1. Hiến pháp 1946 là hiến pháp không theo bất kì một nguyên mẫu theo cách tổ
chức quyền lực nào đã có sẵn trong lịch sử
Hiến pháp 1946 ghi nhận thành quả của Cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần
đại đoàn kết rất sâu sắc: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo".
Sau tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, thành lập Nghị viện nhân dân, Nghị viện là nơi
thể hiện rõ nét chủ quyền của nhân dân: "Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất".
Đến đây, ta thấy nó gần giống hình thức Cộng hòa Đại nghị. Nhưng Điều 43 lại
khẳng định: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa", điều đó có nghĩa rằngcơ quan hành chính là một cơ quan độc
lập. Chưa hết, Hiến pháp năm 1946 không qui định trách nhiệm của Chủ tịch n ước
trước Nghị viện, mà khẳng định: "Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm
nào, trừ khi phạm tội phản quốc".
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hiến pháp 1946 và vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiến pháp 1946 và vấn đề tổ chức quyền
lực nhà nước
1. Hiến pháp 1946 là hiến pháp không theo bất kì một nguyên mẫu theo cách tổ
chức quyền lực nào đã có sẵn trong lịch sử
Hiến pháp 1946 ghi nhận thành quả của Cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần
đại đoàn kết rất sâu sắc: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo".
Sau tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, thành lập Nghị viện nhân dân, Nghị viện là nơi
thể hiện rõ nét chủ quyền của nhân dân: "Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất".
Đến đây, ta thấy nó gần giống hình thức Cộng hòa Đại nghị. Nhưng Điều 43 lại
khẳng định: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa", điều đó có nghĩa rằng cơ quan hành chính là một cơ quan độc
lập. Chưa hết, Hiến pháp năm 1946 không qui định trách nhiệm của Chủ tịch nước
trước Nghị viện, mà khẳng định: "Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm
nào, trừ khi phạm tội phản quốc". Đến đây, ta lại thấy với thiết chế Chủ tịch nước
vừa là người đứng đầu nhà nước đại diện về đối nội, đối ngoại; nhưng cũng là
người đứng đầu Chính phủ, và không chịu bất kì trách nhiệm gì trừ tội phản quốc.
Qui định này lại cho ta thấy đặc điểm này lại mang dáng dấp của hình thức Cộng
hòa Tổng thống.
Điều đặc biệt là sau khi cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 thành công, một
bản Hiến pháp rất nổi tiếng có hiệu lực ở Liên xô thời điểm đó là Hiến pháp năm
1936, là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng không lấy bản Hiến pháp này là khuôn mẫu khi xây dựng
Hiến pháp 1946.
2. Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp duy nhất mạnh dạn đặt ra vấn đề cân bằng
quyền lực:
Đặc tính căn bản của lập pháp chính là ở tính cẩn trọng. Cơ chế kiểm soát và cân
bằng quyền lực (check and balance) là một cơ chế hữu hiệu để tăng cường sự giám
sát, kiểm tra chéo giữa các cơ quan, chống nguy cơ lạm quyền.
Điều 31 qui định: "Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt
Nam phải ban bố chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được thông tri. Nhưng trong
hạn ấy, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem
ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch nước
phải ban bố". Đây là qui định thể hiện dấu ấn khá rõ về sự kiểm soát lẫn nhau của
hai nhánh quyền lập pháp và hành pháp.
Cơ chế cân bằng quyền lực còn được thể hiện rõ ở Điều 59: "Trong thời hạn 24
giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm nội các thì Chủ tịch nước có
quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại...Sau cuộc biểu quyết này,
Nội các mất tín nhiệm phải từ chức". Đây là qui định độc đáo chỉ có trong Hiến
pháp 1946, các bản Hiến pháp sau này không thể hiện rõ cơ chế Nội các phải từ
chức này. Triết lý của vấn đề không phải ở việc Chính phủ bị mất tín nhiệm, mà ở
chỗ nó thể hiện rõ chủ quyền thuộc về nhân dân. Nếu chính phủ không xứng đáng,
chính phủ phải bị giải tán.
3. Khác với các bản Hiến pháp khác, về phương diện tổ chức quyền lực, Hiến
pháp năm 1946 là Hiến pháp thể hiện rất rõ vai trò và trách nhiệm cá nhân:
Hiến pháp 1946 đặt ra vấn đề Bộ trưởng phải được Nghị viện tín nhiệm, nếu không
đuợc tín nhiệm thì phải từ chức. Chưa hết, Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về
con đường chính trị của Nội Các. Tập thể Nội các không phải liên đới chịu trách
nhiệm về hành vi của Bộ trưởng, điều đó muốn nhấn mạnh vấn đề cá nhân Bộ
trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
4. Về tổ chức chính quyền địa phương, cơ chế tản quyền được áp dụng khá
nhuần nhuyễn và hiệu quả
Ở cấp kỳ và cấp huyện không tổ chức Hội đồng nhân dân. Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân phải được cấp trên phê chuẩn. Hội đồng nhân dân ở địa phương
theo cơ chế tản quyền không nhất thiết phải được thành lập ở tất cả các cấp. Càng
nhiều cấp Hội đồng nhân dân thì tiếng nói của người dân càng bị khúc xạ, luật
pháp của nhà nước ở trung ương ban hành ra phải qua 4 cấp mới xuống được đến
người dân. Chỉ ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp xã điều đó cho thấy sự tài tình của nhà
lập hiến trong việc giải quyết xung đột giữa tính quyền lực nhà nước ở địa phương
và tính chất tự quản.
5. Hiến pháp 1946 là Hiến pháp duy nhất khẳng định quyền lập hiến thuộc về
nhân dân
Có thể khẳng định rằng Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp thể hiện tinh thần "nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" rõ nét nhất.
Hiến pháp 1946 không có một điều nào qui định quyền lập hiến thuộc về Quốc
hội. Trong chương cuối cùng về sửa đổi hiến pháp, có một điều kiện bắt buộc về
mặt thủ tục: "Sau khi đã được nghị viện ưng chuẩn, Hiến pháp phải đưa ra toàn
dân phúc quyết". Điều đáng tiếc là chưa một lần trong lịch sử, chúng ta đưa ra
để toàn dân phúc quyết.
Vậy có hai khả năng lập luận được đặt ra:
1. Nếu coi Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc, thì tất cả các
Hiến pháp còn lại là Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 hiện hành
đều VI HIẾN vì vi phạm về trình tự, thủ tục xây dựng Hiến pháp và đương nhiên
đến nay Hiến pháp 1946 vẫn còn hiệu lực trên thực tế.
2. Nếu coi Hiến pháp 1946 không phải là bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc vì lý
do lịch sử đã được Nghị viện thông qua nhưng chưa đưa ra toàn dân phúc quyết,
thì chúng ta phải chấp nhận một thực tế đau sót là quyền lập hiến chưa bao giờ là
thuộc về nhân dân. Người dân Việt Nam chưa bao giờ biết đến quyền phúc quyết
một văn bản pháp lý có hiệu lực quan trọng nhất là Hiến pháp. Từ Hiến pháp 1959
trở đi Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp. Phải
chăng đây chính là một trong những lí do mà từ đó đến nay, chưa đầy nửa thế kỷ
Hiến pháp - một văn bản pháp luật cần tính ổn định hơn cả đã bị sửa đi sửa lại
nhiều lần? Liệu đã có một chủ nghĩa lập hiến ở nước ta?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_385.pdf