Hệ thống pháp luật Singapore

Cơ chế quản lý đầu tư của Singapore là rất gọn nhẹ và có hiệu quả.

Việc thành lập văn phòng đại diện được đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban phát triển thương mại.

 

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư tại Singapore là Uỷ ban phát triển kinh tế được thành lập từ năm 1961. Uỷ ban này có nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu liên quan tới tìm hiểu khả năng đầu tư, đánh giá đơn xin ưu đãi, thuế và chính sách đầu tư khác. Uỷ ban hoạt động với nguyên tắc một cửa, giúp đỡ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đất đai, các nguồn tài chính dài hạn, nhân lực và các dịch vụ khác, phân bổ các nhà cung cấp, nhà thầu phụ và các đối tác liên doanh .

 

docx18 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hệ thống pháp luật Singapore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hưởng ưu đãi thuế không quá 10 năm và được kéo dài mỗi lần không qúa 5 năm, nhưng tổng thời hạn không vượt quá 20 năm. Lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư này được miễn thuế. - Khuyến khích đầu tư đối với công ty dịch vụ đang mở rộng. Công ty dịch vụ tiên phong có ý định tăng một cách đáng kể các hoạt động của mình có thể xin phép được là công ty dịch vụ đang mở rộng. Các ưu đãi của công ty dịch vụ đang mở rộng cũng giống như các ưu đãi dành cho các doanh nghiệp đang mở rộng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói trên. - Khuyến khích đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Công ty đang hay định sẽ sản xuất bất kỳ sản phẩm xuất khẩu nào, hoặc tham gia hay định sẽ tham gia vào hoạt động đánh cá nước sâu ngoài biển có thể xin phép được là doanh nghiệp xuất khẩu nếu công ty dự tính là doanh thu xuất khẩu không ít hơn 20 % tổng số doanh thu và không dưới 100.000 đôla cho giai đoạn làm sổ sách kế toán (thường là năm).Doanh nghiệp xuất khẩu không phải là doanh nghiệp tiên phong được thuế ưu đãi cho 5 năm và nếu là doanh nghiệp tiên phong thì trong 3 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh hay thương mại. Thời hạn này có thể được kéo dài 15 năm theo các điều kiện của pháp luật. - Khuyến khích cho xuất khẩu dịch vụ. Một công ty có thể xin phép được làm công ty hãng xuất khẩu dịch vụ nếu nó tham gia vào một trong những hoạt động dịch vụ sau đây được tiến hành liên quan tới các dự án ở nước ngoài cho những người không phải là thường trú hay cơ sở thường trú thường trực ở Singapore: 1.Các dịch vụ kỹ thuật bao gồm cả dịch vụ xây dựng, phân phối, thiết kế và cơ khí; 2.Dịch vụ tư vấn, quản ký, giám sát liên quan tới bất kỳ vấn đề kỹ thuật, thương mại hay kinh doanh nào; 3.Tạo dựng máy móc thiết bị và mua sắm vật tư, bộ phận cấu thành và thiết bị; 4.Các dịch vụ xử lý dữ liệu, xây dựng chương trình máy tính, bưu chính viễn thông và các dịch vụ máy tính khác. 5.Các dịch vụ nghề nghiệp bao gồm dịch vụ pháp luật toán, y tế và kiến trúc; 6.Các dịch vụ giáo dục và đào tạo; 7.Các dịch vụ khác có thể được quy định; Những ưu đãi có thể được dành cho hoạt động thương mại không quá 10 năm và có thể được kéo dài không quá 5 năm một lần, nhưng tổng thời hạn không được quá 20 năm. Công ty xuất khẩu dịch vụ được hưởng chế độ miễn thuế cho 90% lợi nhuận của nó từ các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quy định. - Những khuyến khích đầu tư cho hợp đồng thương mại quốc tế. Một công ty có thể được công nhận là công ty thương mại quốc tế nếu nó tham gia vào thương mại quốc tế đối với hàng hoá sản xuất tại Singapore hay sản phẩm nội địa mà dự tính là vượt quá 10 triệu đôla một năm hoặc nếu nó tham gia vào buôn bán kho vận dự tính vượt quá 20 triệu đôla mỗi năm đối với hàng hoá đủ tiêu chuẩn. "Hàng đủ tiêu chuẩn " được xác định theo một danh mục luật định. Công ty thương mại quốc tế được hưởng ưu đãi thuế trong thời hạn 5 năm với một nửa thu nhập từ xuất khẩu được miễn thuế. Ngoài ra, Singapore còn sử dụng rất nhiều biện pháp khác để khuyến khích đầu tư, như đối với vốn hay nước ngoài đầu tư cho thiết bị sản xuất hiệu quả, khuyến khích thuế việc nghiên cứu phát triển được thực hiện với đối tác không phải là người thường trú, chiết khấu vốn, khuyến khích với dịch vụ kho vận, dịch vụ tư vấn quốc tế, khuyến khích với đầu tư công nghệ mới (chỉ được áp dụng đối với công ty được thành lập tại Singapore ), khuyến khích đầu tư ra nước ngoài được áp dụng đối với công ty được thành lập và thường trú tại Singapore mà có không dưới 50% vốn do công dân hay người thường trú tại Singapore nắm giữ. Bên cạnh Luật ưu đãi để khuyến khích đầu tư, Luật thuế thu nhập của Singapore cũng đưa ra rất nhiều những quy định liên quan tới miễn giảm thuế, chẳng hạn cho các doanh nghiệp trong ngành hàng hải, những thuế xuất ưu đãi, các tín khấu hao. b) Các chính sách khuyến khích đầu tư khác Singapore không quy định hạn chế về quản lý ngoại hối và đồng đôla Singapore có khả năng chuyển đổi là yếu tố tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển vốn và lợi nhuận vào và ra khỏi Singapore. Singapore cũng có rất ít các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Hàng hoá và thiết bị là vốn đầu tư không bị đánh bất kỳ thuế nào, và như vậy rất tiện lợi cho các nhà đầu tư có thể mang máy móc hay chuyển chúng tới các địa điểm khác. Chính phủ Singapore còn có rất nhiều chương trình hỗ trợ cho những nhà đầu tư, bao gồm cả việc hỗ trợ về tài chính. Những chương trình này được thiết lập chính là để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hoá, máy tính hoá, phát triển công nghệ, khuyến khích xuất khẩu, quản lý và phát triển tay nghề cho công nhân. iv) Các quy định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần Singapore là thành viên của ASEAN và đã tham gia Hiệp định đa phương của ASEAN về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước thành viên khác. Đồng thời, Singapore đã ký kết với 16 nước trên thế giới kể cả Việt Nam, các Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Các Hiệp định về bảo hộ và khuyến khích đầu tư đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các nhà đầu tư đối với việc tịch thu sung công, quốc hữu hoá và những rủi ro phi thương mại khác. 34 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký của Singapore đã khuyến khích các nhà đầu tư từ các nước ký kết với Singapore và các nhà đầu tư Singapore tới các nước ký kết đầu tư, kinh doanh thông qua việc hạn chế tối thiểu hay loại bỏ hết việc đánh thuế trùng lặp đối với cùng một thu nhập. Việc tránh đánh thuế hai lần cũng được áp dụng trong khuôn khổ các nước thành viên của Cộng đồng Anh trên cơ sở có đi có lại. Đánh giá môi trường đầu tư hấp dẫn của Singapore cũng phải nhắc tới hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống tư pháp và các cơ quan giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, hiệu quả. Singapore đã tham gia Công ước New York về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài năm 1986. v) Cơ quan quản lý đầu tư tại Singapore Cơ chế quản lý đầu tư của Singapore là rất gọn nhẹ và có hiệu quả. Việc thành lập văn phòng đại diện được đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban phát triển thương mại. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư tại Singapore là Uỷ ban phát triển kinh tế được thành lập từ năm 1961. Uỷ ban này có nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu liên quan tới tìm hiểu khả năng đầu tư, đánh giá đơn xin ưu đãi, thuế và chính sách đầu tư khác. Uỷ ban hoạt động với nguyên tắc một cửa, giúp đỡ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đất đai, các nguồn tài chính dài hạn, nhân lực và các dịch vụ khác, phân bổ các nhà cung cấp, nhà thầu phụ và các đối tác liên doanh . 5. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: Luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng (Luật này bao gồm các quy định về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi), Luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, Luật điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất, xử lý nước thải thương mại và các vấn đề liên quan, Luật điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác. Pháp luật về môi trường của Singapore cũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường với chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, bao gồm phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Pháp luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà. Hình phạt tù là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra. Pháp luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng và Luật về mua bán thực phẩm. Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Không giống như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động gây ô nhiễm.  Ngoài ra, chế tài hành chính còn thực hiện chức năng giám sát nhằm đảm bảo hạn chế tiếng ồn tại các công trường không được vượt quá giới hạn cho phép. Nếu có tiếng khiếu nại từ phía dân chúng, Bộ Môi trường phải tiến hành đánh giá độc lập về mức độ tiếng ồn. Nếu tiếng ồn vượt quá mức độ quy định, thì chủ sở hữu, người quản lý công trường xây dựng có liên quan, căn cứ vào chứng cứ đã có quản chịu một khoản tiền phạt tối đa là 2.000USD, nếu tái phạt phải nộp 100USD cho mỗi ngày tái phạm tiếp theo. Do tính cấp thiết của pháp luật về môi trường cho nên trong pháp luật về môi trường cũng đã trao cho Bộ Môi trường một số quyền hạn để thực thi các công việc khẩn cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đối với sự an toàn xã hội, sức khoẻ hay dịch vụ cộng đồng. Bên cạnh các chế tài về Hình sự và Hành chính, các Đạo luật môi trường Singapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể như: Yêu cầu cá nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường... 6. Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Nguồn của Luật Hình sự Singapore là Bộ luật Hình sự năm 1872 (dựa trên Bộ luật Hình sự Ấn Độ năm 1860), Luật về an ninh nội bộ 1960, Luật về lạm dụng chất ma tuý năm 1973 (sửa đổi năm 1975). Pháp luật hình sự Singapore có điểm nổi bật là sự nghiêm khắc với những hình phạt nặng nề. Các tội có hình phạt tử hình bao gồm: giết người, phản bội Tổ quốc, mưu sát Tổng thống, tội phạm liên quan đến tàng trữ vũ khí và vật liệu nổ, làm chứng gian dẫn đến việc bị cáo bị kết án tử hình, tàng trữ trên 15 gam heroin hoặc số lượng ma tuý tương đương. Luật Hình sự Singapore có hình phạt đánh bằng gậy, được coi là hình phạt bổ sung đối với trên 30 tội danh: các tội liên quan đến sử dụng bạo lực hoặc đe doạ sử dụng bảo lực (ví dụ tội cướp, hiếp dâm), tội phá hoại, buôn bán chất ma tuý, vi phạm luật nhập cư. Hình phạt này không áp dụng đối với phụ nữ, đàn ông trên 50 tuổi, trẻ vị thành niên và người yếu sức khoẻ. Tố tụng hình sự ở Singapore hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc tố tụng của pháp luật Anh. Bộ luật Tố tụng Dân sự Singapore thực tế quy định đầy đủ các nguyên tắc và đảm bảo dân chủ trong tố tụng hình sự: trong vòng 48 giờ kể từ khi bị bắt, phải đưa ra lời buộc tội chính thức; người bị kết tội có quyền được trợ giúp pháp lý (bao gồm cả quyền có luật sư do nhà nước trẻ tiền), người bị kết án có quyền kháng cáo. Ở Singapore có hệ thống tạm tha có đặt cọc và hệ thống tư pháp làm việc nhanh và có hiệu quả. Singapore là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sử dụng hình truyền từ xa trong phiên toà (khi người bị hại hay người làm chứng đang ở nước ngoài) Đồng thời có thể thấy một số quy định phi dân chủ trong tố tụng hình sự Singapore. Năm 1989 Hiến pháp Singapore sửa đối đã bãi bỏ việc giám sát của toà án đối với người bị bắt giam theo Luật về an ninh nội bộ và Luật chống hoạt động phá hoại, nhờ đó Chính phủ có thể (dựa trên một số căn cứ không xác định về đảm bảo an ninh quốc gia) hạn chế một số quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Luật về an ninh nội bộ và Luật về lạm dụng chất ma tuý và nhiều luật khác cho phép cảnh sát và lực lượng an ninh có thể bắt người không cần lệnh. Luật về an ninh nội bộ cho phép giam giữ không cần đưa ra toà án với mục đích “bảo vệ an ninh công cộng hoặc giữ gìn trật tự xã hội”. Luật này cho phép Bộ trưởng Bộ Nội vụ bắt người không cần tuyên bố lý do, nếu Tổng thống thấy là người bị bắt đe doạ an ninh quốc gia. Tổng thống có quyền cho phép giam giữ hai năm (và thời hạn này có thể kéo dài) không cần đưa ra toà xét xử. Hiện tại ở Singapore không áp dụng chế độ bồi thẩm đoàn (chế độ này được bãi bỏ chung từ năm 1959 và đối với các tội có thể áp dụng hình phạt tử hình bãi bỏ từ năm 1969). 7. Hệ thống toà án Hệ thống toà án Singapore phản ánh truyền thống và thực tiễn áp dụng pháp luật Anh, bao gồm cả chế độ bồi thẩm đoàn. Bên cạnh đó, có thể thấy mặc dù Hiến pháp Singapore tuyên bố sự độc lập của quyền tư pháp, hệ thống toà án Singapore bị ảnh hưởng bới Chính phủ thông qua việc kiểm soát việc chỉ định thẩm phán và các luật hạn chế quyền giám sát của toà án. Hệ thống toà án Singapore có hai cấp: Toà án Tối cao và toà án cấp dưới. Toà án cấp dưới gồm Toà Phán quan (Magistrate’s Court) xem xét các vụ dân sự và hình sự với mức hình phạt tối đa 3 năm tù giam và phạt 10.000 dollar Singapore, Toà khu vực (Distict Court) xem xét các vụ dân sự và hình sự với mức hình phạt tối đa 10 năm tù giam và phạt 50.000 dollar Singapore, Toà dành cho trẻ vị thành niên (dưới 16 tuổi), Toà xét xử các vụ kiện nhỏ xem xét các vụ kiện dân sự và thương mại với giá trị khiếu kiện dưới 2.000 dollar Singapore. Ở Singapore cũng có hệ thống toà Sharia xem xét việc kết hôn và ly hôn trong cộng đồng Hồi giáo . Toà án Tối cao Singapore thành lập năm 1969 gồm Toà Cao cấp có quyền xét xử tất cả các vụ án dân sự và hình sự và xét xử sơ thẩm đối với các vụ có mức hình phạt tử hình, Toà Phúc thẩm xem xét phúc thẩm bản án dân sự của Toà Cao cấp, Toà Phúc thẩm Hình sự xem xét phúc thẩm bản án hình sự của Toà Cao cấp. Năm 1993, trong khi tiến hành những cải cách hệ thống toà án, cơ cấu Toà Phúc thẩm đã được thay đổi, hai Toà Phúc thẩm được sáp nhập thành một Toà có thẩm quyền xét xử phúc thẩm cả án dân sự và hình sự. Năm 1989 ở Singapore bắt đầu quá trình loại bỏ việc kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh. Luật (sửa đổi) về Uỷ ban Tư pháp đã chấm dứt vai trò của Hội đồng thẩm phán trong hầu hết các vụ án hình sự và giới hạn kháng cáo dân sự lên Hội đồng Cơ mật chỉ trong những trường hợp nhất định khi hai bên tranh chấp trước khi xử phúc thẩm thoả thuận sẽ tuân theo phán xét của Hội đồng Cơ mật. Đầu năm 1994, Chính phủ Singapore thấy rằng đã đến thời điểm thích hợp để cắt dứt điểm sợi dây ràng buộc về pháp lý chỉ còn là hình thức với Vương quốc Anh. Lý do được đưa ra là: “Sự phát triển luật pháp, kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước đã đưa Singapore tiến lên trên con đường khác với con đường mà Vương quốc Anh theo đuổi”, đặc biệt là khi Anh gia nhập Liên minh châu Âu. Đồng thời, việc xoá bỏ kháng cáo lên Hội đồng Cơ mật sẽ tạo cơ hội cho nền tư pháp Singapore phát triển với pháp luật riêng của dân tộc và gần với thực tiễn của đất nước và khu vực hơn . Cơ chế bảo hiến ở Singapore như ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ được thực hiện bởi tất cả các toà án. Chánh án Toà án Tối cao và Thẩm phán Toà án Tối cao do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng thống bổ nhiệm thẩm phán các toà cấp dưới theo đề nghị của Chánh án Toà án Tối cao. Thời gian bổ nhiệm do Uỷ ban Tư pháp quyết định. Việc buộc tội trước toà trong các vụ án hình sự do Phòng Tổng Chưởng lý thực hiện. Tổng Chưởng lý do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng Chưởng lý tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề pháp luật, chịu trách nhiệm soạn thảo các luật. Tổng Chưởng lý còn có quyền tự khởi xướng, tiến hành hoặc đình chỉ bất cứ thủ tục tố tụng hình sự nào. Tổng Chưởng lý cũng được hưởng các đảm bảo tính độc lập như thẩm phán Toà án Tối cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxjhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (22).docx