Hệ thống microgrid

I. GIỚI THIỆU

II. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID

III. ĐIỀU KHIỂN MICROGRID

IV. ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TRONG MICROGRID

V. BẢO VỆ MICROGRID

VI. DC MICROGRID

VII. KẾT LUẬN

pdf47 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hệ thống microgrid, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG MICROGRID HO CHI MINH CITY, September 2015 NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU II. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID III. ĐIỀU KHIỂN MICROGRID IV. ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TRONG MICROGRID V. BẢO VỆ MICROGRID VI. DC MICROGRID VII. KẾT LUẬN I.1. Giới thiệu Avenue D at East 14th Street I.1. Giới thiệu Battery Park Underpass I.1. Giới thiệu Overhead Damage in Queens I.1. Giới thiệu về Microgrids I.1. Giới thiệu Lưới điện trong tương lai phải thích ứng với những thay đổi công nghệ, thay đổi nhu cầu xã hội, môi trường và nền kinh tế. Như vậy, an toàn hệ thống, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường, chất lượng điện năng, chi phí và hiệu quả năng lượng cần phải được xem xét theo những cách thức mới để đáp ứng yêu cầu thay đổi. Các công nghệ mới này cũng phải chứng minh độ tin cậy, tính bền vững và hiệu quả kinh tế. Các khái niệm về lưới điện thông minh được đề cập đến như là một cuộc cách mạng trong lưới điện. Theo các định nghĩa cơ bản của Smart Grid, một lưới điện thông minh là một mạng lưới có thể tích hợp tất cả các đối tượng liên kết nối với nó: nhà máy phát điện, người tiêu dùng – để cung cấp điện một cách hiệu quả, bền vững, kinh tế và an toàn . Một lưới điện thông minh sử dụng các công nghệ mới với chức năng giám sát, điều khiển, truyền thông và công nghệ tự phục hồi. I.1. Giới thiệu “Thông minh”, nhằm: + Tạo điều kiện tham gia lưới điện phân phối dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo (RESs) + Cho phép quản lý nhu cầu năng lượng, tương tác với người dùng cuối thông qua các hệ thống đo lường thông minh + Sử dụng các công nghệ đã được áp dụng trong hệ thống phân phối, để có mức độ cao hơn về an ninh năng lượng, chất lượng điện năng và độ tin cậy. I.1. Giới thiệu Microgrids được mô tả như một khối cấu thành để hình thành lưới điện thông minh (building blocks of smart grid). + Việc hình thành microgrids được dựa trên khả năng kiểm soát các hoạt động của mạng, các máy phát điện nhỏ bao gồm micro tuabin, Fuel Cell và quang điện (PV), cùng với các thiết bị lưu trữ, chẳng hạn như bánh đà, tụ điện, pin và các tải điều khiển (ví dụ như xe điện). + Những khả năng kiểm soát cho phép mạng lưới phân phối vẫn hoạt động khi bị tách khỏi lưới điện chính, trong trường hợp có sự cố hoặc các nhiễu động bên ngoài hoặc thiên tai, do đó tăng chất lượng của nguồn cung cấp. Nhìn chung, việc kiểm soát là tính năng quan trọng, phân biệt microgrids với lưới phân phối truyền thống. I.1. Giới thiệu Như vậy, một microgrid bản chất là một khái niệm tổng hợp với sự tham gia của cả hai phần nguồn và tải tiêu thụ trong lưới điện phân phối. + Nhìn từ phía khách hàng, microgrids cung cấp cả nhiệt và điện, vì vậy nâng cao độ tin cậy của lưới điện, làm giảm lượng khí thải, cải thiện chất lượng điện năng, bằng làm giảm dao động điện áp và có khả năng giảm chi phí cung cấp năng lượng. + Các nhà điều hành mạng lưới xem một microgrid như một thành phần được kiểm soát trong hệ thống điện có thể hoạt động như là một tải tổng hợp duy nhất hoặc máy phát điện và với chi phí hấp dẫn, cũng như một nguồn thông tin cho các ứng dụng khác của hệ thống. I.2. Khái niệm về Microgrid Định nghĩa Microgrid theo EU: “Microgrids là hệ thống điện hạ thế với các nguồn phân bố (DER) (microturbine, fuel cells, PV )) kết hợp với các thiết bị lưu trữ năng lượng (bánh đà, siêu tụ, pin) và các tải điều khiển. Hệ thống này có thể vận hành theo chế độ phụ thuộc khi kết nối lưới hoặc chế độ tự hành khi tách ra khỏi lưới. Nếu được quản lý và vận hành tốt, các Microgrid sẽ đóng góp rất hiệu quả để cải thiện chất lượng hệ thống”. 1. Microgrid là một hệ thống tích hợp các nguồn phát điện, lưu trữ năng lượng, và tải điều khiển (controlable loads) đặt tại các hệ thống điện cục bộ. + Định nghĩa Microgrid tập trung vào các nguồn điện tại chỗ, cung cấp điện cho các tải gần nó. Vì vậy những mô hình tích hợp các nguồn nhưng thực tế không gần (như các khái niệm về nhà máy điện ảo VPP) không phải là microgrid. + Về cơ bản, các microgrid đặt tại các lưới hạ thế với tổng công suất các nguồn phát dưới MW, mặc dù cũng có những ngoại lệ ví dụ như các thành phần trung thế trong microgrid giữ vai trò kết nối. I.2. Khái niệm về Microgrid 2. Một microgrid có thể vận hành ở cả hai trạng thái: trạng thái bình thường (nối lưới) và trạng thái cách li (cô lập) + Thông thường các microgrid vận hành trong trạng thái kết nối lưới trừ trường hợp tại các đảo. Vì vậy lợi ích của các microgrids sinh ra chủ yếu trong trạng thái này. + Để có thể vận hành lâu dài trong chế độ cách li, microgrid phải thỏa mãn các yêu cầu cao về dung lượng lưu trữ và công suất phát của các nguồn phân bố để đảm bảo cấp điện liên tục hoặc phải thực hiện các biện pháp giảm tải phù hợp. I.2. Khái niệm về Microgrid 3. Khác nhau giữa microgrid và một lưới điện thụ động chủ yếu là việc quản lý và vận hành các nguồn, tài nguyên + Việc vận hành Microgrid bao gồm điều khiển các nguồn phát, quản lý hệ thống dịch vụ, điều khiển tải, giảm phát thải ra môi trường. Các yếu tố này ảnh hưởng tất cả các mặt: kinh tế, kỹ thuật, môi trường. + Ưu điểm nổi bất khác của Microgrid còn là khả năng tối ưu hóa, mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên. I.2. Khái niệm về Microgrid Lưới LV hạ thế của Microgrid I.2. Khái niệm về Microgrid Microgrid as a LV feeder Microgrid as a LV house I.2. Khái niệm về Microgrid Not a microgrid? I.2. Khái niệm về Microgrid Hệ thống điện không có tổ chức của Microgrid nếu thiếu đi một trong những nhân tố thiết yếu sau: + Phụ tải: Do người sử dụng là nhân tố vừa là nơi tiêu thụ năng lượng và cũng là cung cấp năng lượng (thông qua các nguồn năng lượng phân bố), để từ đó đảm bộ độ tin cậy cung cấp điện. Hệ thống có thể vận hành ở trạng thái kết nối lưới hoặc cô lập (islanded modes) + Nguồn năng lượng phân bố (Microsource): năng lượng mặt trời, gió, fuel cell và cả hệ thống tích trữ năng lượng + Hệ thống giám sát và điều khiển: Điều khiển microgrid sẽ buộc người tiêu dùng phải thay đổi nhu cầu của họ, tùy thuộc vào năng lượng tái tạo sẵn có, ví dụ để bật máy giặt tại nhà chỉ khi có ánh sáng mặt trời hoặc gió thổi để tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ. Theo ý tưởng của Microgrid, việc vận hành sẽ được tái cấu trúc với việc thêm vào các tính năng: bộ đo đếm điện năng, truyền thông và các thiết bị điều khiển để chuyển từ tình trạng “thụ động” ở lưới điện truyền thống chuyển sang tình trạng “tích cực” ở lưới điện Microgrid. + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: đây là một trong những yêu cầu thiết yếu hình thành Microgrid ban đầu là giảm ô nhiễm môi trường I.2. Khái niệm về Microgrid e) Các nhân tố tham gia vào hệ thống Microgrid: + Nguồn năng lượng phân bố (Distributed Energy resource : DER): mặt trời, giò, fuel cell.. + Hệ thống tích trữ năng lượng (Energy storage): pin, siêu tụ, bánh đà (flywheels)l + Hệ thống lưới truyền tải bao gồm cả hệ thống truyền thông để thực hiện giao tiếp và giám sát như: MGCC (Microgrid central controller), MC (Microsource controller), hệ thống quản lý DMS (distribution management system) I.2. Khái niệm về Microgrid Cỡ công suất của microgrid là 500 kW–15 MW I.2. Khái niệm về Microgrid Các chiến lược vận hành Microgrid: - Những công nghệ DG hiện tại hỗ trợ rất nhiều mức công suất phát, công suất thực, công suất phản kháng. Cấu hình và cách thức vận hành microgrid phụ thuộc rất nhiều vào thỏa thuận, lợi ích của các bên liên quan gồm công ty điện, nhà điều phối mạng/hệ thống, chủ của các DG, vận hành DG, bên cung cấp năng lượng, khách hành và những nhà hoạch định chính sách. - Vì vậy cách thức vận hành microgrid có thể bao gồm nhiều thành phần của về kinh tế, công nghệ và môi trường. I.2. Khái niệm về Microgrid Các chiến lược vận hành Microgrid II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Hệ thống Microgrid hoạt động ở lưới điện hạ thế, và có các nguồn năng lượng phân bố. Hệ thống Microgrid có khả năng kết nối lưới hoặc cô lập với lưới khi lưới điện có sự cố. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Lưới điện của Microgrid sẽ liên kết với một thanh cái chung PCC (Point of common couling) để liên kết giữa các nguồn phái DGs, DS với các phụ tải Cơ cấu gồm các nguồn năng lượng phân bố DGs như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, microturbin, nguồn năng lượng nhiệt lấy từ năng lượng tái tạo, và hệ thống tích trữ năng lượng (DS: Distributed Storage). như khu dân cư, các tòa nhà, trường học, cụm công nghiệp. Hệ thống điện tử công suất sẽ được sử dụng trong hệ thống để chuyển đổi các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp cho các phụ tải tiêu thụ. Như chuyển đổi DC/AC hay AC/AC, AC/DC/AC tùy thuộc vào lưới Microgrid có cấu trúc: DC Microgrid hay AC Microgrid. Các chế độ hoạt động của hệ thống Microgrid a) Chế độ kết nối lưới: Chế độ này hoạt động như sau, chuyển đổi kết nối các nguồn điện song song với các nguồn khác để cung cấp tải cục bộ và có thể sử dụng hoặc cung cấp điện từ lưới điện chính. Kết nối song song của máy phát điện được quản lý bởi các tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn yêu cầu là việc kết nối phải đảm bảo điện áp kết nối tại điểm kết nối chung PCC, cung như đảm bảo chất lượng điện năng như giới hạn độ méo dạng sóng hài THD (total harmonic distortion) là nhỏ. Các chế độ hoạt động của hệ thống Microgrid b) Chế độ cô lập với lưới: Ở chế độ các bộ biến đổi công suất sẽ vẫn tiếp tục cung cấp năng lượng từ các nguồn năng lượng phân bố cho các phụ tải thuộc hệ thống Microgrid khi lưới điện chính bị ngắt kết nối, ví dụ, phải cô lập để bảo vệ hệ thống Microgrid khi lưới điệ chính bị sự cố. Trong chế độ này các bộ biến đổi công suất sẽ đảm nhiệm vai trò duy trì điện áp và tần số, trong điều kiện có sự mất cân bằng về phụ tải và chất lượng điện năng suy giảm. Do sự suy giảm công suất từ nguồn cung cấp, nên trong trường hợp này lưới Microgrid có thể sẽ sa thải một số phụ tải không quan trọng để đảm bảo sự ổn định và chất lượng cung cấp điện cho lưới. Các chế độ hoạt động của hệ thống Microgrid c) Chế độ sử dụng nguồn năng lượng tích trữ: Trong một microgrid, pin lưu trữ, hoặc các thiết bị lưu trữ năng lượng khác là cần thiết để xử lý nhiễu về điện áp và tần số và sự thay đổi đột ngột của phụ tải. Nói cách khác, lưu trữ năng lượng là cần thiết để thích ứng với các thay đổi giữa cung và cầu, do đó cải thiện độ tin cậy của các Microgrid. Bộ biến đổi công suất sau đó có thể được sử dụng như một bộ sạc pin. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Cấu trúc của AC Microgrid II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Cấu trúc của DC microgrid II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID * AC MICROGRID: Một AC Microgrid cũng bao gồm các nguồn năng lượng phân bố, hệ thống tích trữ năng lượng, nhưng ở kiểm kết nối chung PCC có điện áp là AC bus. Các nguồn năng lượng phân bố sử dụng các bộ biến đổi công suất để chuyển đổi từ các điện áp và tần số khác nhau thành điện áp và tần số chuẩn đảm bảo yêu cầu kết nối lưới. Nói chung, các AC microgrid với sự thâm nhập cao của các nguồn DGs đơn vị, và các thiết bị lưu trữ, có công suất lớn và kiểm soát linh hoạt để được kết nối hệ thống điện AC trong điều kiện vận hành kết nối lưới hay cô lập (islanding). II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID * AC MICROGRID: Tuy nhiên, một số nguồn năng lượng mới trong microgrid, chẳng hạn như năng lượng mặt trời (PV), pin và các tế bào nhiên liệu là DC nguồn trong tự nhiên, trong đó không thể tránh khỏi yêu cầu sử dụng các bộ biến đổi công suất để kết nối với lưới điện. Trong khi đó, nhiều tải DC, ví dụ, đèn LED ánh sáng và máy tính vv, được phát triển nhanh, mà cần hiệu chuẩn hệ số công suất (PFCs) để chuyển đổi điện áp AC tiêu chuẩn để một điện áp DC mong muốn, có nghĩa là chi phí và tổn thất sẽ tăng lên khi sử dụng thiết bị điện tử công suất II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID * DC MICROGRID: Một DC Microgrid cũng bao gồm các nguồn năng lượng phân bố, hệ thống tích trữ năng lượng, nhưng ở kiểm kết nối chung PCC có điện áp là DC bus. Các nguồn năng lượng phân bố với điện áp đầu ra DC hoặc AC sẽ sử dụng các bộ biến đổi công suất DC/DC và AC/DC để về điện áp chuẩn của DC bus. Từ điện áp DC bus này có thể cung cấp nguồn trực tiếp cho các phụ tải sử dụng nguồn DC và hoặc sử dụng bộ biến đổi DC/AC để cấp nguồn cho tải AC. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID * DC MICROGRID: -Việc loại bỏ không cần thiết DC-AC hoặc AC-DC-AC bộ biến đổi công suất trong cung cấp điện, có nghĩa là giảm đáng kể tổn thất chuyển đổi năng lượng. -Việc loại bỏ các PFCs nhúng (hiệu chỉnh hệ số công suất) để cấp nguồn DC tải trong lưới AC truyền thống, có nghĩa là chi phí đáng kể và tổn thất thiết bị điện tử công suất vào. -Chất lượng tiêu thụ điện năng trong lưới điện AC từ DC tải sẽ không trực tiếp tạo ra các nhiễu và các bộ chuyển đổi nối kết với nhau với đầy đủ khả năng kiểm soát có thể nâng cao đáng kể chất lượng điện; -Nâng cao kiểm soát các dòng điện mất cân bằng sinh ra dòng thứ tự nghịch và thứ tự không do mất cân bằng phụ tải trong lưới điện AC có thể được xử lý bởi các lưới điện DC . II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID c) Hybrid AC/DC Microgrid II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID c) Hybrid AC/DC Microgrid Nói chung, một hybrid AC/ DC microgrid bao gồm ba phần chính: 1) AC sub- microgrid, 2) DC sub-microgrid và 3) giao diện điện tử công suất giữa AC bus và DC bus. Các nguồn phát điện AC, như tua bin gió và máy phát điện diesel nhỏ, và tải AC, chẳng hạn như động cơ AC và ánh sáng truyền thống có thể kết nối với AC sub-microgrid. Mặt khác, DC nguồn năng lượng như các tấm quang điện, tế bào nhiên liệu và pin có thể được kết nối với DC sub- microgrid qua đơn giản chuyển đổi DC/DC. Bên cạnh đó, tải AC có yêu cầu hoạt động tần số thay đổi, chẳng hạn như điều chỉnh động cơ tốc độ có thể được kết nối với DC sub-microgrid. Việc lưu trữ năng lượng có thể được cài đặt trong AC tsub-microgrid hoặc DC sub-microgrid hoặc lắp vào chuyển đổi interlinking, vị trí lắp đặt nên được tối ưu hóa bằng cách xem xét các loại tải trọng, dòng điện, độ tin cậy hoạt động, và chi phí. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Hệ thống quản lý truyền thống Cấu trúc cơ bản của hệ thống quản lý điển hình II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Hệ thống quản lý truyền thống Hình trình bày các bộ phận chính của sự kiểm soát và quản lý cơ sở hạ tầng của một điển hình hệ thống phân phối với tăng thâm nhập DG. Chúng ta có thể phân biệt được sự phân bố hệ thống quản lý (DMS) và hệ thống tự động nhập (AMR : Automated Meter reading) . DMS là chủ yếu chịu trách nhiệm giám sát HV/MV và có thể có một số trạm biến áp quan trọng MV / LV. Hệ thống phần cứng bao gồm các máy tính chủ và một số thiết bị đầu cuối (RTU: Remote terminal units) hoặc các thiết bị điện tử thông minh (IED: intelligent electronic devices). Thông thường các DMS không kiểm soát nguồn năng lượng phân bố (DGs) và năng lượng tái tạo (Res) hoặc phụ tải. Các AMR có chức năng là đọc các dữ liệu từ phụ tải và sử dụng cho mục định chính là thanh toán tiền điện. Hệ thống DMS và AMR được xem là hai thành phần của DSO (distribution system operators), hệ thống này có nhiệm vụ quản lý và và thu thập dữ liệu tiêu thụ điện. Các DSO sẽ gởi các dữ liệu tiêu thụ điện đến người sử dụng và ESCO (Retail supplier, energy service company) để thanh toán. Vì vậy ESCO đóng vai trò chủ động, người tiêu dùng nắm vai trò thụ động khi tham gia thị trường điện. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Vì vậy, cần một cấu trúc quản lý mới đáp ứng được các yêu cầu sau: + Tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan cùng tham gia thị trường điện + Cho phép mở rộng và tích hợp các phụ tải tiêu thụ mới + Cho phép tích hợp các nhà cung cấp khác nhau (open architecture: cấu trúc mở) + Dễ dàng cài đặt các nhân tố mới vào lưới điện (plug-and-play) + Dễ dàng tích hợp các tính năng mới và mở rộng kinh doanh. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Phân cấp điều khiển trong MG II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Phân cấp điều khiển trong MG Trong cấu trúc ở Hình 2.6 sẽ bao gồm các nhân tố mới: MC, MGCC và vai trò của DMS cũng như phân cấp điều khiển giữa DMS và ESCO: + Microsource controller (MC): có trách nhiệm cho việc kiểm soát và giám sát nguồn tài nguyên năng lượng phân bố, như DGS, thiết bị lưu trữ và tải, kể cả xe điện. Các MC có thể là một thiết bị phần cứng riêng biệt hoặc phần mềm được cài đặt trong hoặc đồng hồ điện tử, giao diện của bộ biến đổi công suất DGs hoặc bất kỳ thiết bị thuộc hệ thống. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Phân cấp điều khiển trong MG + Bộ điều khiển trung tâm Microgrid (MGCC: Microgrid central controller) cung cấp giao diện chính giữa microgrid và DSO hoặc ESCO, và có thể đảm nhận vai trò khác nhau, khác nhau, từ trách nhiệm chính về tăng cường quản lý các microgrid và đơn giản hóa phối hợp với các phụ tải qua thiết bị MC. Nó có thể cung cấp giá trị yêu cầu cho MC thực hiện hay chỉ đơn giản là giám sát hoạt động của các thiết bị. MC được đặt trong các trạm biến áp MV/LV và và trang bị phần mềm phù hợp với vai trò và chức năng. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Phân cấp điều khiển trong MG + Hệ thống quản lý phân phối (DMS), chịu trách nhiệm trong những người khác cho sự hợp tác giữa các DSO, các ESCO và các nhà điều hành Microgrid. Các sự tồn tại của một hệ thống xương sống, một nền tảng, dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ được giả cho việc tích hợp các chức năng của DMS. Trong một số trường hợp, các phần mềm của MGCC có thể tích hợp ở cấp này. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Vận hành Microgrid + DSO tham gia với tư cách là thành phần linh hoạt (flexibility actor): Các DSO điều khiển các máy phát phân bố (DERs) qua cơ sở hạ tầng sẵn có. Các ESCO sẽ gởi các yêu cầu đến DSO để thực hiện nhiệm vụ và không tham gia vào công tác điều hành, quản lý của DSO. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Vận hành Microgrid + DSO như bộ phận linh hoạt (flexibility facilitator): Các nhà cung cấp/ESCO cài đặt thiết bị điều khiển riêng biệt trong lĩnh vực và trực tiếp quản lý ít nhất là một số nguồn năng lượng phân bố DER. Có sự phối hợp chặt chẽ với DSO. Đây là mô hình có liên quan đến mô hình tự fo hóa thị trường điện (liberalized market model). II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Vận hành Microgrid + Điều hành microgrid chuyên dụng: Đây là một cấu hình đặc biệt thích hợp cho các ứng viên độc lập (tư nhân) là một phần của mạng lưới phân phối, chẳng hạn như một trung tâm hay một sân bay. Trong trường hợp này, một nhà điều hành microgrid chuyên dụng có thể chịu trách nhiệm cho việc quản lý của phần này của mạng. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Mô hình điều khiển tập trung Mô hình điều khiển này đảm bảo sự tối đa hóa trao đổi năng lượng giữa Microgrid và lưới điện, tối đa hóa vai trò của các MGCC. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID Mô hình điều khiển phân bố Trong mô hình điều khiển phân bố, trách nhiệm chính được trao cho các MC cạnh tranh hay cộng tác, để tối ưu hóa sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu và có thể cung cấp công suất tối đa có thể cho lưới điện, có tính đến giá thị trường hiện tại. II.1. CẤU TRÚC CỦA MICROGRID • Ưu điểm của việc áp dụng một mô hình điều khiển phân bố thay vì tập trung như sau: cho một kiến trúc tập trung, hệ thống phụ thuộc vào chỉ trung tâm điều khiển nơi nắm thông tin tổng quan và đưa ra quyết định cho tất cả các thành phần. Điều này sẽ làm giảm độ tin cậy trong điều khiển, chỉ với một trung tâm mà thực hiện nhiều nhiệm vụ. • Điều khiển tập trung thường là rất nhạy cảm với sự cố của hệ thống với lý do rằng một khi điều khiển tập trung không làm việc, toàn bộ hệ thống nguy cơ sụp đổ. Trong khi đối với một kiến trúc phân cấp, tất cả các thành phần trong hệ thống là giống nhau, không có mối quan hệ chủ-tớ trong hệ thống. Một thành phần mà không làm việc không ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn hệ thống. Vì vậy, kiến trúc này làm tăng độ tin cậy của hệ thống. • Một lợi ích khác cho sử dụng điều khiển phân bố là nó có thể nâng cao tính linh hoạt của Microgrid với lý do mà tất cả các thành phần độc lập và công bằng, và có thể được thêm vào và sa thải dễ dàng mà không cần thông báo cho các trung tâm quản lý. Lợi ích từ các đặc trưng này, mô hình điều khiển phân cấp có xu hướng hiệu quả hơn và thuận tiện hơn để kiểm soát Microgrid.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_2_microgrid_1_1_7983.pdf
Tài liệu liên quan