Đôi lúc thật khó mà trở thành nhà
khoa học. Chỉ 5 năm trước,
Mihaela Skobe, một nhà sinh học
phân tử hiện đang làm việc tại
Mount Sinai School of Medicine,
New York và cộng sự của bà cố
gắng hết sức nhưng không thể công
bố công trình về hệ thống bạch
huyết. Các biên tập viên và các
phản biện lại cho rằng vấn đề này
không có gì hấp dẫn. Rất lịch sự
nhưng thẳng thừng, lá thư từ chối
công bố kết quả nghiên cứu của bà
đã được gửi đi từ một tạp chí khoa
học. “Họ nói rằng những gì trong
bài báo điều rất đúng nhưng mà hệ
thống bạch huyết không phải là một
vấn đề quan trọng”, Skobe kể lại.
“Hòan tòan không chút quan tâm”
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hệ bạch huyết: Không còn bị coi thường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ bạch huyết:
Không còn bị
coi thường
Đôi lúc thật khó mà trở thành nhà
khoa học. Chỉ 5 năm trước,
Mihaela Skobe, một nhà sinh học
phân tử hiện đang làm việc tại
Mount Sinai School of Medicine,
New York và cộng sự của bà cố
gắng hết sức nhưng không thể công
bố công trình về hệ thống bạch
huyết. Các biên tập viên và các
phản biện lại cho rằng vấn đề này
không có gì hấp dẫn. Rất lịch sự
nhưng thẳng thừng, lá thư từ chối
công bố kết quả nghiên cứu của bà
đã được gửi đi từ một tạp chí khoa
học. “Họ nói rằng những gì trong
bài báo điều rất đúng nhưng mà hệ
thống bạch huyết không phải là một
vấn đề quan trọng”, Skobe kể lại.
“Hòan tòan không chút quan tâm”.
Thế nhưng tình hình không phải
như thế. Trước đây, hệ thống bạch
huyết chỉ được coi là một hệ thống
dẫn lưu bình thường không đáng
quan tâm, nhưng hiện nay, hệ thống
tuần hòan thứ hai của cơ thể này
đang nổi lên như là một yếu tố
quan trọng trong nhiều bệnh lý từ
ung thư cho đến hen suyễn, và nó
là thành phần sống còn của hệ
miễn dịch thông thường. Theo như
những kết quả từ những khám phá
gần đây, các nhà nghiên cứu đang
cố gắng xem xét và can thiệp vào
họat động của hệ bạch huyết nhằm
giảm thiểu mức độ di căn của ung
thư, tăng cường hiệu quả của
vaccine, hoặc chữa trị một số căn
bệnh gây biến dạng và đau nhức ở
hệ bạch huyết này (như bệnh phù
hạch).
“Nó đang là một lĩnh vực nóng”,
Michael Detmar, một chuyên gia da
liễu và nghiên cứu hệ thống bạch
huyết Harvard Medical School,
Boston, Massachusetts cho biết.
Vào lúc này, ông ta nói tiếp, nhiều
phòng thí nghiệm đang kích họat
quá trình nghiên cứu từ mạch máu
cho đến hệ bạch huyết. Dermar là
một trong những nhà nghiên
cứu đang tìm cách chứng minh tầm
quan trọng của của hệ bạch trong
việc “giúp sức” cho tế bào ung thư
di căn. Nhiều nhóm khác đang tìm
kiếm vai trò của hệ bạch huyết
trong những bệnh viêm nhiễm như
bệnh hen suyễn hoặc hiện tượng
đào thải cấy ghép. “Chúng tôi đang
trong giai đọan đột phá”, Dermar
cho biết, “Có cảm giác rằng còn
nhiều thứ lắm để khám phá”.
Cũng cần nhắc lại rằng hệ thống
bạch huyết có các mạch với cấu
trúc dạng van điều này cho phép tế
bào miễn dịch di chuyển qua lại dễ
dàng (xem hình minh họa).
Các bó mạch bí mật
Điều xem có vẻ lạ lùng là trong cơ
thể chúng ta lại tồn tại một cơ quan
mà nó như một vùng đất hoang,
không ai ngó ngàng tới. Mạch bạch
huyết đơn giản chỉ là hệ thống dẫn
lưu, nhưng chúng lại có những đặc
tính sinh y học khá tinh vi mà
chúng ta chưa biết. Mạch bạch
huyết không chỉ thu thập những
dịch sinh học thấm từ dòng máu
vào mô và quay trở lại dòng máu,
mà chúng còn tham gia quá trình
xử lý chất dịch này, cụ thể là nó
chuyển chất dịch tới hạch bạch
huyết nơi đây đang có sẵn các tế
bào miễn dịch (gọi là tế bào đuôi
gai dendritic cells), tế bào đuôi gai
sẽ trình diện những mảnh phân tử
ngọai lai có trong dịch sinh học này
tới những tế bào khác, kích họat
phản ứng miễn dịch xảy ra.
Thật sự là hệ bạch huyết đóng vai
trò như một chốt chặn thứ hai đối
với hệ tuần hòan từ bao đời nay.
Thế nhưng đặc tính này được khám
phá lần đầu vào thập niên 1600, và
nhanh chóng rơi vào quên lãng mãi
đến 1900 và một lần nữa bị người
ta bỏ quên cho mãi đến khỏang 10
năm gần đây.
Đầu thập niên 1990, Kari Alitalo,
một nhà nghiên cứu ung thư ở Đại
học Helsinki, Phần Lan bắt đầu
nghiên cứu những protein tham gia
quá trình tạo mạch máu mới.
Những protein này, gọi là yếu tố
tăng trưởng nội mạch – vascular
endothelial growth factors gọi tắt
là VEGF – kích thích sự tăng
trưởng của các dòng tế bào nằm lót
trong mạch máu và nó cho phép
những mạch máu mới nhú lên. Các
khối u thường “đánh lừa” các dấu
hiệu VEGF này khiến cho hệ thống
mạch máu ưu ái nuôi nấng chúng
giúp cho quá trình di căn diễn ra
nhanh và mạnh hơn. Cũng như các
nhà khoa học khác, Alitalo lập luận
rằng nếu những dấu hiệu này hoặc
các thụ thể của chúng bị khóa lại
thì mạch máu có thể ngừng tăng
trưởng và tế bào khối u vì thế mà bị
bỏ đói dần dần cho tới chết.
Thế nhưng khám phá sau đó của
Alito và cộng sự lại khiến cho sự
tập trung của ông rời xa khỏi các
dấu hiệu tăng trưởng mạch máu và
lặn hụp trong mối quan tâm về hệ
thống bạch huyết. Cụ thể là Alitalo
và cộng sự đã tình cờ tìm thấy một
thụ quan VEGF mới và thụ quan
này chủ yếu hiện diện ở các tế bào
lót bên trong mạch bạch huyết.
Mặc dù thụ quan này tương tự với
những thụ quan khác của VEGF đã
biết, nhưng lạ lùng là cả hai VEGF-
A và VEGF-B đều không tham gia
kích họat thụ quan này. Vì thế mà
quá trình dò tìm dấu hiệu bắt đầu.
Những hy vọng lớn
Cuối cùng thì nhóm Alito cũng tìm
thấy dấu hiệu, họ khám phá ra rằng
nó chính là một dạng yếu tố tăng
trưởng nội bì tương tự với các
VEGF đã biết. Họ đặt tên nó
là VEGF-C và thụ quan có tên
là VEGFR-3. Bằng cách tạo ra
dòng chuột di truyền biến đổi có sự
biểu hiện VEGF-C vượt mức, họ
nhận thấy là các mạch bạch huyết
tăng sinh rất mạnh nhưng các mạch
máu thì không. Do đó VEGF-C
được coi là một dấu hiệu đầu tiên
được khám phá cho thấy họat động
của nó có tính đặc hiệu cho hệ
thống bạch huyết.
Cùng lúc đó, Marc Achen và
Steven Stacker ở Ludwig Institute
for Cancer Research, Melbourne,
cũng đang dò tìm các VEGF khác.
Faxes lặp tức bay từ Melbourne
qua Helsinky và quay trở lại. Ngay
sau đó, kết quả hợp tác nhanh
chóng nhận diện thêm một dấu hiệu
khác cũng họat động dựa trên
VEGFR-3, dấu hiệu này dễ dàng
được đặt tên là VEGF-D.
“Quả là lý thú”, Alitalo hào hứng.
Ông ta và các đồng nghiệp người
Úc hy vọng là những phám của họ
có thể mở ra hướng chữa trị mới
giúp tái tạo các mạch bạch huyết ở
bệnh nhân bị chứng sưng phù hạch
– ví dụ sau ca phẫu thuật ung thư
vú.
Thế nhưng tiến trình công việc thật
không dễ dàng do các dấu hiệu
marker dùng trong nghiên cứu hệ
thống bạch huyết hầu như không
có. Đó chính là những protein mà
các nhà khoa học sử dụng để đánh
dấu đặc hiệu bằng thuốc nhuộm và
quan sát dễ dàng hơn từ đó giúp
xác định chính xác mô đang được
nghiên cứu.
Mãi đến năm 1999, khi David
Jackson, một nhà sinh hóa ở
Weatherall Institute of Molecular
Medicine in Oxford, khám phá ra
một protein có tên là LYVE-1, lúc
này một marker chuyên biệt cho hệ
thống bạch huyết xuất hiện giúp
cho quá trình nghiên cứu hệ thống
bạch huyết bắt đầu đi vào quỹ đạo.
Từ đó, các nhà nghiên cứu có
thể dò tìm vai trò của hệ thống
bạch huyết trong quá trình di căn
của khối u ung thư. Nhiều khối u,
như ung thư vú và khối u ác tính,
lan truyền từ khối u gốc thông qua
hệ thống bạch huyết tới những cơ
quan khác; và điều tồi tệ sẽ xảy ra
nếu các hạch bạch huyết tham gia
vào quá trình di căn, điều này khiến
cho quá trình chẩn đóan bệnh sẽ
không có ý nghĩa.
Đến đây cần lưu ý một điều rằng
mặc dù các nhà nghiên cứu đã
nghiên cứu kỹ lưỡng vai trò của
mạch máu trong quá trình di căn
hối u, thế nhưng họ hòan tòan
không biết chút gì về quan hệ giữa
tế bào di căn và hệ thống bạch
huyết. Họ vẫn không hiểu là có
phải chính các tế bào khối u đã
“mua chuộc” mạch bạch huyết để
hệ thống này tăng trưởng và trợ
giúp chúng di cư hay là hệ thống
bạch huyết lại vô tình “ngờ ngệch”
mà “nối giáo cho giặc”.
Nhóm của Alitalo cùng với
Michael Pepper, University of
Geneva Medical Centre, và
Gerhard Christofori, Research
Institute of Molecular Pathology in
Vienna, đã cùng nhau tạo ra một
dòng chuột cải biến di truyền phát
triển khối u ở tụy và có mức độ
biểu hiện VEGF-C cao bất thường
trên cùng cơ quan. Nhóm nghiên
cứu thấy rằng các mạch bạch huyết
đã mọc nhanh ở khối u của con vật.
Và hơn vậy nữa,mạch bạch huyết
của con vật còn chứa các tế bào
khối u vốn có nguồn gốc từ tuyến
tụy.
Một nhóm nghiên cứu khác cũng
đã tìm thấy bằng chứng cho thấy
chính hệ thống bạch huyết đã chủ
động kích họat cho khối u di căn.
Detmar và Skobe đã ghép khối ung
thứ vú người, vốn được cải biến
sao cho tạo ra nhiều VEGF-C, vào
chuột và kết quả cho thấy rằng
mạch bạch huyết đã lan tỏa trong
khối u được ghép vào. Một bằng
chứng khác cũng khẳng địng rằng
mạch bạch huyết tăng trưởng đến
đâu thì khối u lan tỏa trong hạch
bạch huyết đến đó và lan cả vào
phổi.
Đến đây một ít nghi vấn được đặt
ra cho rằng quan hệ giữa khối u và
hệ bạch huyết chính là con đường
chính để các khối u ung thư rắn sử
dụng để di căn. Và liệu các bác sỹ
có thể can thiệp vào mối quan hệ
“ác độc” này hay không? Hòan
tòan có thể. Stacker và Achen và
cộng sự từ Melbourne cho thấy
rằng VEGF-D, giống như VEGF-C,
có khả năng kích họat cho mạch
bạch huyết tăng sinh bên trong khối
u cấy ghép trên chuột. Nó còn gia
tăng mức độ lan tỏa của khối u
trong hạch bạch huyết. Nhưng khi
VEGF-D bị khóa lại thì quá trình
di căn có thể bị áp chế.
Nhóm của Alitalo, cùng lúc đó,
chứng minh rằng chuột cải biến di
truyền mang VEGF-C và VEGF-D
bị khóa lại sẽ khiến cho quá trình
tạo mạch bạch huyết mới không
hình thành, mạch bạch huyết lúc
này co rúm lại. Nhóm nghiên cứu
sau đó, khóa dấu hiệu VEGF-C và
VEGF-D ở chuột, rồi cấy ghép khối
u ung thư vú của người vào cơ thể
chúng, kết quả nhận được là mức
độ lan tỏa của khối u giảm đi 2/3.
Điều này ngụ ý rằng khi VEGF-C
và VEGF-D bị khóa thì cũng có
nghĩa chận đứng mức độ di căn của
khối u, đặc biệt nếu thực nghiệm
thành công trên chuột thì hòan tòan
có thể hy vọng thành công trên
người.
Từ chuột đến người.
Bằng chứng cho thấy rằng những
khối u ở người cũng có “tính nết”
như khối u ở chuột. Xem xét một
lọai các khối u, người ta nhận thấy
khối u nào có mức độ VEGF-C và
VEGF-D cao thì chúng rất “khóai”
di căn. Điều đó cũng đưa tới một
quy luật tổng quát rằng, nếu có
nhiều mạch bạch huyết trong khối u
nghĩa là khối u càng nguy hiểm.
Stacker và Achen hy vọng rằng các
lọai thuốc thử nghiệm khóa VEGF-
C và VEGF-D sẽ sớm có mặt.
Achen còn chỉ ra rằng, một lọai
kháng thể có tên bevacizumab,
hoặc còn có tên Avastin, có tác
dụng kiềm hãm sự tăng trưởng
mạch máu trong quá trình lan tỏa
của khối u đã thực sự giúp bệnh
nhân kéo dài sự sống.
Nhưng Alitao cảnh báo rằng những
thử nghiệm như thế cần rất nhiều
thời gian. Một vấn đế, ông ta nói,
đó là quá trình di căn có thể là một
quá trình chậm chạp, do đó mà các
công ty dược rất thận trọng với
những thử nghiệm tốn nhiều tiền
bạc và thời gian chẳng hạn kéo dài
đến 3 năm mới cho kết quả.
Thật sự, những kết quả nghiên cứu
đã kể ở trên không phản ánh đầy đủ
những hiểu biết của chúng ta về hệ
bạcn huyết, nó vẫn còn cất giấu
những bí mật to lớn sau tay áo của
nó. Trong vài năm qua, vài nhóm
nghiên cứu đã cố gắng dò tìm bằng
chứng để chứng minh liệu có phải
hệ bạch huyết chính là thủ phạm
chính trong những chứng viêm
không mong muốn ở người hay
không?. Quá trình viêm tấy đóng
vai trò rất quan trọng trong bệnh
hen suyễn, ở Anh nó khỏang 5 triệu
nạn nhân của chứng bệnh này.
Dontscho Kerjaschki, một nhà bệnh
lý học ở Medical University of
Vienna, đã và đang nghiên cứu điều
gì xảy ra khi thận cấy ghép bị đào
thải. Thông thường vùng vỏ thận,
nơi diễn ra quá trình lọc máu, hầu
như kô có mạch bạch huyết. Nhưng
Kerjaschki tìm thấy là ở 1/3 mẫu
sinh thiết thận cấy ghép số lượng
mạch bạch huyết tăng lên đến 50
lần. Trong hầu hết trường hợp,
những mẫu sinh thiết đều có nguồn
gốc từ các bệnh nhân mắc hiện
tượng “đào thải kinh niên”, là một
dạng bệnh lý mà các mảnh cấy
ghép bị hệ thống miễn dịch tấn
công liên tục bất chấp bệnh nhân đã
đươc uống thuốc chống đào thảo
ban đầu cho đến khi mô hay cơ
quan cấy ghép bị đào thải hòan
tòan. Kerjaschki suy nghĩ rằng hệ
thống mạch bạch huyết tăng sinh
bất thường có thể liên quan đến
hiện tượng trên, giả định rằng
chúng mang những tế bào miễn
dịch đến mảnh cấy ghép. “Có thể
hệ thống bạch huyết đã dàn dựng
tòan bộ cái thảm họa này”, ông ta
gợi ý.
Ý tưởng cho rằng hệ bạch huyết
“có một trí thông minh khác
thường” bắt nguồn từ khám phá của
nhóm Kerjaschki, khi họ tìm thấy
một protein có tên là podoplanin.
Podoplanin đính lên một phân tử
gọi là CCL21 vốn tìm thấy chủ yếu
ở mạch bạch huyết. CCL21 là “một
kẻ quyến rũ” mà các tế bào miễn
dịch như tế bào đuôi gai hay đại
thực bào không thể cưỡng lại được.
Ở mảnh thật cấy ghép, vốn đang
chứa nhiều tế bào viêm, phức hợp
CCL21 và podoplanin phân rã để
phóng thích CCL21 vào mạch và
thu hút thêm các dòng tế bào viêm
khác.
Kẻ chủ mưu
Một bằng chứng kết khác kết tội hệ
bạch huyết liên quan đến các phản
ứng miễn dịch gây hại đã được
Donald McDonald, một nhà sinh
học hệ mạch, University of
California, San Francisco cung cấp.
Nhóm của McDonald nghiên cứu
mô hình chuột hen suyễn bằng cách
tiêm vi khuẩn Mycoplasma
pulmonis vào phổi chuột một cách
thường trực, Mycoplasma
pulmonis là vi khuẩn gây nên hiện
tượng màng nhày phổi bị sưng tấy
lên, làm thay đổi lớp tế bào lót
thành mạch – là những triệu chứng
thường gặp ở người mắc bệnh hen
suyễn. Kết quả, nhóm của
McDonald thấy rằng khí quản của
chuột bị nhiễm khuẩn Mycoplasma
pulmonis có sự gia tăng bất thường
mạch bạch huyết, đồng thời mạch
máu của phổi cũng tăng theo. Khi
cho chuột uống kháng sinh thì
mạch máu co rúm lại nhưng phần
mạch bạch huyết tăng sinh vượt
mức vẫn … trơ trơ.
“Đó là một điều đáng ngạc nhiên”,
McDonald thốt lên. Ông giả định
rằng những mạch bạch huyết mới
sinh đã giúp cho phổi thực hiện các
phản ứng miễn dịch nhanh chóng
và “tàn khốc” với quá trình xâm
nhiễm của vi khuẩn và “chọc tức”
quá trình viêm. Nhóm tác giả này
hiện đang tìm kiếm dấu hiệu phân
tử liên quan đến cơ chế sinh học nó
trên và hy vọng là nó sẽ giúp điều
khiển các phản ứng viêm nhiễm để
điều trị bệnh hen suyễn.
Quay trở lại Helsinki, nơi xuất phát
mọi vấn đề, Alitalo hiện nay khá
lạc quan. Ông ta hạnh phúc thấy
rằng những câu hỏi cơ bản nhất đã
và đang được trả lời, chẳng hạn làm
thế nào mà tế bào ung thư có thể di
chuyển đến các cơ quan khác thông
qua hạch bạch huyết và làm thế
nào mà tế bào ung thư xâm nhập
một cách chính xác và đúng chỗ
vào mạch bạch huyết?
Còn Skobe? Bà ta và cộng sự đang
cố gằng tìm kiếm những phân tử
nào trong mạch bạch huyết liên
quan đến quá trình di căn của tế
bào ung thư. Skobe không kể chi
tiết về những gì bà ta đang làm.
Nhưng lần nay không như những
kỳ trước, khi bà ta có kết quả để
công bố, Skobe sẽ được các biên
tập viên các tờ tạp chí chuyên
ngành … săn đón
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_bach_huyet_6661.pdf