Hetty Green - một trong những người giàu có nhất trong lịch sử,
một doanh nhân đã đi vào lịch sử tài chính của nước Mỹ với tư
cách là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên Phố Wall.
Hetty Green (1834 - 1916) thừa kế một gia sản đồ sộ của gia đình
tích lũy từ thế kỉ 19 trong ngành vận chuyển và đánh bắt cá voi ở
Massachusetts, và sau đó đã nhân tài sản lên gấp trăm lần với
vai trò là đại gia nữ duy nhất trên Phố Wall thời đó. Trên thực tế,
thành công của bà lớn đến mức J.P. Morgan đã từng mời bà đến
dự cuộc họp tổ chức vào năm 1907 nhằm giải quyết nỗi hoảng
loạn đe dọa thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ.
Hetty là người đàn bà duy nhất được mời tham dự. Tuy vậy, tai
tiếng với tính keo kiệt và lập dị quá mức; đó là lí do vì sao mọi
người đặt cho bà biệt hiệu "Mụ phù thủy của phố Wall."
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hetty Green - "Phù thủy" ra tiền phố Wall, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hetty Green - "Phù thủy" ra tiền
phố Wall
Hetty Green - một trong những người giàu có nhất trong lịch sử,
một doanh nhân đã đi vào lịch sử tài chính của nước Mỹ với tư
cách là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trên Phố Wall.
Hetty Green (1834 - 1916) thừa kế một gia sản đồ sộ của gia đình
tích lũy từ thế kỉ 19 trong ngành vận chuyển và đánh bắt cá voi ở
Massachusetts, và sau đó đã nhân tài sản lên gấp trăm lần với
vai trò là đại gia nữ duy nhất trên Phố Wall thời đó. Trên thực tế,
thành công của bà lớn đến mức J.P. Morgan đã từng mời bà đến
dự cuộc họp tổ chức vào năm 1907 nhằm giải quyết nỗi hoảng
loạn đe dọa thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ.
Hetty là người đàn bà duy nhất được mời tham dự. Tuy vậy, tai
tiếng với tính keo kiệt và lập dị quá mức; đó là lí do vì sao mọi
người đặt cho bà biệt hiệu "Mụ phù thủy của phố Wall."
Suy nghĩ ngược
Mặc dù người ta có thể chế nhạo bà là mụ phù thuỷ, nhưng khó
ai có thể bác bỏ sự thật Hetty là một thiên tài đầu tư. Trên thực
tế, những chiến lược đầu tư của bà tương tự với những kĩ thuật
mà các quỹ hedge-fund ngày nay sử dụng. Khả năng độc lập, tư
duy rạch ròi và tính chắc chắn là các nhân tố đã đem lại cho bà
sự thành công ngoạn mục.
Một trong những khả năng của Hetty là phương pháp suy nghĩ
ngược với đám đông. Mặc dù trong cuộc sống, những người như
vậy thường khó gần, và những quyết định họ đưa ra rất đáng
hoài nghi, nhưng nó đã tạo ra kết quả kinh doanh ngoài sức
tưởng tượng. Lối suy nghĩ "ngược đời" trong đầu tư đã được
tổng kết khéo léo bởi Russell Sage, một người cùng thời Hetty.
Ông là người đã khuyên các nhà đầu tư mua mũ chống nắng vào
mùa đông, khi chả ai cần đến chúng, và sau đó bán ra khi thời tiết
ấm dần lên.
Hetty đã làm đúng như vậy sau ngày Thứ 5 đen tối, 18/9/1873,
ngày khi thị trường chứng khoán New York đổ vỡ. Điều đầu tiên
bà làm vào buổi sáng hôm sau là xuất hiện trên Phố Wall để đặt
những lệnh mua lớn và thu hoạch một vụ thắng lớn khi giá cả hồi
phục. Bà cũng làm tương tự vào năm 1907, khi bảo lãnh phát
hành cho trái phiếu chính quyền thành phố New York với mức 1,1
triệu USD vào thời điểm mà chẳng ai thèm quan tâm, và đã cứu
thành phố thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Đầu tư vào Cty dự đoán sẽ xảy ra thâu tóm
Một kĩ thuật hedge-fund nữa mà bà sử dụng là risk-arbitrage,
chiến lược đầu tư vào một Cty khi dự đoán rằng sẽ xảy ra thâu
tóm. Vào năm 1886, một nhóm các nhà đầu tư ở New York mua
cổ phiếu của Cty Georgia Central Railroad, một Cty đường sắt
làm ăn có lãi. Các nhà đầu tư nhận ra rằng tuyến đường sắt, dài
khoảng 2.000 dặm, sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nhiều nếu đội
ngũ quản lí được cải thiện. Thêm vào đó, Cty này cũng sở hữu
một đội thuyền hơi nước làm ăn rất lãi chạy trên tuyến từ Georgia
đến New York, nhưng không được phản ánh trên giá cổ phiếu.
Nhắm vào mục tiêu Georgia Central, các nhà đầu tư của New
York hành động giống hệt những quỹ cổ phần tư nhân hiện tại,
tìm kiếm những Cty đại chúng mà họ có thể mua lại để nắm
quyền kiểm soát, và sau đó bán lại với giá cao hơn.
Đầu tư kền kền
Một kĩ thuật khác mà Hetty sử dụng đó là "đầu tư kền kền," khi đó
bà sẽ mua trái phiếu được bảo đảm với giá chiết khấu cực kì rẻ
của những Cty đang "lâm nạn" dự đoán rằng Cty sẽ gượng dậy
sau khi phá sản. Theo luật phá sản của Hoa Kì, các cổ đông mất
khoản đầu tư khi Cty bị phá sản, nhưng những người giữ trái
phiếu bảo đảm sẽ khiến nại đòi tài sản của Cty và sự thống nhất
của họ sẽ dẫn đến tái lập DN.
Năm 1887, Hetty mua cổ phiếu trị giá trên 1 triệu USD của Cty
đường sắt Houston and Texas Central Railroad, một hãng điều
hành kém hiệu quả và hoạt động rất èo uột. Khi người khổng lồ
ngành đường sắt Collis Huntington tiếp quản Cty và cố gắng lôi
kéo những người nắm cổ phiếu chấp nhận những cổ phiếu có giá
trị thực tế thấp hơn rất nhiều mức giá mua, ông đã không dự
đoán được là mình phải đối phó với Hetty. Bà biết rằng trái phiếu
của bà được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp của ngành
đường sắt, và rằng Huntington thèm khát hoạt động của Cty bởi
vì ông ta muốn tham gia nó với đế chế riêng Central Pacific của
mình.
"Trận chiến" giữa Huntington và Green, sức mạnh không thể
ngăn cản gặp chướng ngại vật bất dịch. Hetty từ chối bỏ phiếu
tán thành việc tổ chức lại Cty trong gần 1 năm sau đó, khiến kế
hoạch thâu tóm của Huntington trong tình trạng lấp lửng, và chơi
trò "tàn phá" giá chứng khoán ở cả Cty Central Pacific và
Houston and Texas Central, cho đến khi Huntington đáp ứng các
điều khoản của bà. Huntington đã không bị cản trở, nhưng ông đã
bị đánh chệch hướng, và Hetty đã kiếm được một khoản "đẹp
trai" sau vụ đó.
Hetty mất ngày 3/6/1916 khi sống cùng con trai Ned. Ned đã thừa
hưởng gia tài của mẹ và trở thành ông chủ đường sắt, sống xa
hoa trong cung điện của riêng mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hetty_green.pdf