Hệ thụ cảm

 Hệ thụ cảm còn được gọi là cơ quan cảm giác.

 Là các cơ quan chuyên trách gồm những tế bào

đã được biệt hóa để tiếp nhận mọi dạng kích

thích từ môi trường bên ngoài và bên trong đối

với cơ thể.

 Là bộ phận đầu tiên của một quá trình thần kinh

phức tạp. Nhờ hệ thụ cảm mà người và động

vật tiếp thu được mọi tín hiệu từ môi trường.

pdf91 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hệ thụ cảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15mm  trị số khúc xạ tương đương là 59D khi nhìn xa và 70,5D khi nhìn gần. 62 Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt  Mắt người cho phép nhìn rõ vật cách xa từ 65m mà không cần điều chỉnh, khoảng cách 65m được gọi là “viễn điểm” của mắt.  Khi vật thể gần thì phải điều chỉnh mắt bằng cách tăng độ cong của thủy tinh thể để giảm tiêu cự đến khi thủy tinh thể không điều chỉnh được nữa, được gọi là “cận điểm” của mắt 63 Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt Sự tự điều chỉnh tiêu cự của mắt có thể thực hiện theo các cách sau: Một số động vật như thâm mềm, cá, lưỡng thê, rắn tự đẩy thủy tinh thể ra phía trước, làm tăng khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc Một số loài bò sát khác và thú tăng độ cong của thủy tinh thể để tăng độ khúc xạ của mắt, hoạt động này là do sự co giãn của cơ mi. 64 Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt Cận điểm và viễn điểm thay đổi ở từng người, cận điểm thay đổi theo tuổi. Từ 45 tuổi trở lên, cận điểm tiến tới viễn điểm  cả cận điểm và viễn điểm xa dần  chứng viễn thị ở tuổi già 65 Một số tật về mắt Cận thị Viễn thị Loạn thị 66 Cận thị (Myopia)  Do thủy tinh thể quá cong hoặc do nhãn cầu dẹp trên – dưới làm đường kính mắt quá dài  hình ảnh vật thể hiện trước võng mạc.  Vì vậy người cận thị phải mang kính phân kỳ (hai mặt lõm)  Cận thị thường bẩm sinh (có tính di truyền)  Cũng có trường hợp phát triển ở tuổi thiếu niên. 67 Viễn thị (Hyperopia)  Do thủy tinh thể không có khả năng cong tốt, hoặc do cấu tạo của nhãn cầu bị dẹp trước – sau làm đường kính mắt quá ngắn  hình ảnh vật thể hiện sau võng mạc.  Vì vậy người viễn thị phải mang kính hội tụ (mặt lồi) 68 Loạn thị (Astigmatism)  Hình ảnh của vật thể bị méo mó, không rõ.  Nguyên nhân có thể do hệ quang học cấu tạo không bình thường, thiếu đồng nhất, độ cong của thủy tinh thể không đều làm cho ánh sáng bị khúc xạ nhiều hướng, không quy tụ để tạo ảnh.  Người bị loạn thị phải được đo và mang loại kính riêng 69 Cơ quan thính giác (Tai)  Tai là cơ quan thính giác đồng thời là cơ quan giữ thăng bằng cho cơ thể.  Tai gồm có 3 phần có cấu tạo và chức năng khác nhau: Tai ngoài (Outer ear) Tai giữa (Middle ear) Tai trong (Inner ear) 70 Tai ngoài (Outer ear)  Gồm vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ Vành tai được cấu tạo từ mô sụn đàn hồi, có da bọc kín. Ống tai ngoài: dài khoảng 2cm và hướng tới màng nhĩ.  Vai trò: hướng và dẫn sóng âm về phía màng nhĩ, sóng âm sẽ tác động làm dao động màng nhĩ và được chuyển vào tai giữa 71 Tai giữa (Middle ear)  Là khoang chứa đầy không khí nối với hầu qua vòi Eustache, có tác dụng cân bằng áp suất khi thay đổi độ cao  Gồm có: Xoang nhĩ Vòi Eustache 72 Xoang nhĩ  Có 3 xương, chuyển các rung động cơ học từ màng nhĩ đến tai trong:  Xương búa (Malleus)  Xương đe (Incus)  Xương bàn đạp (Stapes)  Có thể tích khoảng 1cm3  Phía bên trong có 2 cửa:  Cửa sổ tròn (cửa ốc tai)  Cửa sổ bầu dục (cửa tiền đình) 73 Xoang nhĩ  Xương búa gắn với màng nhĩ, xương bàn đạp gắn với cửa bầu dục  Có 2 cơ nhỏ gắn vào xương búa và xương bàn đạp  điều chỉnh sự dẫn truyền âm thanh  Các xương nối với nhau bằng khớp động 74 Vòi Eustachi  Dài khoảng 3cm, rộng 2mm, nối xoang nhĩ với phần mũi hầu ở khoang miệng.  Bình thường, đoạn phía hầu xẹp xuống, đóng kín. Khi nuốt, nó được mở ra  không khí lọt vào xoang nhĩ  áp lực xoang nhĩ cân bằng với áp lực khí quyển. 75 Tai trong (Inner ear)  Là bộ phận cấu tạo phức tạp nhất, thực hiện hai chức năng chính:  Cảm giác thính giác (phần ốc tai)  Giữ thăng bằng (phần tiền đình).  Nằm sâu trong xương thái dương, được gọi chung là mê lộ (labyrinthus) gồm:  Mê lộ xương (Bony labyrinth)  Mê lộ màng (Membranous labyrinth) 76 Mê lộ xương và mê lộ màng 77 Mê lộ xương Gồm 3 phần chính: Các vòng bán khuyên Bộ phận tiền đình Ốc tai 3 phần này liên hệ với nhau và được ngâm trong túi dịch ngoại bào 78 Vòng bán khuyên  Gồm 3 ống xương hình vòng cung, hướng ra 3 chiều: trước, sau, bên.  Cả 3 ống đều thông với bộ phận tiền đình ở 2 đầu 79 Bộ phận tiền đình Là một khoang nhỏ và có nhiều đường thông với: ốc tai, tai giữa (qua cửa tròn và bầu dục), vòng bán khuyên. 80 Ốc tai Là một xương xoắn ốc hai vòng rưỡi. Một đầu thông ra bộ phận tiền đình, đầu kia ở đỉnh ốc thì bịt kín. 81 Mê lộ màng  Mê lộ màng vòng bán khuyên in hình theo mê lộ xương bán khuyên  Mê lộ màng khoang tiền đình gồm 2 túi:  Túi cầu thông với phần màng ốc tai  Túi bầu dục thông với phần bán khuyên  Mê lộ màng ốc tai gồm hai màng chạy dọc ống xương ốc tai:  Màng tiền đình: phía trên, mỏng  Màng nền: phía dưới dày 82 Mê lộ màng  Màng tiền đình và màng nền phân ốc tai thành 3 ống nhỏ:  Ống thang tiền đình (scala vestibuli): chứa dịch ngoại bào  Ống thang màng nhĩ (scala tympani): chứa dịch ngoại bào  Ống màng (scala media): chứa dịch nội bào 83 Cơ quan Corti  Bao gồm:  Lớp biểu mô, trên đó có các tế bào thụ cảm đặc biệt (trên đầu có các bó lông cảm giác)  Phía trên tế bào lông là màng nóc  Sợi trục của các tế bào thụ cảm thính giác họp thành nhánh ốc tai của dây số VIII  Là cơ quan cảm nhận thính giác của ốc tai, đi vào trong ống màng từ màng cơ sở 84 Sự truyền sóng âm  Sóng âm đi vào ống tai ngoài  màng nhĩ rung  hệ xương (búa, đe, bàn đạp)  cửa sổ bầu dục.  Màng nhĩ rộng khoảng 72mm2, màng cửa sổ bầu dục 3,2mm2. Tỉ lệ 1/22 này làm cho sóng âm được tăng cường lên 22 lần ở cửa sổ bầu dục. 85 Sự truyền sóng âm  Với dao động nhẹ  màng bầu dục rung động  ngoại dịch ốc tai  màng đáy rung  hướng đến các tế bào lông thụ cảm  mở kênh K+  ion K+ chảy vào các tế bào lông thụ cảm  hình thành điện thế hoạt động  dây thần kinh thính giác  hành tủy  đồi thị  vùng vỏ não thính giác ở thùy thái dương  sự nghe xuất hiện 86 Giới hạn thu nhận âm thanh  Đơn vị đo thính lực là decibel (db)  Giới hạn thính lực của người khoảng 10 – 120db. Quá giới hạn 120db sẽ gây cảm giác đau ở tai và có thể làm tổn hại cơ quan thính giác.  Tai người nghe được âm thanh với tần số từ 20 – 20.000 dao động trong một giây tức là 20 – 20.000Hz  Giới hạn thu nhận giảm dần theo tuổi. 87 Độ nhạy của thính giác  Một số động vật có khả năng nghe được cả siêu âm (> 20.000Hz). Ví dụ: chó, mèo, dơi…  Một số loài nghe được âm rất thấp (<20Hz). Ví dụ: cừu  Tai người nghe tốt nhất là các âm có tần số 1.000 – 4.000Hz, ngưỡng để phân biệt các âm là 5Hz, khoảng cách 2 âm kế tiếp có thể phân biệt được là 0,01 giây 88 Cảm giác thăng bằng  Túi bầu dục, túi tròn (các tế bào thụ cảm bị kích thích bởi chuyển động thẳng, lắc đầu, gật đầu, cúi đầu…)  Các ống bán khuyên (các tế bào thụ cảm bị kích thích bởi chuyển động quay) 89 Túi bầu dục và túi tròn  Các tế bào thụ cảm có lông nằm trong khối keo  Túi bầu dục tiếp nhận những thay đổi liên quan đến trọng lực  Túi cầu tiếp nhận sự chuyển động hướng tới trước - sau 90 Các ống bán khuyên  Khi cơ thể chuyển động quay không đều, nội dịch trong các ống bán khuyên chuyển động  vòm lông hình nấm của tế bào thụ cảm  tế bào hưng phấn  hình thành xung thần kinh 91 Cảm giác thăng bằng  Các xung thần kinh hướng tâm dẫn truyền trên nhánh tiền đình của dây số VIII:  Một số nhánh chạy về tiểu não cùng phía  Một số nhánh chạy về nhân tiền đình cùng phía của hành tủy Từ nhân tiền đình lại có xung động chạy lên tiểu não  Xử lý và trả lời bằng cách điều khiển các cơ, chỉnh lại tư thế và giữ thăng bằng cho cơ thể.  Tiểu não là trung khu thần kinh cao cấp điều hòa chức năng thăng bằng. Tuy nhiên, vỏ não cũng tham gia chức năng này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_ii_2_he_thu_cam_5879.pdf
Tài liệu liên quan