Ở người, tuyến cận giáp là một cơ quan nhỏ hình hạt đậu, gồm 4 hạt nằm
trên bề mặt tuyến giáp. Trong một thời gian dài chúng được xem như là một
phần của tuyến giáp hoặc có quan hệ chức năng với tuyến nầy. Tuy nhiên,
ngày nay người ta đã biết rõ chúng hoàn toàn khác biệt về cả sự phát triển và
chức năng.
Các hormone cận giáp, thường được ký hiệu là PTH (parathyroid
hormone) là một hormone dẫn xuất của protein. PTH cần cho sự sống và các
chức năng trong sự điều hòa cân bằng calci-phosphate giữa máu và các mô
khác.Thông thường, nó là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng
nội môi (môi trường dịch mô trong cơ thể). PTH làm tăng nồng độ ion Calci,
làm giảm nồng độ ion Phosphate trong máu bằng cách tác động lên ít nhất là
ba cơ quan: thận, ruột già và xương. Nó ngăn cản sự bài tiết ion Calci của
thận và ruột già trong khi kích thích sự phóng thích ion calci cũng như ion
phosphate từ xương vào máu. PTH bù đắp lại lượng ion phosphate bằng
cách kích thích thận tiết ra chất nầy.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hệ nội tiết ở ðộng vật hữu nhũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ NỘI TIẾT Ở ÐỘNG VẬT
HỮU NHŨ – Phần 2
3. Tuyến cận giáp (Parathyroids)
Ở người, tuyến cận giáp là một cơ quan nhỏ hình hạt đậu, gồm 4 hạt nằm
trên bề mặt tuyến giáp. Trong một thời gian dài chúng được xem như là một
phần của tuyến giáp hoặc có quan hệ chức năng với tuyến nầy. Tuy nhiên,
ngày nay người ta đã biết rõ chúng hoàn toàn khác biệt về cả sự phát triển và
chức năng.
Các hormone cận giáp, thường được ký hiệu là PTH (parathyroid
hormone) là một hormone dẫn xuất của protein. PTH cần cho sự sống và các
chức năng trong sự điều hòa cân bằng calci-phosphate giữa máu và các mô
khác.Thông thường, nó là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng
nội môi (môi trường dịch mô trong cơ thể). PTH làm tăng nồng độ ion Calci,
làm giảm nồng độ ion Phosphate trong máu bằng cách tác động lên ít nhất là
ba cơ quan: thận, ruột già và xương. Nó ngăn cản sự bài tiết ion Calci của
thận và ruột già trong khi kích thích sự phóng thích ion calci cũng như ion
phosphate từ xương vào máu. PTH bù đắp lại lượng ion phosphate bằng
cách kích thích thận tiết ra chất nầy.
Hình 7. Sự kiểm soát mức Calci huyết
4. Tuyến thượng thận (adrenal gland)
Ở người và động vật hữu nhũ, tuyến thượng thận gồm hai phần riêng
biệt: phần vỏ (cortex) bên ngoài và phần tủy (medulla) bên trong. Hai phần
nầy có nguồn gốc phát triển riêng biệt, phương thức kiểm soát và chức năng
khác nhau. Phần vỏ tiết ra nhiều hormone steroid, gọi chung là corticosteroid
(hormone vỏ thượng thận). Các hormone của vỏ thượng thận chịu sự kiểm
soát của ACTH do thùy trước tuyến yên tiết ra.
a. Tủy thượng thận
Tủy thượng thận được hợp thành bởi các tế bào thần kinh biến dạng.
Sản phẩm chính của những tế bào nầy, chiếm khoảng 80% tổng số, là
epinephrine, tên thương mại là adrenaline (Hình 8A), phần còn lại là
norepinephrine (noradrenaline). Cả hai thường được gọi chung là
catecholamines, có hiệu quả tương tự nhau.
Khi được phóng thích vào dòng máu, epinephrine tạo ra một tình
trạng cho cơ thể động vật sẵn sàng chiến đấu hoặc chạy trốn, nghĩa là khi
động vật gặp tình huống căng thẳng. Sự phóng thích đột ngột epinephrine
(chẳng hạn như để đáp ứng với sự giận dữ hay sợ hãi) làm tăng huyết áp,
tăng lượng máu cung cấp tới gan và cơ, tăng nồng độ đường huyết, kích
thích sự hô hấp, làm giãn nỡ đường hô hấp và làm tăng nhịp tim. Sự tăng
huyết áp ở những người thường xuyên bị căng thẳng thường là do sự gia
tăng lượng catecholamin được phóng thích.
Vì tủy thượng thận xuất phát từ các mô thần kinh trong giai đoạn
phôi nên nó có thể tác động nhanh, tức thì (giống như phản xạ thần kinh)
trong sự tiết epinephrine. Không giống như phần lớn các hormone khác,
epinephrine có thể đạt hiệu quả chỉ trong vài giây.
b. Vỏ thượng thận
Vỏ thượng thận tiết ra hai nhóm hormone: glucocorticoids như là cortisol
(Hình 8B) và mineralocorticoids như là aldosterone (Hình 8C). Các
glucocorticoid điều hòa sự biến dưỡng đường và đạm. Do chúng cũng làm
giảm số lympho bào trong cơ thể nên đôi khi chúng cũng được dùng như các
tác nhân ức chế miễn nhiễm trong việc ngăn chận sự loại trừ các cơ quan
ghép. Các mineralocorticoid điều hòa cân bằng nước và các chất điện ly
trong dịch cơ thể.
Hình 8. Một số hormone của tuyến thượng thận
Các hormone của vỏ thượng thận rất cần thiết cho sự sống. Sự thiếu các
hormone vỏ thượng thận thường dẫn đến tình trạng suy nhược cơ, giảm nồng
độ đường huyết, giảm huyết áp và nhiệt độ cơ thể, mất nước, nồng độ các tế
bào máu cao hơn bình thường, suy thận.
Sự sản xuất các hormone của vỏ thượng thận chịu sự kiểm soát của
hormone ACTH từ thùy trước tuyến yên. Sự tổng hợp và phóng thích ACTH
chịu sự kiểm soát của hormone CRH từ vùng dưới đồi. CRH lại chịu sự
kiểm soát của các phần khác ở não và cũng bị ảnh hưởng bởi các hormone
khác trong dòng máu.
5. Tuyến sinh dục (Gonal gland)
Bên cạnh sự khác biệt trong hệ sinh dục, cơ thể đực và cái cuả phần
lớn các loài còn khác biệt nhau ở các đặc tính sinh dục thứ cấp. Chúng có
thể khác nhau về màu lông, hình dạng và kích thước bộ xương, kiểu phân bố
của lông trên cơ thể, âm sắc và đặc biệt là tập tính. Các loài mà giới đực và
giới cái khác nhau về hình thái hoặc cấu trúc cơ thể được gọi là các loài
lưỡng hình giới tính (sexual dimorphism).
Sự phát triển của tất cả các đặc tính sinh dục thứ cấp được điều hòa
bởi các hormone sinh dục testosterone và estradiol. Testosterone là hormone
sinh dục nam, được tiết ra bởi dịch hoàn, kích động sự phát triển của các đặc
tính sinh dục thú cấp ở giới đực trong khi estradiol, một estrogen được sản
sinh từ buồng trứng, cần thiết cho sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ
cấp ở giới cái. Giống như sự tiết thyroxine, sự tiết của các hormone sinh dục
được điều hòa bởi các hormone của thùy trước tuyến yên (trong trường hợp
nầy là FSH và LH) và các yếu tố giải phóng được tạo ra từ vùng dưới đồi.
Chu kỳ sinh sản chịu ảnh hưởng bởi xung thần kinh phát xuất từ não và
khớp với những thời điểm nhất định trong năm, tháng hoặc ngày.
Một hormone sinh dục steroid khác là progesterone được sản xuất
bởi một mô đặc biệt trong buồng trứng gọi là thể vàng (corpus luteum).
Progesterone rất quan trọng trong việc duy trì sự mang thai. Nhau thai
(placenta) hoặc dạ con (womb) cũng có chức năng như một tuyến nội tiết.
Nó sản sinh ra gonadotropin estrogen và progestin trong suốt quá trình mang
thai.
Sự kiểm soát hormone của chu kỳ kinh nguyệt và sự có mang ở
người sẽ được thảo luận chi tiết ở chương 11.
6. Tuyến tụy (Pancreas)
Tuyến tụy là một tuyến có chứa các tế bào ngoại tiết, tiết ra dịch tiêu hóa,
đồng thời cũng có các mô nội tiết gọi là các tiểu đảo Langerhans (islets of
Langerhans). Các tiểu đảo được hợp thành từ hai loại tế bào: tế bào ( và tế
bào (. Chúng tiết ra các hormone insulin và glucagon.
Insulin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều loại quá trình
sinh hóa. Chức năng chính của chúng là kích thích sự tổng hợp glycogen ở
thận và cơ và làm cho tất cả các tế bào dễ dàng sử dụng glucose. Thêm vào
đó, insulin còn làm tăng sự chuyển axit amin và glucose vào trong tế bào và
kích thích sự tổng hợp protein và lipid. Ở những người thiếu insulin, axit
amin và glucose trong máu được duy trì ở mức cao hơn bình thường. Nếu
mức glucose trong máu tăng vượt quá khả năng tái hấp thu của thận, lượng
glucose thừa sẽ bị mất đi theo nước tiểu. Trường hợp nầy gọi là bệnh tiểu
đường (diabetes), đặc trưng bởi lượng đường cao trong nước tiểu, cảm
giác khát và đói kéo dài, dẫn tới việc ăn uống quá độ.
Do protein và lipid bị phân giải, người bị tiểu đường dần dần suy
yếu, và tình trạng này ngày càng trầm trọng thêm do sự giảm dự trử
glycogen trong gan và cơ. Các thể Keton (do sự oxy hóa một phần của chất
béo vì lúc nầy chất béo trở thành nguồn năng lượng) làm cho máu trở nên
quá acid. Thận không thể duy trì cân bằng ion bình thường trong máu. Nếu
tình trạng nầy kéo dài, người bệnh tiểu đường sẽ bị hôn mê, shock và chết.
Một hormone khác của tuyến tụy là glucagon kiểm soát sự sử dụng
đường theo một cách khác. Như là một chất đối kháng với insulin, glucagon
kích thích sự phân giải của glycogen trong gan và làm tăng nồng độ đường
huyết. Vì vậy insulin và glucagon có ảnh hưởng trái ngược nhau trong việc
duy trì mức glucose trong máu ở một giới hạn bình thường (Hình 9).
Hình 9. Tác dụng của insulin và glucagon trong việc kiểm soát đường
huyết
Chúng ta đã lưu ý rằng epinephrine và các glucocorticoid cũng có ảnh
hưởng đến mức độ đường huyết. Tác động qua lại của insulin, glucagon và
những hormone nầy trong sự cân bằng đường huyết được sơ đồ hóa trong
hình 10.
Hình 10. Kiểm soát sự biến dưỡng glucose trong trường hợp nồng độ
đường huyết thấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he noi tiet o dong vat huu nhu - p2.pdf
- he noi tiet o dong vat huu nhu - p3.pdf