Trong con mắt của nhà xã hội học, con người là một “sinh vật xã hội”, tức
là con người với tư cách là một thành viên trong tương quan với một nhóm,
một cộng đồng hay một xã hội. Xã hội học (XHH) nghiên cứu con người là
một cá nhân trong tương tác xã hội (social interaction) với những cá nhân
khác hay những nhóm cá nhân khác. XHH nghiên cứu chú ý tới những mối
quan hệ và những mô hình ứng xử của cá nhân như là thành viên trong nhóm.
34 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hành vi lệch chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và
làm tổn hại đến an ninh trật tự xã hội. Ví dụ: nạn bạo lực, hiếp dâm, trộm
cắp…
- Những hành vi lệch chuẩn có thể để lại hậu quả nặng nề như tham nhũng,
lợi dụng chức quyền, bè cánh…gây tổn hại về kinh tế xã hội và gây hậu
quả tâm lý như khủng hoảng niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm
suy yếu kỷ cương, trật tự xã hội.
- Hành vi lệch chuẩn như nghiện hút, mại dâm, ngoại tình…vừa gây hậu
quả trực tiếp vừa gây hậu quả gián tiếp. Một mặt nó làm băng hoại giá trị
đạo đức xã hội, mặt khác nó nêu gương xấu cho thế hệ trẻ. Những hành
vi lệch chuẩn làm suy bại thuần phong mỹ tục của xã hội, đồng thời nó là
cái nôi nảy sinh ra các tệ nạn xã hội, gây ra bệnh tật làm suy thoái giống
nòi.
- Tóm lại, hành vi lệch chuẩn gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và
cộng đồng. Mức độ sai lệch hành vi khác nhau để lại hậu quả ở mức độ
khác nhau. Hậu quả của mức độ hành vi sai lệch chuẩn mực có thể thiệt
hại về kinh tế, mất trật tự an ninh xã hội, làm suy thoái nhân cách con
người, làm đồi bại thuần phong mỹ tục xã hội, làm tổn thương con người
cả về thể xác lẫn tâm hồn. Do vậy, tăng cường giáo dục, uốn nắn, tuyên
truyền phổ biến thường xuyên để con người có hành vi phù hợp với
chuẩn mực xã hội là điều vô cùng quan trọng.
- Nội dung tuyên truyền giáo dục nhằm ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn
gồm các nội dung sau:
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
Thứ nhất: Cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng xã hội
hệ thống các chuẩn mực bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thứ hai: Hình thành cho cộng đồng có thói quen phê phán, đấu
tranh với hành vi lệch chuẩn.
Thứ ba: tăng cường việc hướng dẫn hành vi cho các cá nhân
trong xã hội, đặc biệt coi trọng các thành viên mới của cộng
đồng, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ một cách chu đáo.
III. HÀNH VI LỆCH CHUẨN VÀ TỘI PHẠM
Trong phần này, chúng ta sẽ lấy chủ đề “tội phạm” như một trường hợp điển cứu về
tương quan của hành vi lệch chuẩn và vấn đề xã hội.
1. Hành vi tội phạm và tội phạm
- Một trong hành vi lệch chuẩn là hành vi tội phạm (criminal behavior).
Hành vi tội phạm là “hành vi bị luật pháp cấm đoán và là đối tượng bị
trừng phạt chính thức khi thực hiện” (Landis, 1989: 434). Tội phạm
(crime) là phá vỡ luật lệ. Tội phạm là một trong những vấn đề xã hội khi
luật lệ được nhìn như chuẩn mực thiết yếu của xã hội bị xâm phạm.
- Có ba loại tội phạm như sau. Thứ nhất, tội phạm xâm phạm hay đe dọa
đến con người. Thứ hai, tội phạm xâm phạm tài sản của con người. Hậu
quả của hai loại tội phạm này là có nạn nhân của tội phạm và diễn ra ở
mức độ nặng nề (felonies). Mỗi một xã hội đều thiết lập một danh sách
những tội phạm nặng. Tuy nhiên, có loại tội phạm thứ ba là loại tội phạm
không có nạn nhân (victimless crimes). Đó là những tội phạm phá vỡ luật
lệ nhưng không tạo ra nạn nhân, ngoài việc nạn nhân cũng chính là người
phạm tội. Ví dụ: những người nghiện rượu, nghiện ma túy hay đam mê
cờ bạc. (Macionis, 2003: 140 và Landis, 1989: 402)
2. Khi nào tội phạm chuyển từ hành vi lệch chuẩn sang vấn đề xã hội?
- Khi quy mô của hành vi tội phạm (crime rate) xảy ra ở mức độ lớn, tội
phạm chuyển từ hành vi lệch chuẩn ở phạm vi cá nhân sang phạm vi vấn
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
đề xã hội. Do đó, thống kê tội phạm (criminal statistics) là một công cụ
quan trọng trong việc nghiên cứu tội phạm như một vấn đề xã hội.
- Một trong những hình thức kiểm soát xã hội về tội phạm là “hệ thống tư
pháp hình sự” (The criminal Justice system) bao gồm: cảnh sát, tòa án,
nhà giam và nhà tù. Hệ thống tư pháp hình sự nhằm ngăn chặn vấn đề xã
hội về tội phạm. Tuy nhiên, khi hệ thống tư pháp hình sự đã bị tha hóa và
thất bại trong chức năng kiểm soát xã hội của mình, đến lượt nó, hệ thống
tư pháp hình sự trở thành một vấn đề xã hội.
IV. HÀNH VI LỆCH CHUẨN VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI (SOCIAL CONTROL)
1. Kiểm soát xã hội
- Tiến trình xã hội hóa cho phép cá nhân học hỏi và thủ đắc các giá trị và
chuẩn mực xã hội; nhờ đó, cá nhân thực hiện được vai trò xã hội của
mình theo như sự mong đợi của xã hội. Chúng ta đã đề cập tới chế tài xã
hội như là một sự cưỡng chế cá nhân phải thực hiện các chuẩn mực xã
hội. Hơn nữa, để duy trì sự cân bằng và ổn định trong xã hội, những cơ
chế kiểm soát nhằm điều tiết những hành vi lệch chuẩn trong xã hội phải
được đặt ra như một yêu cầu tất yếu.
- Kiểm soát xã hội là “những tiến trình, dù được hoạch định hay không
được hoạch định, giúp con người tuân thủ các chuẩn mực tập thể”
(Landis, 1989: 404). Mục tiêu của kiểm soát xã hội là đưa các thành viên
trong xã hội tuân theo những chuẩn mực xã hội do văn hóa qui định.
- Có bốn hình thức chuẩn mực xã hội như sau: giá trị, phong tục, đạo đức
và luật pháp (Hòa, 1995: 83-4). Chúng ta đã nói tới phong tục và luật
pháp khi đề cập tới mức độ của các chuẩn mực văn hóa. Giá trị, như đã
nói tới, là “những ý kiến tổng quát hay những niềm tin của con người về
những cách hành xử thích hợp và được chấp nhận, đâu là những cách
hành xử không thích hợp và không được chấp nhận” (Landis, 1989: 70-
1). Đạo đức là “biểu thị của sự đúng sai trong hành vi” (Hòa, 1995: 83).
2. Phân loại kiểm soát xã hội:
Kiểm soát xã hội có thể được phân loại như sau (Hòa, 1985: 85-6):
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
- Kiểm soát nội tâm: con người chấp nhận và nội tâm hóa các chuẩn mực
để nhận biết cái đúng – cái sai, cái thích hợp – cái không thích hợp của
hành vi. Sự nội tâm hóa các chuẩn mực này trở thành lương tâm và hệ
thống đạo đức khiến con người tự cảm thấy áy náy hay hổ thẹn khi làm
những hành vi sai trái.
- Kiểm soát bên ngoài: khi kiểm soát bên trong không thành công, con
người cần được kiểm soát từ bên ngoài. Kiểm soát bên ngoài là luật lệ và
luật pháp (rules and laws) được xã hội áp dụng. Kiểm soát bên ngoài
chính là chế tài (sanction) có tính tiêu cực (trừng phạt) hay tính tích cực
(phần thưởng). Kiểm soát bên ngoài có thể được thể hiện ra nơi cơ chế
không chính thức và chính thức.
Kiểm soát xã hội không chính thức tồn tại nơi các nhóm sơ cấp
như gia đình, nhóm bạn bè, nhóm làm việc. Kiểm soát này biểu
hiện ở sự chế giễu, xa lánh, cách ly, khinh bỉ, trừng phạt hay đe
dọa.
Kiểm soát xã hội chính thức tồn tại trong một số thiết chế xã hội
và một vài cơ quan trọng yếu như cơ quan cảnh sát, tòa án, nhà
tù, trung tâm cải tạo… kiểm soát xã hội này cần có một cơ chế
điều luật kèm theo. Trong đó, các điều luật, các chuẩn mực xã
hội được viết thành văn bản kèm theo những hình phạt tương ứng
cho những người vi phạm.
V. THẢO LUẬN NHÓM
(Có thể là các trường hợp điển cứu, các câu chuyện minh họa, các bài tập trắc
nghiệm…)
- Thảo luận nhóm về một số giá trị sống và chuẩn mực xã hội của văn hóa Việt
Nam để xem thử giá trị của chúng còn thích hợp với thời nay và xã hội Việt
Nam hiện nay không.
- Thảo luận nhóm về các vấn đề thời sự hiện nay dưới hai khía cạnh hành vi
lệch chuẩn và vấn đề xã hội: sống thử trước hôn nhân, đồng tính, tự tử, xâm
phạm tình dục trẻ em, sự sùng bái thần tượng của tuổi “teen”, đua xe …
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
Tóm tắt ý chính
- Vấn đề xã hội “là những hoàn cảnh (conditions) có tính xã hội được tạo
ra khiến làm nguy hại bất cứ thành phần nào của quần thể dân số và là
những hành động và hoàn cảnh xâm phạm tới những chuẩn mực và giá trị
của xã hội”.
- Hành vi tội phạm “là hành vi bị luật pháp cấm đoán và là đối tượng bị
trừng phạt chính thức khi thực hiện”.
- Kiểm soát xã hội “là những tiến trình, dù được hoạch định hay không
được hoạch định, giúp con người tuân thủ các chuẩn mực tập thể”.
- Có bốn hình thức chuẩn mực xã hội như sau: giá trị, phong tục, đạo
đức và luật pháp.
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
Bài 4: CÔNG TÁC XÃ HỘI
VÀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN
I. KHÁI QUÁT:
Nói tới hành vi lệch chuẩn và các vấn đề xã hội là nói tới các hành vi có tác động
tiêu cực nơi chính cá nhân và trong xã hội. Chính yếu tố tiêu cực này dẫn tới vấn đề chủ
thể con người của các hành vi này cần được chữa trị, để giúp họ thay đổi hành vi như
xã hội mong đợi và chấp nhận.
Cùng với nhiều ngành trị liệu khác như y khoa, tham vấn tâm lý; CTXH cá nhân và
CTXH nhóm đều có mục tiêu trị liệu: giúp các cá nhân và các nhóm thay đổi hành vi
(Lâm, 2006: 25; An, CTXH cá nhân, 2006: 94). Do đó, hành vi lệch chuẩn cũng như
các vấn đề xã hội đều là đối tượng nghiên cứu và giải quyết của CTXH cá nhân và
CTXH nhóm. Hiểu rõ bản chất của hành vi lệch chuẩn và vấn đề xã hội trong viễn
tượng của lý thuyết môi trường hệ thống có thể giúp nhân viên CTXH thực hiện công
việc của mình có hiệu quả hơn. Đồng thời, nhân viên CTXH cũng cần hiểu rõ những
chế tài và kiểm soát xã hội để có thể can thiệp vào hành vi lệch chuẩn cũng như những
vấn đề xã hội. Bài học này sẽ đưa ra một hướng đề nghị về việc trị liệu hành vi lệch
chuẩn và vấn đề xã hội như một sự áp dụng CTXH (applied social work).
II. ĐỊNH HƯỚNG TRỊ LIỆU NHẤN MẠNH TRÊN MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Qua việc trình bày ở các bài học trước đây, chúng ta thấy rằng lý thuyết môi trường
hệ thống đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về con người: đó là con
người trong lịch sử cuộc sống và trong bối cảnh sống. Lý thuyết này đưa ra một hướng
trị liệu điều chỉnh hành vi cá nhân dựa trên điều chỉnh hoặc thay đổi môi trường sống
của cá nhân trong CTXH thực hành6.
Kế tiếp, nguồn gốc của hành vi lệch chuẩn là ở cấu trúc xã hội 7. Bên cạnh đó, một
thành tố của vấn đề xã hội cũng thuộc về hoàn cảnh khách quan: những hoàn cảnh, điều
6 Bài 1, mục I
7 Bài 2, mục III.1
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
kiện trong đó vấn đề xã hội nảy sinh 8 . Như vậy, lý thuyết môi trường hệ thống giúp
giải thích các hành vi con người (ở bình diện cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng) sai
chức năng hoặc thích nghi không đúng trong môi trường xã hội. Từ đó, một hướng trị
liệu được đưa ra nhấn mạnh trên môi trường xã hội của thân chủ (Miley et al, 1995: 28-
30; 40).
Cần hiểu biết về thân chủ hiện tại, với những hành vi lệch chuẩn cần được chữa trị,
như là “sản phẩm” của các môi trường xã hội mà họ đã trải qua được lớn lên. Việc hiểu
biết về các môi trường sống quá khứ và hiện tại của thân chủ sẽ soi sáng cho nhân viên
CTXH đề ra những hướng can thiệp và hướng chữa trị cho thân chủ. Nhân viên CTXH
có thể tạo ra môi trường xã hội mới, hoặc cung ứng những kỹ năng sống mới, giúp thân
chủ hội nhập và phát triển trong môi trường hiện tại của họ. Việc tìm hiểu môi trường
xã hội hiện tại với những “gốc rễ” quá khứ của thân chủ là một tiến trình CTXH lâu dài
trong việc tiếp xúc với thân chủ với một số kỹ năng CTXH như lắng nghe, quan sát,
vấn đàm, mối quan hệ, vãng gia …
Khi nhân viên CTXH hiểu biết về các môi trường sống trong quá khứ dẫn tới tình
trạng hiện nay của thân chủ có những hành vi lệch chuẩn, họ sẽ có thái độ thông cảm
với thân chủ. Một điều quan trọng giúp cho việc trị liệu có kết quả là thái độ của nhân
viên CTXH. Đó là một thái độ không kết án và chấp nhận con người cũng như tôn
trọng nhân phẩm của thân chủ. Thái độ không kết án con người của thân chủ là một
trong những nguyên tắc CTXH thực hành (An, CTXH nhập môn, 2002: 61).
III. TRỊ LIỆU CÁC HÀNH VI LỆCH CHUẨN NHẤN MẠNH TRÊN MÔI
TRƯỜNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ CÔNG
TÁC XÃ HỘI NHÓM.
1. Chức năng của CTXH
Chức năng của CTXH là “phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển”
để đưa thân chủ tái hội nhập vào cộng đồng (An, CTXH nhập môn,
2006:45-6). Tái hội nhập vào cộng đồng có nghĩa là hành xử theo mong ước
của cộng đồng với tư cách là thành viên của cộng đồng đó. Để thực hiện các
8 Bài 3, mục II.1
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
chức năng này, nhân viên CTXH làm việc với các cá nhân và với nhóm
(nhóm tự giúp, gia đình trị liệu hay nhóm trị liệu).
2. Công tác trị liệu theo định hướng thay đổi môi trường xã hội
- Việc trị liệu các hành vi lệch chuẩn nhấn mạnh trên môi trường dựa trên
tiền đề sau đây. Hành vi hiện tại của thân chủ chính là kết quả của việc
học hỏi trước đây kết hợp với những biến cố đương thời gây ra. Việc học
hỏi này xảy ra trong tiến trình xã hội hóa trong môi trường xã hội của
thân chủ (An, CTXH cá nhân, 2006: 102-5). Do đó, cải tạo hoặc thay đổi
môi trường xã hội có thể giúp thân chủ thay đổi hành vi lệch chuẩn 9.
- Sự thay đổi hành vi (sau khi đã thay đổi nhận thức) là kết quả của sự
tương tác giữa thân chủ và môi trường xã hội. Môi trường xã hội đó bao
gồm hoàn cảnh xã hội và các cá nhân và tổ chức xã hội. Sự tương tác này
không được diễn ra một cách tự nhiên, nhưng dưới sự hoạch định và can
thiệp của NVCTXH.
- Môi trường xã hội có thể chia làm ba cấp độ như sau:
Cấp độ vĩ mô: cấp độ xã hội hay cấp độ cộng đồng với các các hệ
thống là các tổ chức xã hội và chính quyền.
Cấp độ trung mô: với các hệ thống là các nhóm xã hội như nhóm
tự giúp, nhóm trị liệu hay nhóm cùng hoàn cảnh.
Cấp độ vi mô: các cá nhân và gia đình.
- Định hướng trị liệu các hành vi lệch chuẩn nhấn mạnh trên môi trường
xã hội có thể được thực hiện qua những bước đi sau đây:
Trong trường hợp môi trường xã hội lành mạnh (môi trường vĩ
mô): nhân viên CTXH giúp chuyển trao các giá trị và chuẩn mực
của văn hóa và xã hội để giúp thân chủ phát triển. Sự tiếp nhận
những giá trị và chuẩn mực sẽ dẫn tới sự kiện thân chủ thay đổi
nhận thức như là một tiền đề cần thiết cho sự thay đổi hành vi (trị
liệu nhận thức, An, CTXH cá nhân, 2006: 98-9). Trong trường
9 Có thể nói đây là công việc thực hiện tiến trình “tái xã hội hóa” để giúp thân chủ thủ đắc lại những giá trị,
chuẩn mực. Nhờ đó, thân chủ có thể thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi.
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
hợp này, thân nhân có thể thay đổi hành vi qua tiến trình xã hội
hóa trong môi trường lành mạnh: học biết và thủ đắc những giá
trị và chuẩn mực của xã hội.
Trong trường hợp môi trường xã hội chưa hoặc không lành mạnh
(môi trường vĩ mô): nhân viên CTXH cải tạo môi trường (ví dụ
qua công tác biện hộ), hoặc chuyển thân chủ qua môi trường xã
hội khác tích cực và lành mạnh hơn (ví dụ, chuyển trường cho
các em học sinh cá biệt, khi trường cũ là một môi trường không
thân thiện và tạo điều kiện cho các em sống băng nhóm). Như
vậy, thân chủ sẽ hạn chế hoặc không tiếp xúc với những hành vi
tiêu cực (theo lý thuyết sự kết hợp khác biệt).
- Hơn nữa, nhân viên CTXH còn phải chủ động tạo ra các môi trường tích
cực và lành mạnh (môi trường trung mô và vi mô) để giúp thân chủ phát
triển trong môi trường đó trong việc tương tác với các cá nhân khác và
với các nhóm. Như vậy, CTXH nhóm và CTXH cá nhân cần thiết lập
các nhóm trị liệu, nhóm tự giúp và gia đình trị liệu (Lâm, 2006: 36, 38;
An, CTXH cá nhân, 2006: 41) trong việc các chức năng “phòng ngừa,
chữa trị, phục hồi và phát triển” của mình.
- Cuối cùng, nhân viên CTXH cũng cần vận dụng những chế tài và kiểm
soát xã hội trong cả ba môi trường vĩ mô, trung mô và vi mô trong
những trường hợp cần thiết để hạn chế tác động tiêu cực của hành vi
lệch chuẩn và vấn đề xã hội.
Tóm tắt ý chính
- Chức năng của CTXH là: phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển.
- Yếu tố tiêu cực của hành vi lệch chuẩn và vấn đề xã hội dẫn tới vấn đề chủ
thể con người của các hành vi này cần được chữa trị, để giúp họ thay đổi
hành vi như xã hội mong đợi và chấp nhận.
- Lý thuyết môi trường hệ thống, nguồn gốc của hành vi lệch chuẩn trong
cấu trúc xã hội và thành tố khách quan hoàn cảnh của vấn đề xã hội đưa tới
một định hướng trị liệu về môi trường xã hội.
T[Type text]
Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
- Việc tương tác giữa thân chủ với trong các môi trường xã hội lành mạnh
trong tiến trình xã hội hóa có tác dụng trị liệu giúp thân chủ thay đổi hành vi
lệch chuẩn.
IV. THẢO LUẬN NHÓM
(Có thể là các trường hợp điển cứu, các câu chuyện minh họa, các bài tập trắc
nghiệm…)
- Trường hợp điển cứu: câu chuyện bà mẹ của Mạnh Tử ba lần chuyển nhà để
Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập và tu
dưỡng.
- Các nhóm thành viên tự do chọn các trường hợp điển cứu và câu chuyện
minh họa để trình bày trước lớp. Việc trình bày cần cho thấy có sự áp dụng
các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bài học vào CTXH.
[Type text]
Giáo án – Hành vi lệch chuẩn
SDRC - CFSI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hanh_vi_lech_chuan_2747.pdf