Hiến pháp tư sản - Chương 4. Soạn thảo Báo cáo

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CÁO

1.1. Khái niệm:

Báo cáo dùng để trình bày kết quả đã đạt được trong họat động của cơ quan, để

đánh giá kết quả của một công tác lớn, hoặc phản ánh một sự việc bất thường xảy ra

lên cấp trên hay ở hội nghị, ở cơ quan, đơn vị, ngành, tổ chức

Báo cáo là loại văn bản hành chính được sử dụng để phản ánh tình hình thực tế,

trình bày kết quả thực hiện công việc trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức

làm cơ sở để đánh giá tình hình quản lý, đề xuất những biện pháp, chủ trương mới.

1.2. Phân loại báo cáo

Có nhiều tiêu chí để phân chia các loại báo cáo như: thời hạn ban hành, nội

dung báo cáo, mức độ hoàn thành công việc.

- Dựa vào thời hạn ban hành, báo cáo gồm:

+ Báo cáo thường kỳ, là báo cáo được ban hành sau mỗi kỳ hạn được quy định

như báo cáo hàng quý, hàng năm, nhiệm kỳ.

pdf16 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hiến pháp tư sản - Chương 4. Soạn thảo Báo cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo của cấp trên. Thông báo là văn bản hành chính thông thường có vai trò truyền đạt thông tin, sự việc cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan biết để giải quyết công việc nhằm thực hiện chức năng quản lý, điều hành một cách có hiệu quả nhất. 1.2. Mục đích sử dụng thông báo - Thông báo dùng để truyền đạt nội dung của một văn bản pháp luật, một tin tức, một sự việc cho các chủ thể có liên quan biết trong hoạt động quản lí. -Thông báo được sử dụng để giới thiệu một chủ trương, chính sách của nhà nước. - Thông báo được các cơ quan quản lý sử dụng để định hướng công việc của các đơn vị trực thuộc hoặc cùng để phối hợp công tác với các cơ quan có liên quan khác. 1.3. Yêu cầu khi soạn thảo thông báo Thông báo là văn bản hành chính được các cơ quan, tổ chức dùng để truyền đạt thông tin. Để đảm bảo giá trị trong việc cung cấp thông tin khi ban hành nhóm văn bản này người sạo thảo phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thông tin trong thông báo phải đảm bảo trung thực, chính xác và kịp thời. - Nội dung của thông báo phải cụ thể, phải có trọng tâm, không cung cấp thông tin chung chung. - Về văn phong của thông báo đòi hỏi người viết phải viết ngắn gọn, dễ hiểu, không yêu cầu phải lập luận hay bộc lộ tình cảm, thái độ thể hiện tính lịch sự trong quan hệ công tác như công văn hành chính. - Đối với thể thức ký thông báo không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan kí, mà các trưởng, phó các đơn vị cấp dưới có trách nhiệm về các lĩnh vực như: đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính... ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới hình thức kí thừa lệnh. Lưu ý: Trong mọi trường hợp, thông báo không được sử dụng để thay thế các văn bản pháp luật khác như quyết định, chỉ thị... vì thông báo là hình thức văn bản không mang tính ra lệnh, bắt buộc. Ví dụ: thông báo cho cán bộ nghỉ hưu không dùng để thay cho quyết định nghỉ hưu... 2. SOẠN THẢO THÔNG BÁO Kết cấu (bố cục) của thông báo: - Quốc hiệu (tiêu ngữ). - Tên cơ quan ban hành thông báo. - Số và ký hiệu của thông báo (nếu có). - Địa danh và thời gian của thông báo - Tên văn bản. - Trích yếu nội dung của thông báo. - Nội dung của thông - Chữ kí và dấu - Nơi nhận. 2.1. Cách thức soạn thảo hình thức của thông báo. 40 Hình thức của thông báo đa số có đặc điểm giống với các văn bản hành chính khác. Hình thức của thông báo được thể hiện như sau: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH VINH Số: . /TB - HCTH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nghệ An, ngày ...... tháng..... năm...... THÔNG BÁO Về kết luận của hiệu trưởng tại cuộc họp ngày thángnăm ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ..................................................................................... Nơi nhận: - Các khoa, phòng, trung tâm; - Lưu: VT, HCTH. TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP 2.2. Cách thức soạn thảo nội dung của thông báo Cũng giống như các văn bản hành chính thông thường khác, cơ cấu nội dung của thông báo gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận. 2.2.1. Soạn thảo phần mở đầu của thông báo Phần mở đầu người soạn thảo giới thiệu trực tiếp nội dung cần thông báo mà không phải trình bày lý do hay mô tả tình hình như các văn bản hành chính khác. - Trong phần này người soạn thảo có thể nhắc lại tên văn bản hay cuộc họp có nội dung cần thông báo. Nếu thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát. - Nếu cần thiết có thể đưa ra mệnh lệnh, chỉ đạo, quyết định. 2.2.2. Soạn thảo phần nội dung chính của thông báo Nội dung chính của thông báo người soạn thảo trình bày nêu vấn đề cần thông báo một cách cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng . Để thông báo mạch lạc, dễ hiểu, người soạn thảo có thể diễn đạt theo phần, mục của vấn đề cần đề cập trong nội dung chính. 2.2.3. Soạn thảo phần kết luận của thông báo Trong phần này người soạn thảo nhắc lại nội dung chính, yêu cầu của thông báo để đối tượng liên quan thực hiện. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy. * Tuỳ theo từng loại thông báo mà người soạn thảo xác định nội dung cho phù hợp để vận dụng linh hoạt cụ thể hoá trong từng loại thông báo. Nội dung của các thông báo có thể được soạn thảo như sau: - Đối với thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị của cấp trên: + Nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt; + Tóm tắt nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách...; 41 + Yêu cầu quán triệt, triển khai thực hiện. - Đối với thông báo về kết quả hội nghị, cuộc họp: + Nêu thời gian cuộc họp, thành phần tham dự ; + Tóm tắt nội dung, hội nghị, cuộc họp; + Tóm tắt các quyết định của hội nghị, cuộc họp; + Nhắc lại và nhấn mạnh thông tin đã thông báo. - Đối với thông báo về sự thay đổi trong hoạt động của bộ máy quản lý, lãnh đạo: thay đổi cơ quan chủ quản, thay đổi phạm vi hoạt động, địa giới hành chính... + Nêu rõ lý do thay đổi; + Nội dung của sự thay đổi; + Thời gian bắt đầu thực hiện; + Nhắc lại nội dung chính và yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện. Trong những trường hợp trên đây, nhiều khi các cơ quan nhà nước sử dụng công văn trao đổi mà không ban hành thông báo. Giới hạn để lựa chọn thông báo hay công văn trao đổi là mức độ phổ cập (phạm vi) của vấn đề cần thông báo. Với thông báo phạm vi, đối tượng cần cung cấp thông tin rộng hơn công văn hành chính. Mẫu thông báo Ví dụ: Thông báo kết luận của lãnh đạo cấp trên VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ___________ Số: 309/TB-VPCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2009 THÔNG BÁO Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ- TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Ngày 24 tháng 9 năm 2009, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về việc triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Tham dự họp có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và đại diện lãnh đạo: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg, ý kiến của các đại biểu dự họp và phát biểu của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau: 1. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, dư luận chung là hoan nghênh việc ban hành Quyết định này, nhưng cũng có một số ý kiến cho là Quyết định ban hành chậm và không tán thành, đề nghị hoãn thi hành Quyết định này vì không đúng pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp lắng nghe và yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng 42 Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, rà soát kỹ lại tính hợp hiến, hợp pháp và trình tự, thủ tục ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Trên cơ sở thảo luận thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng và sau khi báo cáo, được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký văn bản khẳng định việc ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là đúng pháp luật. 2. Việc ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và đã có hiệu lực thi hành. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định này. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn điều kiện và thủ tục đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập, theo đúng Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg và các văn bản pháp luật có liên quan. Cần lưu ý việc tổ chức phổ biến, giới thiệu rộng rãi và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc sau khi ban hành Thông tư hướng dẫn này. 4. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc Viện nghiên cứu phát triển (IDS). Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về việc chấm dứt hoạt động của Viện nghiên cứu phát triển (IDS) sau khi tổ chức này tự giải thể. 5. Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trả lời đến một số Đại sứ nước ngoài đã có văn thư gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - TTgCP, các PTTg (để b/c); - Các Bộ: KH&CN, NG, TP, CA, TT&TT; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - UBND thành phố Hà Nội; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: PL, NC, QHQT, TH, Cổng TTĐT; - Lưu: VT, KGVX (3) KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) Nguyễn Hữu Vũ CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy trình bày văn bản: Thông báo về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan A. 2. Cách thức soạn thảo nội dung thông báo. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010 2. Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, TS Lưu Kiếm Thanh và TS Bùi Thị Đào, NXB Công an nhân dân, 2010 3. Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật, GS. TS Nguyễn Đăng Dung, NXB Kỹ Thuật, 2009. 4. Cẩm nang soạn thảo văn bản hành chính, Hoàng Giang, NXB Kỹ thuật, 2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0011_p2_1106.pdf