Báo cáo môi trường (MT) trình bày các thông tin về MT, các tác động MT, các sáng kiến
được thực hiện để giảm thiểu tác động đến MT, và những tác động kinh tế, xã hội của
doanh nghiệp (DN). Có nhiều hướng dẫn có liên quan đến việc lập báo cáo MT, trong đó
có hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS, tuy nhiên không có một chuẩn mực
IAS/IFRS dành riêng cho lập báo cáo MT, mà được quy định rải rác trong hệ thống chuẩn
mực IAS/IFRS, bài viết trình bày những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về báo cáo MT
trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS như hướng dẫn IFRIC 3 liên quan đến quyền phát
thải (emission rights), IFRS 6 – Thăm dò và đánh giá các tài nguyên khoáng sản, IFRS 8
về báo cáo bộ phận, với mục đích hệ thống hóa các quy định về MT trong hệ thống
chuẩn mực IAS/IFRS.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS về báo cáo môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
189
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC IAS/IFRS VỀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
#Ths. Dương Hoàng Ngọc Khuê
Trường Đại học Tài chính – Marketing
Báo cáo môi trường (MT) trình bày các thông tin về MT, các tác động MT, các sáng kiến
được thực hiện để giảm thiểu tác động đến MT, và những tác động kinh tế, xã hội của
doanh nghiệp (DN). Có nhiều hướng dẫn có liên quan đến việc lập báo cáo MT, trong đó
có hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS, tuy nhiên không có một chuẩn mực
IAS/IFRS dành riêng cho lập báo cáo MT, mà được quy định rải rác trong hệ thống chuẩn
mực IAS/IFRS, bài viết trình bày những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về báo cáo MT
trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS như hướng dẫn IFRIC 3 liên quan đến quyền phát
thải (emission rights), IFRS 6 – Thăm dò và đánh giá các tài nguyên khoáng sản, IFRS 8
về báo cáo bộ phận, với mục đích hệ thống hóa các quy định về MT trong hệ thống
chuẩn mực IAS/IFRS.
Từ khóa: chuẩn mực kế toán quốc tế, IAS/IFRS, báo cáo MT.
Giới thiệu
Báo cáo MT trình bày các thông tin liên quan đến MT, trong đó DN mô tả tác động MT,
các sáng kiến được thực hiện để giảm thiểu tác động đến MT và những tác động kinh tế, xã
hội của DN (Environmental Reporting Guidelines, 2012). MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Luật Bảo vệ MT, Việt
Nam). Mục đích của báo cáo MT là cung cấp thông tin hữu ích về MT vật chất và MT xã hội
của DN cho các nhà đầu tư. Báo cáo MT thường không được trình bày riêng mà được trình
bày tích hợp trong báo cáo thường niên của DN. Để giúp người sử dụng hiểu về hoạt động
kinh doanh, DN phải lựa chọn thông tin có liên quan và báo cáo phù hợp với mục đích của
người sử dụng. Cách hiệu quả nhất để báo cáo một bức tranh quản lý tổng thể về tác động
MT, kinh tế và xã hội là lập báo cáo MT. Trong đó, bao gồm các thông tin chi tiết và phân
tích MT cũng như các thông tin kinh tế và xã hội liên quan, là cách tốt nhất để giúp người sử
dụng thông tin hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của bộ phận kinh doanh, khu vực, và cơ sở.
Như vậy, báo cáo MT là một công cụ giao tiếp quan trọng mà một DN dùng để giải thích các
hoạt động kinh doanh và tác động MT của DN, cùng với các thông tin kinh tế và xã hội có
liên quan (Goyal, 2013)
Việc lập các báo cáo MT được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, thể hiện được
trách nhiệm của DN đối với xã hội, đối với cộng đồng. Có nhiều hướng dẫn có liên quan đến
việc lập báo cáo MT, hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS cũng có hướng dẫn các nội dung có liên
quan đến báo cáo MT, tuy nhiên không có một chuẩn mực riêng cho lập báo cáo MT, mà
được quy định rải rác trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS. Vì vậy, nội dung tiếp theo sẽ trình
bày những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về báo cáo MT trong hệ thống chuẩn mực
IAS/IFRS.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
190
Hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS liên quan đến báo cáo MT:
Hệ thống chuẩn mực kế toán IAS/IFRS là do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB - The international Accounting Standard Board) ban hành, tiền thân là Ủy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASC - International Accounting Standard Committee). Trước năm
2001, IASC ban hành hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs), đến khi IASC tái cấu
trúc và thành lập IASB thì các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành còn phù hợp vẫn giữ
nguyên tên gọi chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS – International Accounting Standard) và được
ban hành mới với tên gọi Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS – International
Financial Reporting System). Đến thời điểm này, hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS gồm 25
Chuẩn mực IASs, 16 Chuẩn mực IFRSs, 23 Giải thích IFRICs, và 5 SICs (Theo Redbook
IFRS, 2016). Tuy nhiên, trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS không có chuẩn mực riêng
dành cho việc lập báo cáo MT, mà nó được quy định rải rác trong các chuẩn mực.
IAS1 - Chuẩn mực chung, quy định các cơ sở trình bày BCTC theo mục đích chung,
để đảm bảo tính có thể so sánh của BCTC của đơn vị ở các kỳ trước và BCTC của các đơn vị
khác. Chuẩn mực đặt ra yêu cầu tổng thể cho việc trình bày BCTC, hướng dẫn về cấu trúc và
các yêu cầu tối thiểu về nội dung của báo cáo (Đoạn 1). Chuẩn mực khuyến khích DN công
bố các thông tin phi tài chính như mục tiêu, chính sách quản lý rủi ro tài chính của đơn vị.
Liên quan đến báo cáo MT, chuẩn mực cũng khuyến khích các DN trình bày các thông tin
ngoài BCTC như báo cáo MT và báo cáo giá trị gia tăng, đặc biệt các DN trong ngành công
nghiệp có ảnh hưởng đến MT rất quan trọng và người lao động trong các DN này được xem là
nhóm sử dụng quan trọng. Báo cáo trình bày bên ngoài BCTC vượt ra ngoài phạm vi của
IFRS (Đoạn 14).
Chuẩn mực IAS 8- Chính sách kế toán, sự thay đổi các ước tính kế toán và sai
sót, đã quy định các tiêu chí lựa chọn và thay đổi chính sách kế toán, cùng với việc xử lý kế
toán và công bố những thay đổi trong chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và xử lý
sai sót (đoạn 3). Phạm vi của IAS 8 xem xét các lỗi cơ bản, điều chỉnh hồi tố của BCTC, và
xem các sai sót như thế nào là trọng yếu hay không trọng yếu để xem xét và điều chỉnh. Kết
quả của hoạt động kinh doanh không chắc chắn, nhiều khoản mục trên BCTC không được đo
lường chính xác mà được ước tính. Ước tính liên quan đến những đánh giá trên cơ sở những
thông tin đáng tin cậy hiện có và mới nhất. Ví dụ, ước tính cho khoản dự phòng chi phí dọn
dẹp, dự phòng những khoản chi phí khác liên quan về MT như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm
tiếng ồn, khí thải độc hại và chất thải nguy hại, dự phòng mua sắm các thiết bị kiểm soát ô
nhiễm (Goyal, 2013).
IAS 2 – Hàng tồn kho, quy định có liên quan đến các ngành công nghiệp ô nhiễm
cao, chẳng hạn như khai thác khoáng sản gây ô nhiễm, ghi nhận bãi thải như là tài sản với giá
trị còn lại. Chuẩn mực này, yêu cầu bãi thải của các công ty mỏ phải được ghi nhận như hàng
tồn kho nếu phát sinh chi phí để bãi thải chuyển thành hàng hoá có thể bán được (Elena
Barbu. 2012).
IAS 10 - Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, mô tả các bước công việc
đơn vị cần thực hiện để công bố các sự kiện có liên quan xảy ra sau ngày kết thúc năm tài
chính, những sự kiện này, sự kiện tác động MT và mô tả những nguyên nhân gây ra tác động
MT. Một đơn vị có thể phát hiện ngay sau khi kết thúc niên độ của một sự cố ô nhiễm, ví dụ,
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
191
sự rò rỉ hóa chất không được phát hiện trong một thời gian (trước ngày lập báo cáo). Cho tới
khi có sự tác động tài chính trước thời điểm khóa sổ và các TK điều chỉnh được dùng ghi
nhận sự kiện này. Ngoài ra, còn có những sự cố ảnh hưởng đến MT, ví dụ như một sự cố tràn
dầu ngoài khơi, xảy ra sau ngày kết thúc niên độ không được ghi nhận cho dù ảnh hưởng lớn
hay nhỏ. Với những sự kiện không điều chỉnh là trọng yếu và không công bố có thể ảnh
hưởng đến người sử dụng thông tin thì đơn vị cần phải trình bày bản chất của sự kiện và có
thể ước tính hoặc không ước tính khoản thiệt hại (Goyal, 2013).
IAS 16- Tài sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị, quy định về tài sản, thiết bị có thể
được mua sắm vì an toàn hay lý do MT. Việc mua sắm các tài sản này có thể không mang lại
lợi ích kinh tế tương lai nhưng việc phải có tài sản này là cần thiết cho sự hoạt động liên tục
của đơn vị, như vậy trong trường hợp mua sắm tài sản này nằm ngoài phạm vi định nghĩa của
tài sản. Ví dụ, một nhà sản xuất hóa chất có thể cài đặt các quá trình xử lý hóa học mới để
tuân thủ các yêu cầu về MT đối với sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm. Cải tiến nhà
máy liên quan được ghi nhận là tài sản vì nếu không có hệ thống này đơn vị không thể sản
xuất và bán hóa chất.
IAS 20 - Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ
của Chính phủ. Theo chuẩn mực này bất kỳ khoản trợ cấp thương mại phát thải từ chính phủ
phải được coi là khoản trợ cấp từ chính phủ. Tuy nhiên, trợ cấp của chính phủ, bao gồm các
khoản trợ cấp phi tiền tệ theo giá trị hợp lý, chỉ được ghi nhận khi đảm bảo chắc chắn rằng:
(a) DN sẽ tuân thủ các điều kiện đi kèm; và (b) Chắc chắn sẽ nhận được khoản trợ cấp này.
Chuẩn mực quy định một tham chiếu, liên quan đến việc phân bố ban đầu của quyền phát thải
và việc ghi nhận trên BCTC.
IAS 36 - Tổn thất tài sản, quy định nếu đơn vị có bằng chứng về sự giảm giá trị tài
sản, đơn vị phải đánh giá và xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản. Tổn thất tài sản có thể
do một sự kiện gây ra và làm sụt giảm giá trị của một tài sản cố định. Điều này có thể là do sự
cố MT, sự thay đổi trong luật pháp về MT. Những tài sản này phải được phản ảnh ngay khi có
sự tác động của MT. Tổn thất tài sản này được ghi nhận như một khoản giảm trừ giá trị còn
lại của tài sản và một khoản chi phí được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
IAS 37 – các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng. Một khoản dự phòng chỉ
được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau: (a) DN có nghĩa vụ nợ (trách nhiệm pháp lý
hoặc trách nhiệm liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ (b) Có khả năng
để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. (c) Được xem xét và điều
chỉnh tại mỗi thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm, để phản ánh ước tính chính xác nhất tại thời
điểm hiện tại. Như vậy, trong trường hợp các hoạt động của đơn vị gây ra ô nhiễm MT, đơn vị
không có nghĩa vụ pháp lý để xử lý ô nhiễm nhưng chuẩn mực IAS 37 về dự phòng hướng
dẫn đơn vị có nghĩa vụ ghi nhận nếu đơn vị hành động có trách nhiệm về MT.
IAS 38 - Tài sản vô hình, cũng liên quan đến báo cáo MT. Để giảm phát thải, Liên
minh châu Âu đã vận hành hệ thống đầu tiên về hạn chế và kinh doanh khí thải CO2. (a cap
and trade emissions program) theo Nghị định thư Kyoto, chấp nhận một hệ thống cho phép
thương mại hóa lượng khí thải cắt giảm, nhằm giúp các nước phát triển tham gia Nghị định
thư một cách linh hoạt hơn khi tiến hành các biện pháp cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.
Mỹ cũng đã vận hành thành công hệ thống này cho các khí thải dioxit sulfur và nitơ oxit.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
192
Theo đó, các DN chỉ được thải khí trong hạn mức ở một thời gian cho phép. Các DN thải
nhiều hơn hạn mức cho phép phải mua hạn mức hoặc quyền thải khí từ các DN thải ít hơn. Vì
thế, thị trường mua bán hạn mức giúp các DN giảm được lượng khí thải đáng kể. IAS 38 trình
bày tài sản vô hình, xem xét việc ghi nhận và đo lường quyền phát thải trong trường hợp này.
IAS 41 - Nông nghiệp, quy định về kế toán hoạt động nông nghiệp - quản lý sự
chuyển đổi các tài sản sinh học (cây trồng và vật nuôi) thành các sản phẩm nông nghiệp.
Chuẩn mực này không đề cập đến MT nhưng lại là một ngành có ảnh hưởng đến MT. Các tài
sản sinh học được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi các chi phí ước tính để bán tài sản đó tại
ngày lập bảng cân đối kế toán, trừ khi giá trị hợp lý không thể xác định được một cách đáng
tin cậy. Ví dụ, sự phát triển của thị trường tín dụng carbon rừng sẽ tác động giá trị rừng và
được ghi nhận trong báo cáo.
Thị trường tín dụng carbon được xem là công cụ chính để giảm phát thải CO2, một
trong 4 loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Hoạt động của thị trường carbon được hỗ trợ bởi 4 cơ
chế chính được nêu ra trong Nghị định thư Kyoto, đó là cơ chế buôn bán sự phát thải, cơ chế
phát triển sạch (CDM) và cơ chế đồng thực hiện (JI) cơ chế giảm phát thải do phá rừng và
thoái hóa rừng (REDD).
IFRS 3 - Hợp nhất kinh doanh, cung cấp các hướng dẫn về công nợ tiềm tàng bao
gồm cả trách nhiệm pháp lý liên quan đến MT tồn tại tại thời điểm hợp nhất kinh doanh.
Các tài sản và các khoản nợ khi hợp nhất kinh doanh phải được đánh giá theo giá trị hợp lý,
điều này có liên quan đến việc xem xét sự tác động MT đến tài sản và các khoản nợ. Giá trị
hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong
một giao dịch thị trường có trật tự giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.
Giá trị hợp lý của các khoản dự phòng cần thiết cho việc khắc phục hậu quả đối với các vấn
đề MT liên quan đến tài sản, yêu cầu việc xác định các vấn đề MT và ước tính các khoản
chi phí khắc phục.
IFRS 6 – Thăm dò và đánh giá các tài nguyên khoáng sản. Quy định việc trình bày
BCTC đối với DN hoạt động thăm dò và đánh giá các tài nguyên khoáng sản cho đến khi
IASB hoàn thành các quy định hoàn thiện về lĩnh vực này. Chuẩn mực này, liên quan đến
ngành có tác động lớn đến MT vì có hoạt động khai khoáng. Chuẩn mực hướng dẫn việc ghi
nhận chi phí khai khoáng cũng như cách ghi nhận đối với tài sản là nguồn tài nguyên. IFRS 6
không bao gồm các khoản chi phí phát sinh trước hoặc sau giai đoạn thăm dò và đánh giá. Vì
vậy, đơn vị ghi nhận chi phí thăm dò phù hợp với IAS và IFRS khác.
IFRS 8 - Bộ phận kinh doanh, áp dụng đối với BCTC riêng biệt cho các bộ phận
của một DN (và đối với BCTC hợp nhất của một tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công
ty con), yêu cầu các đơn vị báo cáo về sản phẩm, dịch vụ, khu vực địa lý đơn vị đang hoạt
động. Chuẩn mực đưa ra hướng dẫn về bộ phận kinh doanh cần phải lập báo cáo bộ phận
(giới hạn thông thường là 10%). Những quy định của IFRS 8 có ý nghĩa đối với các công ty
có bộ phận kinh liên quan với dịch vụ MT và bảo vệ MT như tái chế, công nghệ xanh và
năng lượng sạch,
Kết luận
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS không dành riêng một chuẩn mực về
trình bày báo cáo MT, nhưng nhiều nội dung trong IAS/IFRS hướng dẫn DN ghi nhận và
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
193
trình bày thông tin về MT. Trên cơ sở phân tích các chuẩn mực IAS/IFRS liên quan đến thông
tin MT, cho thấy việc lập BCTC MT đang là yêu cầu bắt buộc. Các DN cần tăng cường phạm
vi của báo cáo về MT, thống nhất về phương pháp tiếp cận, nhận dạng và đo lường chi phí
MT, lợi ích MT, tài sản MT và trách nhiệm pháp lý về MT.
-------------------------.
Tài liệu tham khảo
Ansari, Firoz Mohammad (2010), Environmental Accounting and International Financial Reporting Standards
(IFRS), International Journal Business and Management. Vol 5, No. 10, October 2010
Elena Barbu, Pascal Dumontier, Niculae Feleag˘a, Liliana Feleag˘a (2012), Mandatory environmental
disclosures by companies complying with IAS/IFRS: The case of France, Germany and the UK, <halshs-
00658409>
Goyal Neeraj (2013), Integrating Corporate Environmental Reporting & IFRS/IAS: Need of the hour,
International Journal of Management and Social Sciences Reporting Reporting (IJMSSR) ISSN: 2319-4421
Hải Hà (2012), Thị trường carbon và cơ hội,
carbon-va-co-hoi, truy cập ngày 9/12/2016
IASB (2016), IFRS 2016 Blue book, IFRS Foundation Publications Department, Copyright © 2016 IFRS
Foundation,13/1/2016
IASB (2016), IFRS 2016 Red book, IFRS Foundation Publications Department, Copyright © 2016 IFRS
Foundation,13/1/2016
Ministry of the Environment, Government of Japan (2012), Environmental Reporting Guidelines, Fiscal Year
2012 Version
Quốc hội (2014), Luật bảo vệ MT 55/2014/QH13, ngày 23/6/2014
Sun & Shield (2008), IFRSs & VASs, S&S Auditing and Consulting Co., Ltd, tháng 1/2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_thong_chuan_muc_iasifrs_ve_bao_cao_moi_truong.pdf