Hiện đại hóa văn học - Bước ngoặt quan trọng của văn học hiện đại Việt Nam và Hàn Quốc (Nhìn từ hai tác giả tiêu biểu Hyun Jin Geon và Nam Cao)

Việt Nam và Hàn Quốc cùng nằm trong một châu lục. Những biến

động xã hội của hai đất nước có nhiều nét tương đồng. Năm 1945 cả Việt

Nam và Hàn Quốc đều giành được độc lập và bước sang kỷ nguyên mới.

Văn học vì thế cũng có những biến động tương tự. Nửa đầu thế kỷ XX, hai

nền văn học bước vào thời kỳ hiện đại hóa, chấm dứt thời kì văn học trung

đại - văn học chữ Hán. Bài viết nhìn lại quá trình hiện đại hóa văn học của hai

nền văn học và nhìn sâu hơn vào 2 tác giả văn xuôi cụ thể - Hyun Jin Geon và

Nam Cao. Hai nhà văn có vị trí quan trọng và có những đóng góp to lớn cho

nền văn học hiện đại của hai quốc gia và là những nhà văn được chọn dạy

ở các cấp học trong chương trình giáo dục. Nghiên cứu hai nhà văn này còn

chỉ ra nét tương đồng của tư tưởng, quan niệm. trong sáng tác của họ và

thấy điểm thống nhất trong định hướng giáo dục của Việt Nam và Hàn Quốc.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Hiện đại hóa văn học - Bước ngoặt quan trọng của văn học hiện đại Việt Nam và Hàn Quốc (Nhìn từ hai tác giả tiêu biểu Hyun Jin Geon và Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện thực cuộc sống thông qua những trải nghiệm. Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của Hyun Jin Geon luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được trong cuộc sống. Dù có thất bại, họ vẫn luôn quyết tâm khắc phục gian khổ. Bởi vậy, Hyun Jin Geon trong văn đàn đương đại, luôn được đánh giá như một nhân tài lạ thường mà phi thường trong nghệ thuật và là một trong những nhà văn thể hiện cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống, tác động tới độc giả bằng giá trị nhân văn, tỉnh táo, khách quan mà vẫn lay động thức nhận hết sức sâu sắc. Vì thế sáng tác của Hyun Jin Geon không chỉ được giới nghiên cứu quan tâm mà còn rất có giá trị trong giáo dục thế hệ trẻ. 1 Lee Jae-sun, Lịch sử tiểu thuyết cận đại Hàn Quốc,1979.p.216 HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC - BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 194 2.2. Nam Cao (1915 – 1951) Sáng tác của Nam Cao xuất hiện sau cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên (Tố Tâm) hơn mười năm, chưa đầy năm năm sau Tự lực văn đoàn và những cây bút hiện thực (Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng), Nam Cao thuộc chặng đường cuối cùng của quá trình hiện đại hoá văn học. Quá trình sáng tác của Nam Cao đan xen giữa những tác phẩm viết theo cảm hứng lãng mạn (buổi đầu) đã có những tác phẩm viết bằng cảm hứng hiện thực (như bài thơ Tiếng khóc bên đường, các truyện Nghèo, Một bà hào hiệp, Cái chết của con mực...). Sáng tác của Nam Cao cho thấy một giọng văn mới hình thành, có cái đắng chát về một thực tại lam lũ, phi lý. Cảm quan hiện thực ấy đã trở thành ý thức hoàn toàn tự giác ở Chí Phèo và những tác phẩm sau đó của nhà văn. Ngòi bút của Nam Cao là ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt, là tiếng nói “đau khổ”, “cất lên từ những kiếp lầm than”, từ những kiếp “sống mòn” không lối thoát. Thuộc lớp nhà văn ở cuối chặng đường quá trình hiện đại hóa, Nam Cao vừa được thừa hưởng từ lớp đàn anh đi trước nhưng cũng luôn nỗ lực hết mình. Sáng tác của Nam Cao vừa bình dị, chân thực nhưng cũng rất sâu xa, trí thức. Gân guốc, sống động nhưng không xô bồ, dễ dãi; tinh tế, uyển chuyển mà không sáo rỗng... Với học vấn, ý chí và sự tinh nhạy, mỗi lần cầm bút nhà văn đều có ý thức lựa chọn phương thức diễn đạt vừa để phù hợp với đối tượng miêu tả, vừa qua ngôn ngữ có thể truyền tải những vấn đề sâu sắc, phức tạp của cuộc sống, của con người - những điều mà nhiều khi chỉ nằm trong cảm nhận, ở khoảng lặng... những điều không thể viết ra. Nam Cao thường viết về cuộc sống xung quanh mình, thậm chí viết về chính bản thân mình. Mỗi trang văn của ông thấm đẫm tư tưởng tình cảm của con người nhà văn - con người có trái tim nhân hậu, gắn bó ân tình với những con người nghèo khổ. Nam Cao thường hay “đóng cũi sắt tình cảm”, ít bộc lộ mình. Ngay từ khi còn nhỏ, Nam Cao đã được theo bà nội và gia đình đến nhà thờ mỗi tuần. Những quy định, tiêu chí sống của người theo đạo Thiên Chúa đã ngấm vào máu Nam Cao từ thuở thiếu thời. Sám hối, ăn năn, suy xét bản thân đã trở thành đời sống đạo đức của người trí thức Nam Cao. Người đọc có thể nhận thấy, rất nhiều nhân vật của Nam Cao biết ăn năn, sám hối và những trang văn ấy thường là những trang văn hay, làm lay động lòng người. Cuộc sống và tính cách ấy đã in đậm trong các sáng tác của Nam Cao. Đọc các tác phẩm của ông, người đọc có thể nhận ra đó là một nhà văn sống nội tâm, sâu sắc và rất hay suy tư, luôn luôn day dứt trước những vấn đề liên quan đến nhân phẩm, nhân cách, lối sống của con người. Cá tính ấy đã làm nên một lối văn “lạnh lùng mà sôi nổi, tàn nhẫn mà độ lượng, chua chát mà thương cảm. Văn Nam Cao không ru mà lay tỉnh, không ve vuốt mà như quất vào người”1. 1 Nhiều tác giả (1998), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Bích Thu biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam. Trang 61. 195 Trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao, dù viết về người nông dân hay người trí thức, mỗi trang văn của ông đều tha thiết tình yêu và khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người. “Phải cố tìm mà hiểu”, phải xem xét đằng sau cái biểu hiện dù là điên khùng, lưu manh (như Chí Phèo), dù bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm (như Lão Hạc), dù là so đo, tính toán (như Thứ, San, Oanh...) họ vẫn là con người và còn có những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện, chân chính mà chỉ có con người mới có. Suy tư, dằn vặt, trăn trở về cuộc sống, về kiếp người, những trang viết của Nam Cao thường đạt tới một tầm khái quát nhân sinh to lớn nên đề tài dù hẹp mà tư tưởng thì rộng lớn, sâu sắc. Kỵ nhất cái lối viết văn “thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”, Nam Cao tự mình tìm cho mình một lối đi riêng, không màng đến “thị hiếu tầm thường của độc giả”, không bị “rợp bóng” bởi các cây đại thụ đàn anh. Những cạnh tài của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài mình, ở thiên chức của mình”1. Điều đó cũng được hình thành từ khát vọng khẳng định mình của Nam Cao. Khát vọng ấy được nhà văn gửi gắm qua lời tuyên ngôn của Hộ (Đời thừa): “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có...”. Nam Cao luôn thể hiện một khả năng sắc bén trong việc nắm bắt, khám phá những tầng sâu của cuộc sống, của con người, đồng thời thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của nhà văn về cuộc sống và con người. Với cảm hứng phân tích và lí giải hiện thực, “khám phá con người trong con người”, khi viết về người trí thức như trong “Đời thừa”, “Sống mòn” hay người nông dân như trong “Lão Hạc”, “Chí Phèo” Nam Cao đều có cái nhìn đa chiều, thấy cả “rồng phượng lẫn rắn rết” trong mỗi con người, làm thức tỉnh những giá trị cao đẹp của con người và dành sự cảm thông thương xót, cơ hội sửa sai cho mỗi tội lỗi Với sự da diết và sâu sắc, với cá tính sáng tạo và lòng nhân ái và cả sự tự trọng của con người đời thường và người nghệ sĩ Nam Cao, sáng tác của nhà văn luôn để lại sự lay động, thức tỉnh và trân trọng đến người nghiên cứu, người đọc và thế hệ trẻ. C. Kết luận Văn chương ngày càng đổi mới theo hướng hiện đại nhằm bắt kịp xu thế thời đại và những diễn biến phức tạp của cuộc sống. Cuộc sống đa chiều đòi hỏi văn học phải mang tính đối thoại, không thể sử dụng cái nhìn đơn nhất, lời văn đơn 1 Nhiều tác giả (1998), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Bích Thu biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam. Trang 493. HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC - BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 196 giọng đối với thế giới và con người. Thay đổi thi pháp sáng tác, quan niệm về văn chương là nhu cầu tất yếu của mỗi nền văn học. Những bước đi đầu tiên của những người góp phần làm thay đổi diện mạo nền văn học luôn luôn đầy thách thức, đòi hỏi cái nhìn khách quan, thấu đáo, sâu sắc và bản lĩnh với một trái tim nồng ấm có khả năng làm lay động tâm thức mọi thế hệ. Nam Cao và Hyun Jin Geon tuy ở hai đất nước khác nhau nhưng tài năng và tâm huyết của họ đã gặp một bối cảnh xã hội giống nhau khiến cho ngòi bút họ tỏa sáng, trở thành những trụ cột quan trọng của nền văn học mới ở hai quốc gia. Sáng tác của họ không nằm lại ở giá trị đương thời mà còn có giá trị nhân sinh sâu sắc. Và họ đã trở thành những tác gia có sức lan tỏa, có tầm giáo dục cho mọi thế hệ. Sáng tác của họ không chỉ là kết tinh của nỗ lực sáng tạo và những gì tha thiết nhất trong tâm thức đối với dân tộc mà còn là tài sản vô giá ghi nhận bước trưởng thành, tính chất hiện đại của văn xuôi sau chưa nhiều ngày rời bỏ thi pháp trung đại. Việc trân trọng những nhà văn có tầm và có tâm, đưa sáng tác của họ vào chương trình giáo dục các cấp cho thấy điểm tương đồng trong định hướng giáo dục của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Trong cuộc sống ngày hôm nay, chúng ta cần hướng tới và mong muốn thế hệ trẻ có được sự nhận thức đúng đắn về xã hội, ý thức dân tộc và giá trị làm người, cũng như cần giáo dục thế hệ trẻ phải có sự nỗ lực và bản lĩnh sáng tạo không ngừng. Sáng tác của hai nhà văn Hyun Jin Geo và Nam Cao có thể đáp ứng được định hướng đó. Tài liệu tham khảo 1. Kim Seon Hak, Luận cương văn học, Tài liệu văn học, 2012. 2. Kim Seon-Yong, Khái luận văn học, Tài liệu văn học, 2014. 3. Kim Dong-Sik, Con đường dẫn đến bộ mặt của Joseon trong Tuyển tập tiểu thuyết Hyun Jin Geon. NXB Văn học và Tri thức, tr.358, 2008. 4. Lee Jae-sun, Lịch sử tiểu thuyết cận đại Hàn Quốc, Hong Sung Sa, tr.216, 1979. 5. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của các nhà văn, NXB Giáo dục Việt Nam, tr43, 1991. 6. Nhiều tác giả (1998), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Bích Thu biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam, tr61, 1998. 197 MODERNIZATION OF CULTURE - IMPRESSIVE IMPRESSIONS OF MODERN LITERATURE IN VIETNAM AND KOREA (Looked at from the two authors Hyun Jin Geon and Nam Cao) Assoc.Prof Ph.D Le Hai Anh1 MA. Park Gwi Ju2 Abstract: Korea and Vietnam lie on the same continent. Both countries also have a lot of similarities in social changes. In 1945, Korea and Vietnam gained independence, and by entering a new age, both literatures experienced a similar shift. In the first half of the 20th century, both countries’ literary worlds entered the modern age as the medieval literature (Chinese letter literature) came to an end. This thesis illuminates the modernizing the process of both countries’ literary worlds and thoroughly examines the authors Hyun Jin Geon and Nam Cao. Hyun Jin Geon and Nam Cao contributed greatly to both countries’ literature and took an important position, and have been selected by both countries’ education curriculum. Studying both of these authors can not only reveal the similarities between the pure and clear ideology and perspective in their creative activity but also reveal the similarities in both countries’ intention of education. Keywords: Korean literature, Vietnamese literature, modernism, comparative literature, Hyun Jin Geon, Nam Cao. 1 University of Education; Email: lehaianhsphn@gmail.com. 2 Ha Noi University.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_dai_hoa_van_hoc_buoc_ngoat_quan_trong_cua_van_hoc_hien.pdf
Tài liệu liên quan