cả chiều dài trung bình
(28,7cm) và tăng trưởng tương đối chiều dài theo ngày (0,541%/ngày). Bên
cạnh đó, cá ở CT3 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất về chiều dài trung bình
(26,8cm) và tăng trưởng tương đối về chiều dài theo ngày (0,326 %/ngày)
(p<0,05).
4. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khi nuôi thương phẩm
Bảng 4: Hệ số chuyển đổi thức ăn khi nuôi cá lăng chấm thương phẩm
Công thức CT1 CT2 CT3
FCR 2,6 2,3 2,7
Sau thời gian 90 ngày nuôi, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá lăng chấm ở các
nghiệm thức khác nhau được trình bày ở bảng 4. Hệ số thức ăn của cá không cao,
trong đó, cao nhất tại CT1 là 2,6 và CT3 là 2,7, thấp nhất tại CT2 đạt 2,3. Có sự
sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p<0,05). Theo nghiên cứu của Phạm
Báu, Nguyễn Đức Tuân (2000) cho thấy, thức ăn chủ yếu của cá lăng chấm bao
gồm: cá, tôm, côn trùng, giun, cua và hệ số thức ăn dao động trong khoảng từ (4-
5,7). Như vậy, so sánh với các nghiên cứu trước thì kết quả FCR thu được từ các
nghiệm thức thí nghiệm là thấp hơn nhiều khi sử dụng CT2 có thể chấp nhận.
5. Hiệu quả kinh tế
Bảng 5: Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi thương phẩm cá lăng chấm
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu đánh giá CT1 CT2 CT3
Giống 44,257 44,257 44,257
Thức ăn 7,020 5,805 4,590
Nhân công 6,0 6,0 6,0
Chi phí khác 1,0 1,0 1,0
Tổng chi 58,277 57,062 55,847
Tổng thu 67,512 72,994 67,283
Lợi nhuận 9,235 15,932 11,436
Sau thời gian 90 ngày nuôi thương phẩm chưa đánh giá đúng được mức sử
dụng thức ăn của cá, vì trong giai đoạn này là ngưỡng thích hợp nhất cho cá phát
triển trong thời gian nuôi thương phẩm vụ 2 năm. Từ bảng 5 có thể thấy việc sử
dụng thức ăn chế biến kết hợp với cá tạp là phù hợp cho việc nuôi thương phẩm
cá lăng chấm vì khi nuôi thức ăn này chi phí thấp và có thể chủ động được quanh
năm trong khi thức ăn cá tạp có những thời gian không thể thu thập được.
III. Kết luận
1. Thức ăn ảnh hưởng lên sinh trưởng của cá lăng chấm, thức ăn kết hợp 50%
thức ăn chế biến + 50% cá tạp là cao nhất so với cá ăn thức ăn một
loại chế biến hay tươi sống.
2. Thức ăn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá lăng chấm, trong đó cá khi nuôi sử
dụng 50% thức ăn chế biến + 50% cá tạp cho tỷ lệ sống cao nhất (96,6%).
3. Cá ăn các loại thức ăn khác nhau cho hiệu quả sử dụng thức ăn khác nhau,
cá lăng chấm ăn 50% thức ăn chế biến + 50% cá tạp cho FCR đạt thấp nhất (2,3).
4. Hiệu quả kinh tế của các loại thức ăn thì khác nhau trong nuôi thương phẩm
cá lăng chấm, trong đó sử dụng thức ăn 50% thức ăn chế biến + 50% cá tạp cho
hiệu quả nhất (15,932 triệu đồng)./.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân, 2000. Một số đặc điểm sinh học của cá
lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) trên hệ thống sông Hồng. Viện
Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản I.
2. Phạm Báu và ctv, 2000. Báo cáo tổng kết đề tài: Điều tra nghiên cứu hiện
trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy
cơ bị tuyệt chủng. Viện nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản I.
3. Hứa Chấn Bình, 2001. Báo cáo tổng kết sinh sản nhân tạo cá lăng tại
Trung Quốc (Bản dịch của Thái Bá Hổ), Tạp chí nghề cá nước ngọt của Trung
Quốc, số 2/2011.
4. Nguyễn Đức Tuân, 2008. Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuật đề
tài nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm Hemibagrus guttatus
(Lacépède, 1803). Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thuỷ sản I.
5. Nguyễn Đức Tuân, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật sinh
sản nhân tạo cá lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) trong điều
kiện nuôi. Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thuỷ sản I.
6. Nguyễn Đức Tuân và ctv, 2004. Nghiên cứu sản xuất giống cá lăng chấm
Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803). Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thuỷ sản
I.
7. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 1992. Sách đỏ Việt Nam. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội.
■ Phạm Mỹ Dung - Trần Mạnh Hùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu_nghiep_4__5542.pdf