Hệ thống Civil Law

Tài phán hành chính

Toà án hành chính ở Pháp bao gồm: Toà án hành chính sơ thẩm, Toà án hành chính phúc thẩm và Tham chính viện (Conseil d’Etat) - Toà án hành chính tối cao.

Theo quan điểm của các luật gia Civil Law, Nhà nước có tư cách pháp nhân công pháp trong các quan hệ pháp luật, bởi vì: Nhà nước là sự thống nhất giữa các nhóm người, Nhà nước có tài sản, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó.

Việc coi Nhà nước là một pháp nhân dẫn đến kết luận:

Nhà nước có trách nhiệm pháp lý đối với những hoạt động của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền và các công chức

Nhà nước tham gia vào các hoạt động tư pháp với tư cách là một pháp nhân, nghĩa là Nhà nước cũng có thể bị kiện.

Loại tranh chấp giữa Nhà nước và công dân sẽ được giải quyết tại một toà án riêng – Toà án hành chính.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hệ thống Civil Law, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở Pháp, Hội đồng Hiến pháp là cơ quan tài phán cao nhất về trật tự Hiến pháp. Theo Hiến pháp Pháp 1958, Hội đồng Hiến pháp có các nhiệm vụ cơ bản: - Kiểm soát tính hợp hiến của luật, của sự phân quyền lập pháp và hành pháp - Kiểm soát tính hợp hiến của các cam kết quốc tế mà Pháp chịu sự ràng buộc Toà án kiểm toán Cơ quan chuyên ngành về tài chính xuất hiện từ thời Napoleon năm 1807. Theo Điều 46 Hiến pháp năm 1958, Toà Kiểm toán có chức năng giúp Nghị viện và Chính phủ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính. Tài phán hành chính Toà án hành chính ở Pháp bao gồm: Toà án hành chính sơ thẩm, Toà án hành chính phúc thẩm và Tham chính viện (Conseil d’Etat) - Toà án hành chính tối cao. Theo quan điểm của các luật gia Civil Law, Nhà nước có tư cách pháp nhân công pháp trong các quan hệ pháp luật, bởi vì: Nhà nước là sự thống nhất giữa các nhóm người, Nhà nước có tài sản, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó. Việc coi Nhà nước là một pháp nhân dẫn đến kết luận: Nhà nước có trách nhiệm pháp lý đối với những hoạt động của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền và các công chức Nhà nước tham gia vào các hoạt động tư pháp với tư cách là một pháp nhân, nghĩa là Nhà nước cũng có thể bị kiện. Loại tranh chấp giữa Nhà nước và công dân sẽ được giải quyết tại một toà án riêng – Toà án hành chính. Toà án xung đột Sự tồn tại các loại tài phán (tư pháp; công pháp:hiến pháp,hành chính…) đôi khi dẫn đến xung đột về thẩm quyền đòi hỏi phải có cơ quan giải quyết riêng Viện công tố Ở Pháp không có Viện công tố riêng, Công tố viên nằm trong toà án nhưng không phụ thuộc vào toà án. d) Nguồn luật Theo luật của Pháp, luật thành văn gồm các loại sau đây: Hiến pháp Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế mà Pháp chịu sự ràng buộc cũng được coi là luật của nước Pháp và có giá trị cao nhất. Bộ luật (Code): Sự tập hợp các quy phạm liên quan đến một vấn đề nhất định và sắp xếp chúng lại một cách có hệ thống. Đạo luật (Loi) Các loại văn bản khác dưới luật (Reglement): Nghị định (Decret), Pháp lệnh (Ordonnance), Quyết định (Decision), Thông tư (Arrete), Chỉ thị (Circulaire)... Các chế định pháp lý đặc thù trong luật của nước Pháp Chế định luật nghĩa vụ (droit des obligations): Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các hành vi không liên quan đến hợp đồng. Chế định hôn nhân – gia đình: quy định trong một chế định của Bộ luật dân sự Chế định pháp nhân: phân biệt pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp Câu hỏi trắc nghiệm Nói: Bộ luật Dân sự Pháp 1804 và Bộ luật Thương mại Pháp 1807 đến nay vẫn còn hiệu lực là đúng hay sai? e) Đào tạo luật và nghề luật Bằng đại học (Maitrise) luật là điều kiện tiên quyết cần thiết để hành nghề luật trong bất kỳ lĩnh vực nào tại Pháp Đào tạo thẩm phán và công tố viên Sau 4 năm học đại học luật, một người muốn làm thẩm phán hoặc công tố viên có thể dự tuyển vào Trường thẩm phán tại Bordeaux (Ecole national de la magistrature). Chương trình đào tạo thẩm phán dài 31 tháng, trong khi học, các học viên được hưởng lương. Sau khi hoàn thành tốt chương trình với kỳ thực tập rất quan trọng, học viên tốt nghiệp được bổ nhiệm vào các vị trí xét xử hoặc công tố Nghề luật sư ở Pháp Ở Pháp, nghề luật sư được quan niệm là một nghề tự do và có quy chế độc lập Luật sư độc quyền trong việc trợ giúp và đại diện cho các bên trước toà án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Hoạt động của luật sư ở Pháp không giống như luật sư ở các nước Common Law. Mặc dù pháp luật xác định rõ thủ tục tranh luận tại phiên toà nhưng trên thực tế đa số vụ việc đã được giải quyết trước khi luật sư có mặt tại toà. Điều kiện bắt buộc để hành nghề luật sư ở Pháp Là thành viên của hội luật sư địa phương (barreau) với điều kiện gia nhập là: Phải có bằng Maitrise về luật, Phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở Trung tâm đào tạo luật sư, trải qua kỳ thi để có Giấy chứng chỉ về khả năng hành nghề luật sư Phải làm luật sư thực tập trong 2-5 năm Luật sư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp dân sự cho hoạt động nghề nghiệp của mình Công chứng viên Công chứng viên (chưởng khế viên) là các luật gia đã qua đào tạo và kiểm tra về nghiệp vụ pháp luật. Về pháp lý, công chứng viên là người duy nhất có quyền làm một số giấy chứng nhận, là người soạn thảo di chúc, thoả thuận về tài sản vợ chồng, chuyển đổi bất động sản ... Chức năng của công chứng viên không chỉ là làm giấy tờ mà còn làm nhiệm vụ cố vấn cho các bên, khuyến cáo về hậu quả của các hành vi của họ. Số công chứng viên ở Pháp được hạn định bởi quy định của pháp luật. 2. Hệ thống pháp luật của Đức a) Sơ lược quá trình phát triển Nước Đức hiện đại giành được sự thống nhất về chính trị vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19, trước đó ở Đức có ít nhất 6 loại luật (không giống nhau và bằng các thứ tiếng khác nhau) được áp dụng. Đức là Nhà nước Liên bang, mỗi bang có nghị viện riêng và có thẩm quyền lập pháp hạn chế nhưng các đạo luật quan trọng thường được hoặc áp dụng trên toàn nước Đức, hoặc được trình bày theo một cách thống nhất b) Bộ luật Dân sự Đức Bộ luật Dân sự Đức ra đời năm 1896, là sản phẩm của những trí tuệ bác học nên còn được gọi là Bộ luật của các giáo sư. Bộ luật Dân sự Đức có 2400 đoạn được sắp xếp thành 5 quyển: Quyển I. Phần chung Quyển II. Nghĩa vụ Quyển III. Các quyền tài sản và quyền sở hữu Quyển IV. Luật gia đình Quyển V. Luật thừa kế. c) Hệ thống toà án Ở cấp Liên bang có 6 toà án, trong đó 5 toà phân chia theo nội dung vụ việc: Toà án về các vấn đề thuế, Toà án về các vấn đề xã hội, Toà án về các vấn đề lao động, Toà án về các vấn đề chung, Toà án hành chính. Đây là các toà cấp phúc thẩm, xét xử các vụ kiện được chuyển từ toà án cấp bang. Toà Hiến pháp liên bang giải quyết các vấn đề liên quan đến Hiến pháp, tranh chấp giữa các bang và giữa bang với Liên bang. Ở cấp bang cũng có 5 toà phân chia theo nội dung vụ việc với hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Dưới cấp bang là các toà án cấp khu vực, với hệ thống toà án bao gồm 3 toà theo các nội dung: toà dân sự, toà hình sự, toà thương mại. d) Đào tạo luật và nghề luật Ở Đức, không có mô hình đào tạo cho từng nghề luật (như nghề thẩm phán, nghề luật sư...) mà chỉ có mô hình đào tạo chung cho tất cả các nghề luật. Đào tạo Luật ở bậc đại học kéo dài ít nhất 4 năm tại Khoa Luật ở các đại học của Đức. Việc nghiên cứu lý thuyết được kết thúc bởi “kỳ thi quốc gia đầu tiên” Giai đoạn thực tập kéo dài khoảng 3 năm, kết thúc bằng “kỳ thi quốc gia thứ hai” Nghề luật sư ở Đức Nghề luật sư được nhìn nhận là nghề phục vụ xã hội chứ không chỉ đơn thuần là bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Quy chế luật sư khẳng định hoạt động luật sư không phải là hoạt động thương mại, đây là nguyên tắc đảm bảo tính độc lập của luật sư. Pháp luật Đức không cho phép luật sư thoả thuận thù lao với khách hàng trên cơ sở kết quả công việc Câu hỏi trắc nghiệm -Thuật ngữ “Luật La Mã” chỉ toàn bộ sản phẩm của hoạt động lập pháp được sáng tạo từ năm 450 trước Công nguyên cho tới thời kỳ phục hồi nghiên cứu Luật La Mã ở các trường đại học ở châu Âu lục địa Luật La Mã được tiếp nhận ở các nước châu Âu chỉ thông qua sự tư vấn, hỗ trợ của các trường đại học đối với từng trường hợp cụ thể Các chế định trong luật tư của các nước họ Civil Law đều có những điểm tương tự nhau chỉ do các nước tiếp nhận các tập quán được áp dụng chung Ở châu Âu lục địa đã từng có hệ thống luật thống nhất Ở châu Âu lục địa trước thế kỷ 18 đã từng có cuộc pháp điển hoá lớn được ghi vào lịch sử Ở dòng họ Civil Law, mức độ ảnh hưởng của Luật La Mã với Luật công và Luật tư là không giống nhau Tất cả các thẩm phán của các toà án ở Pháp đều phải trải qua các khoá đào tạo thẩm phán tại các trường đào tạo thẩm phán ở Pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docjhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (10).doc
Tài liệu liên quan