Hệ thống trợ giúp công tác khám chữa bệnh cho bộ đội

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển phù hợp với tiến triển của đất nước thì chúng ta không thể không nói đến sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, là nguồn của cải to lớn mà chúng ta có thể đi sâu, đi xa để tìm hiểu sự phát triển của nó vì vậy sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý là một yêu cầu cấp bách của toàn xã hội trong khi cuộc cách mạng về thông tin đang bùng nổ trên toàn thế giới.

Để đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong tình hình phát triển mạnh mẽ của ngành tin học với thế mạnh về hiệu quả thiết thực phục vụ cho đời sống và xã hội cùng với sự phát triển vượt bậc của các công cụ phần cứng và phần mềm, tin học đã từng bước được xã hội công nhận là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội.

Quân đội là một môi trường có tính kỷ luật, tính bí mật cao vì vậy việc quản lý các thông tin của ngành trên máy tính cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này. Từ vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu xây dựng hệ thống trợ giúp công tác khám chữa bệnh cho bộ đội dùng cho Quân y của một đơn vị bộ đội từ cấp trung đoàn trở lên.

 

doc61 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hệ thống trợ giúp công tác khám chữa bệnh cho bộ đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển phù hợp với tiến triển của đất nước thì chúng ta không thể không nói đến sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, là nguồn của cải to lớn mà chúng ta có thể đi sâu, đi xa để tìm hiểu sự phát triển của nó vì vậy sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý là một yêu cầu cấp bách của toàn xã hội trong khi cuộc cách mạng về thông tin đang bùng nổ trên toàn thế giới. Để đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong tình hình phát triển mạnh mẽ của ngành tin học với thế mạnh về hiệu quả thiết thực phục vụ cho đời sống và xã hội cùng với sự phát triển vượt bậc của các công cụ phần cứng và phần mềm, tin học đã từng bước được xã hội công nhận là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội. Quân đội là một môi trường có tính kỷ luật, tính bí mật cao vì vậy việc quản lý các thông tin của ngành trên máy tính cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này. Từ vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu xây dựng hệ thống trợ giúp công tác khám chữa bệnh cho bộ đội dùng cho Quân y của một đơn vị bộ đội từ cấp trung đoàn trở lên. Do đặc thù của công tác khám chữa bệnh và nhất là thông tin về bệnh tật của từng cán bộ nên hệ thống chỉ dừng lại ở mức độ trợ giúp lưu trữ thông tin là chủ yếu. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - đại tá, tiến sĩ Nguyễn Hữu Mộng, mặc dù không có được nhiều thông tin lắm về đề tài, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với một kết quả nhất định. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Mộng, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp để em có thể hoàn thành chương trình của mình. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do lượng thông tin em thu lượm được có giới hạn, kiến thức của bản thân còn hạn chế, đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành nhưng chỉ với kết quả nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô và các bạn để chương trình của em có thể được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2008 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thu Phương Chương 1 HOẠT ĐỘNG CỦA QUÂN Y 1.1 Công tác bảo đảm quân y sẵn sàng chiến đấu 1.1.1. Công tác chỉ huy quân y Căn cứ quyết tâm chiến đấu và ý định của người chỉ huy, bảo đảm quân y liên tục, chính xác, chủ động, kịp thời, linh hoạt. Thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình bảo đảm quân y, nghiên cứu nhận định chính xác, xử trí tình huống kịp thời, nhanh chóng xác định nhiệm vụ mới hoặc bổ sung nhiệm vụ bảo đảm quân y cho cấp dưới. Trong công tác bảo vệ kho trạm quân y, người chỉ huy các trạm quân y sử dụng lực lượng của mình, lực lượng thương binh, bệnh binh nhẹ tổ chức canh gác để bảo đảm an toàn kho, trạm theo phương án sử dụng lực lượng tại chỗ. Các kho trạm phải di chuyển trong khi đơn vị hoàn thành nhiệm vụ hay do yêu cầu chiến đấu, khi nhiệm vụ chiến đấu thay đổi, khi bị địch uy hiếp. Theo mệnh lệnh của cấp trên, có thể di chuyển từng bộ phận hoặc di chuyển toàn bộ. Khi di chuyển phải thông báo cho tuyến trước và phải xây dựng phương án bảo đảm quân y liên tục. Khi tuyến trước di chuyển, tuyến sau phải lên lấy thương binh về hoặc cử một bộ phận tiếp nhận và tiếp tục cứu chữa thương binh. Khi tới vị trí mới, chủ nhiệm quân y phải báo cáo với chủ nhiệm quân y cấp trên, thong báo cho tuyến trước biết địa điểm và thời gian tiếp nhận thương binh, bệnh binh theo phương án chiến đấu. Khi cần thiết phải báo cáo người chỉ huy và chủ nhiệm hậu cần để xin thêm lực lượng bảo vệ kho, trạm. 1.1.2. Công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh: Tổ chức cứu chữa thương binh, bệnh binh đảm bảo nhiệm vụ chiến đấu là: Tổ chức cứu chữa, vận chuyển theo tuyến, trên từng hướng hoặc trong từng khu vực; kết hợp việc cứu chữa theo tuyến, vận chuyển theo chỉ định về tuyến sau với việc điều trị tại chỗ ở từng khu vực; kết hợp chặt chẽ quân y với dân y trong khu vực chiến đấu. Mỗi tuyến có nhiệm vụ tiến hành một thể loại cứu chữa sau: Quân y đại đội: Cấp cứu đầu tiên Quân y tiểu đoàn: bổ sung cấp cứu Quân y trung đoàn: Cứu chữa bước đầu Quân y sư đoàn: Cứu chữa cơ bản Quân y quân đoàn: Cứu chữa cơ bản. Cứu chữa chuyên khoa (khi được tăng cường) Quân y quân khu: Cứu chữa chuyên khoa Các trạm quân y phải nhận cứu chữa cho thương binh, bệnh binh của đơn vị mình và đơn vị bạn, lực lượng dân quân tự vệ và nhân dân khi được phân công. Mọi thương binh, bệnh binh đều phải phục tùng chỉ huy trạm quân y. Khi cần thiết người chỉ huy trạmcó thể sử dụng thương binh, bệnh binh nhẹ vào những việc phục vụ cho trạm quân y trong thời gian điều trị. 1.1.3. Công tác vận chuyển thương binh, bệnh binh: Nhằm đưa thương binh, bệnh binh về các tuyến quân y an toàn, kịp thời và theo chỉ định. Với chuyển thương hoả tuyến thì cần vận chuyển ngay trong chiến đấu, ưu tiên thương binh gần hoả tuyến và nặng trước. Với chuyển thương tuyến sau cần ưu tiên phương tiện tốt để vận chuyển thương binh, bệnh binh nặng chăm sóc 1.1.4. Công tác tẩy uế chiến trường: Quân y có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật khử trùng, tẩy uế, kiểm tra chất lượng xử lý vệ sinh, bảo đảm sức khoẻ cho các lực lượng làm công tác tẩy uế chiến truờng trong các nội dung sau: Tháo gỡ bom mìn. Tẩy xạ, tẩy độc, khử trùng Chôn cất xác người, xác súc vật. 1.1.5. Công tác thu và sử dụng chiến lợi phẩm quân y, quân nhu: Đối với các loại dụng cụ, máy, trang bị y tế: sau khi đã kiểm tra, tẩy độc, tẩy uế… mới được sử dụng trong phạm vi đơn vị theo tiêu chuẩn trang bị quy định, số còn lại phải nộp lên cấp trên. Đối với các loại thuốc, hoá chất, bông băng …. chỉ được sử dụng khi được các cơ quan kiểm tra, kiểm nghiệm có thẩm quyền cho phép. Đối với các loại vật tư y tế khác kể cả sách báo chuyên môn, hồ sơ tài liệu y tế của địch bỏ lại dều phải coi giữ, báo cáo và nộp lên cấp trên. 1.2. Công tác vệ sinh phòng dịch Tổ chức triển khai các mặt công tác về vệ sinh và phòng chống dịch trong quân đội, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ bộ đội, tham gia bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Công tác vệ sinh phòng dịch quân sự gồm: 1.2.1. Vệ sinh luyện tập quân sự và thể dục thể thao. Trước khi huấn luyện người chỉ huy phải có kế hoạch cụ thể, theo đúng nguyên tắc toàn diện, từ thấp đến cao, thường xuyên, liên tục và thực tế. Trong giai đoạn thực hành huấn luyện phải thực hiện nghiêm túc các chế độ vệ sinh, an toàn luyện tập, định kỳ kiểm tra đánh giá diễn biến sức khoẻ bộ đội để điều chỉnh kịp thời nội dung và hình thức huấn luyện cho phù hợp. Sau giai đoạn huấn luyện phải có đánh giá chung về hiệu quả đảm bảo vệ sinh trong luyện tập và có kiến nghị kịp thời cho nhiệm vụ huấn luyện tiếp theo. 1.2.2. Vệ sinh lao động quân sự Đơn vị phải định kỳ tổ chức xác định, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu vệ sinh của môi trường lao động quân sự, phải có quy định về bảo vệ môi trường sống, về an toàn lao động, có đủ trang thiết bị bảo hộ lao động tập thể và cá nhân để phòng tránh các tác động xấu đến sức khoẻ của người lao động. Tại nơi làm việc phải có vật tư quân y thích hợp để bảo đảm cứu chữa tai nạn kịp thời. Cán bộ quân y phải thường xuyên ôn luyện các kỹ thuật, phác đồ cấp cứu tai nạn lao động trong các tình huống và điều kiện khác nhau. Cơ sở sử dụng lao động phải tuân thủ đúng quy định trong các khâu sử dụng người lao động như tiêu chuẩn tuyển dụng, theo dõi đánh giá sức khoẻ định kỳ, xác địnhvà quản lý bênh nghề nghiệp, thông tin và giáo dục sức khoẻ vệ sinh an toàn lao động quân sự. Cán bộ cán bộ trong đơn vị phải thường xuyên học tập, nắm vững các nội dung thiết yếu trong vệ sinh lao động quân sự để chấp hành đúng đắn và tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân mình. 1.2.3. Vệ sinh hành quân dã ngoại Kiểm tra phân loại sức khoẻ , tổ chức huấn luyện phù hợp, thực hiện trinh sát vệ sinh - dịch tễ dọc đường hành quân và nơi trú quân dã ngoại. Trên đường hành quân, đơn vị phải duy trì chặt chẽ các quy định về tốc độ, cự ly hành quân, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ vệ sinh, bảo vệ tốt đôi chân, quản lý tình trạng sức khoẻ, bảo vệ môi trường sống nơi đơn vị đi qua. Tại vị trí tập kết và đốgn quân dã ngoại, đơn vị phải có kế hoạch phân công khu vực rõ rầng, khoa học, có các biện pháp nhanh chóng phục hồi sức khoẻ bộ đội sau hành quân, tổ chức đơn vị giải quyết tốt, hợp lý vệ sinh phân, nước, rác thải, vệ sinh nơi ăn ở, hạot động, tập luyện, chiến đấu. 1.2.4. Vệ sinh nước có kế haọch cung cấp đủ lượng nước theo nhu cầu ăn uống, sinh hoạt. Quân y đơn vị phải định kỳ tổ chức kiểm tra vệ sinh nước. Không được dung nước không đủ tiêu chuẩn vệ sinh cho ăn uống và sinh hoạt của bộ đội. Phải có quy định chặt chẽ và cụ thể trong việc cung cấp và sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt. Tuyên truyền giáo dục cán bộ chiến sĩ về vệ sinh nước, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc sử dụng và đảm bảo vệ sinh nguồn nước 1.2.5. Vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Có kế hoạch cung cấp đủ số lượng và bảo đảm chất lượng các loại lưong thực, thực phẩm theo quy định cho bộ đội trong mọi điều kiện, tình huống. Có các quy định chặt chẽ và cụ thể chế độ vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho đơn vị mình theo đúng quy trình trong các điều kiện cụ thể. Tuân thủ đúng chế độ lưu nghiệm thức ăn trong các bếp ăn tập thể và nhà hang ăn uống quân đội. Quân y đơn vị phải phối hợp với các ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chế độ, quy định về vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của đơn vị, sẵn sàng có phưong án xử lý khi có dịch bênh liên quan tới chế độ ăn uống. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị, định kỳ tổ chức huấn luyện cho cán bộ quân y các kiến thức nghiệp vụ. 1.2.6. Vệ sinh doanh trại Doanh trại phải có đủ công trình vệ sinh theo quy định. Đơn vị phải có quy định cụ thể, hợp lý về vệ sinh doanh trại. Thường xuyên giáo dục, huấn luyện về nếp sống vệ sinh trong doanh trại cho bộ đội. Quân y đơn vị phải phối hợp với các ngành có lien quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chế độ, quy định về vệ sinh doanh trại, kịp thời báo cáo, đề xuất với chỉ huy đơn vị những biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động bảo đảm vệ sinh doanh trại. 1.2.7. Tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh Tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh do quân y đơn vị phối hợp với một số ngành và được thực hành theo nguyên tắc: thường xuyên liên tục, từ thấp tới cao, sát yêu cầu thực tế. Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục để đa dạng hoá hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh. 1.2.8. Trinh sát vệ sinh dịch tễ Được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị. Cần tập trung trinh sát vào các yếu tố trọng tâm: bệnh truyền nhiễm ở người, động vật có thể gây thành dịch, nguồn nước và thực phẩm chính cho bộ đội, các công trình vệ sinh thiết yếu, các loài côn trùng trung gian truyền bệnh và mạng lưới vệ sinh phòng dịch của địa phương và đơn vị bạn. Cần sử dụng nhiều nguồn số liệu để bảo đảm tính toàn diện và chuẩn xác của kết quả trinh sát vệ sinh dịch tễ. 1.2.9. Tiêm chủng dự phòng Được tiến hành định kỳ hang năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị và phải đưa vào kế hoạch công tác của đơn vị, do chủ nhiệm quân y tổ chức thực hiện. Trước tiêm chủng phải tuyên truyền giáo dục, phân loại sức khoẻ và lập danh sách các đối tượng chính xác. 1.2.10. Khử trùng, xua diệt côn trùng và động vật trung gian truyền bệnh Được tiến hành thưòng xuyên ở các cơ sở điều trị hoặc theo chỉ định dịch tễ để dự phòng và dập tắt dịch bệnh ở đơn vị. Phải có kế hoạch cụ thể cho công tác khử trùng, xua diệt côn trùng và động vật trung gian truyền bệnh do chủ nhiệm quân y đơn vị tổ chức thực hiện. Cần tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn cho người và động vật, tránh ảnh hưởng độc hại của hoá chất dung trong khử trùng diệt côn trùng và động vật trung gian truyền bênh khác. 1.2.11. Quản lý bệnh truyền nhiễm Phải được đưa vào kế hoạch công tác thường xuyên của đơn vị, do chủ nhiệm quân y tổ chức triển khai và kiểm tra đôn đốc. Đối với các bênh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm và trong trường hợp có dấu hiệu sử dụng vũ khí sinh học phải kịp thời chuyển sang chế độ cách ly và quản lý nghiêm ngặt theo mệnh lệnh người chỉ huy và tuân thủ đúng quy định của điều lệ phòng chống dịch. 1.2.12. Phòng chống nhiễm HIV và AIDS trong quân đội Đưa công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS vào kế hoạch thường xuyên của đơn vị, do chỉ huy chủ trì và quân y là lực lượng nòng cốt triển khai thực hiện. Kết hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế địa phương kiểm tra chặt chẽ trong khám tuyển nhập ngũ, không để công dân nhiễm HIV/AIDS vào quân đội. Tổ chức tốt tư vấn và điều trị cho những người nhiêm bệnhtại các cơ sở điều trị quân dân y, không nên có thái độ xa lánh, miệt thị, từ chối phục vụ với những người nhiễm bệnh. 1.3. Công tác điều trị dự phòng Tổ chức triển khai công tác cấp cứu, khám bệnh, thu dung điều trị cho các đối tượng bộ đội, diện chính sách, bảo hiểm y tế và tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện kết hợp quân dân y. Công tác điều trị dự phòng gồm: Tiếp nhận công dân vào quân đội Quản lý sức khoẻ quân nhân Cấp cứu điều trị Điều dưỡng và phục hồi chức năng Giám định y khoa 1.4. Công tác huấn luyện và nghiên cứu Tổ chức triển khai các mặt công tác huấn luyện quân y cho các đối tượng; tuyển sinh theo quy chế, đúng mục tiêu đào tạo, đúng nội dung chương trình huấn luyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và sát với thực tiễn hoạt động của bộ đội. Công tác huấn luyện quân y bao gồm các hoạt động huấn luyện về y học và y học quân sự cho mọi quân nhân, học sinh trong các trường y tế và lực lượng y tế dự bị động viên, bộ đội, cán bộ cán bộ quân y Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân y bao gồm htực hiện các dự án , chương trình, đề tài nghiên cứu, tổng kết biên soạn tài liệu khoa học kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đối ngoạikhoa học kỹ thuật, thông tin khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong y học quân sự, hoạt động hội đồng y học quân sự hoặc hội đồng khoa học kỹ thuật các cấp. 1.5. Công tác tiếp tế quân y Tạo nguồn, cung cấp kịp thời, đầy đủ các loại vật tư quân y và nghiên cứu , kiểm nghiệm, quản lý tốt các loại vật tư y tế được cung cấp bảo đảm cho hoạt động của ngành Quân y. Vật tư quân y dự trữ sẵn sàng chiến đấu phải được quản lý, theo dõi riêng, phải thường xuyên kiểm tra, chủ động kuân lưu, thay thế để những vật tư này luôn bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ sẵn sang đáp ứng y êu cầu nhiệm vụ. Các kho quân y phải thực hiện các nội dung công tác chuyên môn, công tác tài chính theo đúng quy định hiện hành. 1.6. Công tác quản lý chỉ đạo ngành và phối hợp thực hiện nhiệm vụ động viên y tế: 1.6.1. Công tác động viên, huy động y tế Thời bình: Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch về lực lượng vật tư y tế, phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho nhu cầu động viên, huy động và tổ chức huấn luyện, diễn tập, sẵn sang thực hiện động viên, huy động khi có lệnh. Thời chiến và khi có các tình huống cần thiết: Tiếp nhận, bổ sung hoàn thiện lực lượng, vật tư y tế, phương tiện kỹ thuật được động viên, huy động, nhanh chóng kiện toàn tổ chức, biên chế theo hệ thống tổ chức quân y thời chiến. 1.6.2. Công tác giám định pháp y - Giám định theo trưng cầu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật. 1.6.3. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, giáo dục tuyên truyền gắn liền với cung ứng đầy đủ dịch vụ kế hoạch hoá gia đình trong quân đội. Thực hiện tốt các nội dung chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình trong quân đội. 1.6.4. Công tác thống kê, báo cáo quân y Xây dựng hệ thống mẫu biểu thống kê báo cáo bảo đảm tính thống nhất, khoa học, toàn diện và chính xác. Tổ chức thu thập và lưu trữ số liệu báo cáo bảo đảm yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng thời gian. Phân tích số liệu và báo cáo thống kê phải khách quan, khoa học. Đưa ra những đánh giá thực tiễn, những diễn biến mang tính quy luật, dự báo những tiến triển mang tính tất yếu từ đó xây dựng các nội dung , biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác quân y. 1.6.5. Công tác thú y trong quân đội Xây dựng kế hoạch vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi trong biên chế và chăn nuôi, ngăn ngừa các dịch bệnh. Tổ chức cứu chữa vật nuôi khi bị thương, bị bệnh. Tổ chức tạo nguồn bảo đảm thuốc và dụng cụ thú y đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi. 1.7 Một số sơ đồ quản lý trong ngành quân y 1.7.1 Sơ đồ quản lý chung Bé quèc phßng Tæng côc hËu cÇn Qu©n khu, Qu©n chñng, Bé ®éi biªn phßng vµ c¸c cÊp t­¬ng ®­¬ng Côc Qu©n y Phßng Qu©n y S­ ®oµn, vïng h¶i qu©n, BCH QS tØnh (TP) Ban Qu©n y L÷ ®oµn, trung ®oµn vµ t­¬ng ®­¬ng Qu©n y TiÓu ®oµn vµ t­¬ng ®­¬ng Qu©n y §¹i ®éi vµ t­¬ng ®­¬ng Qu©n y Quản lý ngành dọc Quản lý chỉ đạo nghiệp vụ Quân y các đơn vị trực thuộc ngành hậu cần các đơn vị cùng cấp. Chủ nhiệm quân y chịu sự quản lý về hành chính của chủ nhiệm hậu cần và chỉ huy đơn vị, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của ngành quân y cấp trên 1.7.2 Sơ đồ quản lý trong một trung đoàn Trung ®oµn tr­ëng ChÝnh uû C¸c trung ®oµn phã Tham m­u ChÝnh trÞ HËu cÇn Kü thuËt Chñ nhiÖm qu©n y(b¸c sÜ) C¸c tiÓu ®oµn Qu©n y ( y sÜ ) 1.73 Sơ đồ quản lý quân y trong một trung đoàn B¸c sÜ chñ nhiÖm qu©n y Tr¹m x¸ Phßng d­îc Tr¹m x¸ Y sÜ qu©n y Qu©n y t¹i tiÓu ®oµn 1.8 Chức trách nhiệm vụ của quân y tại đơn vị 1.8.1 Chức trách của quân y đơn vị Xây dựng quân y đơn vị bảo đảm nhiệm vụ sẵn sang chiến đấu. Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch, giữ vững sức khoẻ bộ đội. Chỉ đạo, quản lý và phối hợp với các lực lượng quân y khác trong khu vực tổ chức thực hiện công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh. Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nội dung công tác giáo dục sức khoẻ, huấn luyện quân y cho bộ đội, công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, công tác nghiên cứu y học, y học quân sự cho cán bộ, cán bộ quân y. Chỉ đạo, quản lý số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của vật tư quân y và tổ chức thực hiện công tác tiếp tế quân y. Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật của chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, phòng chống virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno Deficiency Virus – HIV), hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (Acquired Immuno Defeciency Syndrome – AIDS) và các chương trình quốc gia khác trong quân đội. Phối hợp với các cơ sở y tế nơi đóng quân triển khai những nội dung có lien quan đến công tác chăm sóc. bảo vệ sức khoẻ bộ đội và nhân dân. Phối hợp với cơ quan tài chính lập, phân phối và quản lý ngân sách quân y thuộc cấp mình. Định kỳ báo cáo tình hình quân y đơn vị với cấp trên hoặc báo cáo đột xuất khi tình hình quân y đơn vị có diễn biến đặc biệt. Phối hợp với cơ quan tham mưu, chính trị và các ngành có lin quan trong hậu cần để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quân y. Quan hệ với các cơ quan chức năng của đơn vị để tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác quân y trong toàn đơn vị. 1.8.1 Quyền hạn của quân y đơn vị Sử dụng các lực lượng, phương tiện, điều động, phân phối vật tư quân y cấp mình và cấp đươi để thực hiện chức trách của mình. Kiểm tra về mặt y tế đối với tất cả các đơn vị, các phân đội, cơ sở quân y thuộc cấp mình và cấp dưới. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho quân y cấp mình và cấp dưới. Ký các văn bản chuyên môn, nghiệp vụ: công văn, báo cáo, văn bằng, giấy chứng nhận, lệnh cấp phát vật tư quân y theo nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp. Chủ nhiệm quân y từ trung đoàn đến quân khu được sử dụng dấu của cơ quan hậu cần hoặc dấu của đơn vị cấp mình. Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG Các phân hệ, chức năng chính Chức năng tổng quát của hệ thống là: Quản lý thông tin. Nó giúp nhà các nhà quản lý cập nhật đầy đủ thông tin và lưu trữ thông tin dưới dạng số hóa. Đồng thời, giúp người dùng truy cập, xem và tìm kiếm thông tin dễ dàng (thay vì phải đến từng phòng ban để tìm kiếm và làm thủ tục để biết thông tin). Để đạt được yêu cầu đó, hệ thống chia thành các hệ thống con. Danh mục thông tin chung: Chức năng này sẽ giúp cập nhật thông tin về danh mục bệnh và các đơn vị mà có cán bộ cần quản lý sức khoẻ. Nó sẽ liệt kê danh sách tên bệnh và tên các đơn vị cần quản lý. Người quản trị cao nhất và người có quyền quản lý thông tin có thể thêm, sửa hay xóa một nội dung nào đó. Danh mục khám bệnh: Chức năng này quản lý thông tin chi tiết về các nội dung cần khám. Người quản lý thông tin về khám bệnh có thể cập nhật thông tin về một vấn đề nào đó về sức khoẻ. Người quản lý cũng có thể đưa ra kết luận chung về tình hình sức khoẻ của cán bộ dựa vào các thông tin khám bệnh trên và in ấn các kết luận đó. Danh mục cán bộ: sẽ đăng đầy đủ các thông tin về cán bộ. Cán bộ đó tên là gì, thuộc đơn vị nào trong học viện… Người sử dụng hệ thống có thể thêm, sửa hay xóa bỏ cán bộ nào đó. Ngoài ra người sử dụng hệ thống cũng có thể thống kê một số mục có liên quan đến cán bộ để dễ theo dõi như cán bộ có cùng bệnh, cán bộ có cùng nhóm máu, cán bộ của từng đơn vị. Trong công tác khám và chữa bệnh cho bộ đội thì quân y đơn vị tổ chức khám định kỳ hàng năm cho toàn bộ cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Ngoài ra Quân y còn chia ra các bộ phận nhỏ theo dõi sức khoẻ tại các đơn vị trực thuộc. Trạm xá là nơi khám và chữa bệnh hàng ngày cho bộ đội với những bệnh phải điều trị tại đây. Mỗi đơn vị như tiểu đoàn và các bộ phận tương đương còn có đội ngũ Quân y theo dõi, khám và cấp phát thuốc thường xuyên cho bộ đội điều trị tại trại. Dữ liệu khám và chữa bệnh định kỳ cũng`như đột xuất đều được lưu trữ tại ban Quân y để theo dõi và làm cơ sở trợ giúp cho các cơ quan quản lý cán bộ. Quy trình hoạt động Hoạt động quản lý thông tin trong hệ thống trợ giúp công tác khám chữa bệnh cho bộ đội bao gồm các công việc sau. Quản lý thông tin về cán bộ. Sau khi Học viện tuyển dụng được cán bộ mới, cán bộ này phải điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ cá nhân, hợp đồng lao động và làm phiếu khám sức khoẻ. Thông tin về cán bộ được cập nhật vào hệ thống khám chữa bệnh để khi cần thiết có thể sử dụng ngay. Khi có cán bộ nghỉ việc hay nghỉ hưu, thông tin về cán bộ sẽ được thay đổi và xoá khỏi hồ sơ cán bộ trong hệ thống. Người sử dụng hệ thống cũng có thể đưa ra danh sách các cán bộ để xem hàng loạt hay thống kê cán bộ theo một số mục chung ví dụ như cùng nhóm máu, cùng bệnh hay cùng đơn vị. Quản lý người dùng Chỉ những nhân viên cần sử dụng hệ thống mới được người quản trị hệ thống cho phép lập tên đăng nhập và mật khẩu để sử dụng hệ thống. Nhân viên đó có thể thay đổi mật khẩu của mình để giúp bảo mật. Quản lý thông tin chung Để thao tác với phần quản lý thông tin, cán bộ phải là thành viên của hệ thống. Các cán bộ quản lý trong hệ thống có thể cập nhật thêm tên các bệnh, danh sách các phòng ban của học viện. Ngoài ra trong phần quản lý thông tin chung còn có thông tin về cấp bậc, chức vụ, nhóm máu nhưng các thông tin này chỉ cần nhập một lần khi cài đặt hệ thống mà không cần phải cập nhật thêm trong quá trình sử dụng. Quản lý thông tin về khám bệnh Để thao tác với phần quản lý thông tin, cán bộ phải là thành viên của hệ thống. Khi một cán bộ đến khám bệnh, sau khi đã nhâp thông tin về cá nhân vào hệ thống, cán bộ đó được khám về một số vấn đề theo yêu cầu như khám về thể lực, khám lâm sàng hay làm một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hoá, siêu âm hay điện tim. Sau khi cán bộ được khám xong các thông tin về tình hình sức khoẻ đã được nhập vào hệ thống thì nhân viên quản lý hệ thống (bác sĩ quân y) có thể đưa ra các kết luận và hướng điều trị sau đó in ra danh sách các kết luận đó và kết luận riêng lẻ về các bệnh. Các biểu mẫu quan trọng Giấy giới thiệu đi khám bệnh tuyến sau: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIẤY GIỚI THIỆU MB 2005 Đơn vị: khám bệnh, đi bệnh viện Số: Kính gửi: Họ tên:………………………….Tuổi:………… Quân hàm: ……………………………………….Chức vụ: ……………… Đơn vị:…………………………………………………………………….. Sổ sức khoẻ (có, không mang theo): ……………………………………… Căn bệnh: …………………………………………………………………… Ý kiến đề nghị: …………………………………………………………… Thủ trưởng quân chính Ngày ….. tháng ….. năm …… Chủ nhiệm quân y MB - 2005 Bảng theo dõi người ốm hàng ngày: QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM BẢNG THEO DÕI NGƯỜI ỐM HÀNG NGÀY KÝ HIỆU V: đi bệnh viện D: đi D quân y C: đi C quân y +: nghỉ ĐƠN VỊ: THÁNG ……….. NĂM 200…. HỌ VÀ TÊN Quân hàm Đơn vị Loại bệnh HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ ĐỘI 26 27 28 29 30 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Nguyễn V Khám bệnh, cấp thuốc hàng ngày Số TT Họ và tên-Tuổi-Cấp bậc-Chức vụ-Đơn vị Triệu chứng và chẩn đoán Khám lần Tên thuốc và phương pháp điều t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQL16.doc
Tài liệu liên quan