Hcv core antigen ở bệnh nhân nhiễm virus viêm gan c

Mở đầu: HCVcAg là kháng nguyên xuất hiện cùng lúc và hiện diện song song với HCV RNA sau nhiễm

HCV. Xét nghiệm định lượng HCVcAg dùng kỹ thuật ELISA đơn giản và cho kết quả nhanh hơn xét nghiệm

định lượng HCV RNA nhưng chưa có nghiên cứu mô tả giá trị HCVcAg và so sánh tương quan giữa HCVcAg

và HCV RNA ở bệnh nhân người Việt Nam nhằm xác định giá trị chẩn đoán hoạt tính HCV của xét nghiệm

HCVcAg.

Mục tiêu: Mô tả phân bố của HCVcAg và xác định hệ số tương quan giữa HCVcAg và HCV RNA ở bệnh

nhân nhiễm HCV chưa từng điều trị đặc hiệu.

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hcv core antigen ở bệnh nhân nhiễm virus viêm gan c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không cao như các phòng khám khu vực, quận  huyện hay tỉnh.  Như vậy, việc xác định HCVcAg dương hay  âm có hay không kèm theo tăng men gan là nên  thực hiện  trong  điều kiện  chưa  có HCV RNA.  Tuy  nhiên,  có  cần  thiết  phân  nhóm  nồng  độ  HCVcAg cao hay thấp và có ứng dụng mức độ  cao hay thấp của HCVcAg trong tiên lượng diễn  tiến  thải  trừ  tự nhiên hay đáp ứng điều  trị cần  được nghiên cứu tiếp.  Liên quan giữa đặc điểm virus và HCVcAg  Giữa HCVcAg và HCV genotype   Kết quả so sánh HCV RNA và HCVcAg cho  thấy không có khác biệt đủ ý nghĩa về nồng độ  HCV RNA và HCVcAg giữa các genotype khác  nhau, mặc dù nhóm genotype 2  có HCV RNA  và HCVcAg hơi  thấp hơn hai genotype còn  lại  (bảng 3). Nếu phân  tích đúng genotype, có  thể  thấy tỷ lệ genpotype 1 chiếm khoảng 30‐40% và  genotype 6 chiếm 50‐60%.   Theo phân tích bằng biểu đồ phân phối của  HCVcAg,  phân  phối  HCVcAg  trong  nhóm  genotype  1 khá phân  tán với mật  độ  từ  thấp  nhất đến cao nhất. Nhưng genotype 6 chỉ phân  bố trong khoảng. Đặc tính này có thể được làm  rõ hơn nếu phân  tích  lại với số ca  lớn hơn và  xác  định  đúng  genotype  1,  tách  hẳn  các  genotype  6  còn  lẫn  trong genotype  1. Khi  đó  kết  quả  thể  hiện  đúng  nhất  sẽ  có  thể  là  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 358 genotype 2 có HCVcAg thấp nhất và genotype  6 có HCVcAg cao nhất.  Giữa nồng độ HCVcAg và HCV RNA  Nồng  độ HCVcAg  trung  bình  trong  nhóm  có HCV RNA  <105,  105  ‐<107  và  ≥107  IU/ml  lần  lượt là 220,40 fmol/L; 4950,41 fmol/L và 11740,87  fmol/L. So với kết quả nghiên cứu của Yongjung  Park, nồng  độ HCVcAg  ở  3  nhóm HCV RNA  như trên tương ứng là 11,1 fmol/L, 3629,8 fmol/L  và  15189,8  fmol/L(4)  cho  thấy mức HCVcAg  ở  nhóm  có HCV  RNA  cao  gần  tương  tự  nhau,  nhưng  mức  thấp  HCVcAg  ở  nhóm  có  HCV  RNA thấp (<105 IU/ml) của nghiên cứu này thấp  hơn nhiều. Điều này cho thấy kỹ thuật thực hiện  HCVcAg trong nghiên cứu này nhạy hơn.   Các  kết  quả  nghiên  cứu  trên  cho  thấy  rằng  bệnh  nhân  có  HCV  RNA  cao  thì  đồng  thời  HCVcAg cũng cao. Nói cách khác, khi HCV tăng  sinh  có HCV RNA  cao  thì HCVcAg  cũng  được  phóng thích vào máu với tỉ lệ tương đương.   Theo  Bouvier‐Alias,  nhóm  nghiên  cứu  của  ông  đã  tính  toán  được 1pg/ml HCVcAg  tương  đương  8000  IU/ml  HCV  RNA  trong  huyết  thanh(9). Tuy vậy, theo Yongjung Park thì 1pg/ml  HCVcAg  tương  đương  với  17000  IU/ml HCV  RNA  trong huyết  thanh. Sự khác biệt giữa hai  nghiên cứu này có thể do hai tác giả sử dụng hai  kỹ thuật định lượng HCVcAg khác nhau.  Biểu  đồ  2  cho  thấy  nồng  độ  HCVcAg  có  tương quan thuận và chặt chẽ với nồng độ HCV  RNA  trong  huyết  thanh.  Hệ  số  tương  quan  Pearson r = 0,90 (p<0,001, CI = 0,75 ‐ 0,91).  Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Yongjung Park thực hiện trên 282 bệnh nhân với  tiêu  chuẩn nhận bệnh  tương  tự, kỹ  thuật  định  lượng  HCVcAg  huyết  thanh  cũng  bằng  Architect HCV core antigen assay (Abbott, USA)  và định lượng HCV RNA ngưỡng phát hiện 15  IU/ml  bằng  Cobas  AmpliPrep/Cobas (TaqMan,  Roche), cho thấy hệ số tương quan r = 0,9464 (4).  Một nghiên  cứu khác  của Ergunay K.  trên 207  bệnh nhân với kỹ  thuật  thực hiện HCVcAg và  HCV RNA giống  trong nghiên cứu này nhưng  dùng mẫu huyết tương để định lượng HCVcAg,  cho thấy hệ số tương quan Pearson r = 0,937(10).  Nhóm nghiên cứu của Bouvier‐Alias định lượng  HCVcAg  bằng  kỹ  thuật  ELISA  (Ortho‐Clinical  Diagnostics) cùng cho kết quả hệ số tương quan  r = 0,92(9).  Như trên, có thể kết luận có tương quan chặt  chẽ giữa HCVcAg và HCV RNA. Vì vậy, có thể  sử dụng giá trị định lượng HCVcAg  làm thông  số  dự  báo  tình  trạng mang HCV  có  hoạt  tính  (HCV RNA dương) trong theo dõi chẩn đoán và  chỉ định điều trị viêm gan C.  Tuy vậy, diễn biến thời gian của hai thông số  này có song song với nhau hay diễn ra lệch pha  trước  sau với nhau  chưa  được  tim hiểu nhiều.  Cụ  thể  như  khi  có  thải  trừ  tự  nhiên  thì HCV  RNA giảm dần, nhưng sự thay đổi của HCVcAg  sẽ như thế nào, diễn ra trước hay sau sự thay đổi  của HCV RNA. Theo một nghiên cứu mới được  báo cáo thì tỉ số HCV RNA/HCVcAg không phải  là hằng số mà thay đổi theo quá trình tăng sinh  của  HCV(4).  Như  vậy  tính  tỉ  số  của  HCV  RNA/HCVcAg có thể có thêm hiểu biết về động  học của nhiễm và thải trừ HCV trong cơ thể.  Nhược điểm của nghiên cứu này là quá trình  tuyển  chọn  chỉ những bệnh nhân  đồng ý  thực  hiện HCV RNA mới được chọn. Vì vậy, có  thể  có ưu  thế được chọn dành cho nhóm  được dự  báo cần điều trị và vì vậy việc tuyển chọn được  ưu thế cho bệnh nhân có HCV RNA dương tính.  Kết luận về hệ số tương quan giữa HCVcAg và  HCV RNA vì vậy chỉ mới chính xác cho nhóm  bệnh nhân có HCV RNA trung bình hay cao.  KẾT LUẬN  Phân  tích  nồng  độ HCVcAg  ở  100  trường  hợp nhiễm HCV  tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới  Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2011  đến  tháng  6  năm  2012  trên  đây,  có  thể  rút  ra  những kết luận sau:  1. Tỉ lệ có HCVcAg dương tính ở bệnh nhân  nhiễm  virus  viêm  gan C  là  84%. Hiệu  giá  của  HCVcAg phân bố rộng từ không phát hiện được  trong huyết thanh đến 20000 fmol/L (hay ‐2,0 log  đến +4,3 log fmol/L). Giá trị dương tính của xét  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhiễm 359 nghiệm HCVcAg  từ  0,48  log  fmol/L. Nồng  độ  HCVcAg  trung  bình  trong mẫu  nghiên  cứu  là  2,53 ± 1,87log fmol/L.  2. Nhóm  tuổi  40‐60, nhóm  có  tăng ALT  có  mật  độ HCVcAg  cao hơn. Không  có  liên quan  giữa  đặc  điểm  HCV  genotype  và  nồng  độ  HCVcAg trong huyết thanh.  3. Nồng  độ HCVcAg  trong huyết  thanh  có  tương  quan  tốt  với mật  độ  HCV  RNA  trong  huyết thanh. Hệ số tương quan Pearson r = 0,90  (p<0,001, CI = 0,75 ‐ 0,91)  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Aoyagi K, et al  (1999). Development of a simple and highly  sensitive  enzyme  immunoassay  for  hepatitis  C  virus  core  antigen. J Clin Microbiol; 37: 1802‐8.  2. Moscato  GA,  et  al  (2011).  Quantitative  determination  of  hepatitis C  core  antigen  in  therapy monitoring  for  chronic  hepatitis C. Intervirology; 54: 61‐5.  3. Morota  K,  et  al  (2009).  A  new  sensitive  and  automated  chemiluminescent  microparticle  immunoassay  for  quantitative determination of hepatitis C virus core antigen. J  Virol Methods; 157: 8‐14  4. Park Y, Lee JH, Kim BS, Kim do Y, Han KH, Kim HS  (2010).  New  Automated  Hepatitis  C  Virus  (HCV)  Core  Antigen  Assay  as  an Alternative  to  Real‐Time  PCR  for HCV  RNA  Quantification. J Clin Microbiol; 48(6): 2253‐6.  5. Sokhy H  (2005). Đặc điểm dịch  tễ và  lâm sàng nhiễm virus  viêm gan B và C mạn ở người Campuchia. Luận án tiến sĩ y  học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.104  6. Quang VM, Phong ND, cs (2009). Các yếu tố dịch tễ, lâm sàng  và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C điều trị tại  bệnh  viện  Bệnh Nhiệt  Đới  Thành  phố Hồ Chí Minh  năm  2006‐2007. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh; 13(1): 268‐73.  7. Oanh PKN (2011). Các yếu tố tiên lượng đáp ứng điều trị trên  bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt  Đới. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Đại học Y Dược Thành  phố Hồ Chí Minh, tr: 57.  8. Ticehurst  JR,  Hamzeh  FM,  et  al  (2007).  Factors  Affecting  Serum Concentrations  of Hepatitis C Virus  (HCV) RNA  in  HCV Genotype 1‐Infected Patients with Chronic Hepatitis.  J  Clin Microbiol; 45(8): 2426‐33.  9. Bouvier‐Alias, et al  (2002). Clinical utility of  total HCV core  antigen  quantification:  a  new  indirect  marker  of  HCV  replication. Hepatology; 36: 211‐8.  10. Ergunay K, et al  (2011). Quantitative determination of HCV  core antigen: a marker  for monitoring hepatitis C viraemia.  21st  European  Congress  of  Clinical  Microbiology  and  Infectious Diseases.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf352_1_8588.pdf
Tài liệu liên quan