Bài báo đề cập tới các hành động xã hội trong giao tiếp, ứng xử của
học sinh với tư cách là thành phần của trí tuệ xã hội của các em. Nghiên cứu
đã xác định được các mức độ hành động xã hội của 1128 học sinh từ lớp 6
đến lớp 9 của 10 trường trung học cơ sở thuộc 5 tỉnh/ thành phố ở Việt Nam.
Đồng thời, xác định được các mô hình có tính dự báo tác động của các yếu tố
phong cách giao tiếp, xu hướng giao tiếp và khí chất của học sinh cũng như sự
học tập giao tiếp từ người khác đến hành động xã hội của các em. Những mô
hình có tính dự báo được phát hiện trong nghiên cứu là gợi ý hữu ích cho các
bậc cha mẹ, giáo viên và học sinh trong việc nâng trí tuệ xã hội thông qua việc
tăng cường hành động xã hội trong việc thiết lập các quan hệ xã hội tích cực,
trong giao tiếp và ứng của học sinh.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hành động xã hội trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng 0.526 0.277 0.432 0.021 0.000
Yếu tố tác động 0.453 0.205 0.368 0.022 0.000
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
34 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bảng 5: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố liên quan tới hành động xã hội trong giao tiếp của HS
TT Yếu tố B SE 95%CI of B p
Lower Bound Upper Bound
1 Lớp
6
7 0.008 0.004 0.007 0.014 0.003
8 0.014 0.006 0.005 0.018 0.012
9 0.021 0.008 0.006 0.036 0.006
2 Tham gia công tác 0.011 0.019 -0.026 0.048 0.560
3 Học tập
Giỏi
Khá -0.018 0.010 -0.034 -0.003 0.002
Trung bình/yếu -0.032 0.013 -0.058 -0.007 0.014
4 Phong cách độc đoán -0.062 0.018 -0.097 -0.027 0.001
5 Phong cách dân chủ 0.209 0.016 0.177 0.241 0.000
6 Phong cách tư do 0.023 0.017 -0.010 0.055 0.177
7 Phong cách hướng đến công việc 0.098 0.017 0.065 0.131 0.000
8 Phong cách hướng đến con người 0.183 0.017 0.150 0.217 0.000
9 Xu hướng hướng đến người khác 0.134 0.021 0.093 0.175 0.000
10 Xu hướng hướng tới lợi ích bản thân 0.010 0.014 -0.017 0.038 0.463
11 Xu hướng hướng ngoại -0.044 0.019 -0.080 -0.007 0.020
12 Xu hướng hướng nội 0.042 0.015 0.013 0.071 0.005
13 Khí chất Nóng nảy -0.015 0.019 -0.052 0.021 0.407
14 Linh hoạt 0.077 0.014 0.050 0.108 0.000
15 Ưu tư 0.008 0.012 -0.015 0.030 0.505
16 Bình thản 0.079 0.015 0.018 0.077 0.001
17 Học tập, ảnh hưởng 0.138 0.016 0.105 0.170 0.000
(R=0.859; R2 =0.738; R2 adjust = 0.734; F = 176.414; Panova< 0.001; B0 = 0.432)
xã hội có tương quan đồng biến có ý nghĩa thống kê ở
mức vừa với trung bình điểm học tập giao tiếp từ người
khác (R= 0.526; B= 0.432; p= 0.00).
2.2.4. Tương quan hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới hành
động xã hội của học sinh
Kết quả của các mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
được trình bày ở Bảng 5. Mô hình giải thích được 73.4%
sự biến thiên của hành động xã hội trong mối tương quan
với các yếu tố. Có mối tương quan hồi quy thuận, có ý
nghĩa thống kê giữa HS lớp các lớp 7,8, 9 với hành động
xã hội theo xu hướng HS càng ở các lớp cao thì hành động
xã hội trong giao tiếp càng tăng so với các lớp dưới. Tuy
nhiên, sự tác động này không lớn. Phong cách dân chủ
có tương quan cao nhất: 0.219 [95% CI 0.1181 - 0.256];
tiếp đến là phong cách hướng đến con người 0.128 [95%
CI 0.106 - 0. 183]; cuối cùng là phong cách hướng đến
công việc 0.111 [95% CI 0.076 - 0.152]. Phong cách độc
đoán dự báo có tác động ngược tới hành động xã hội,
nhưng rất yếu - 0.049 [95% CI -0.090 - (- 0. 009)]. Các
mô hình về xu hướng hướng đến người khác và hướng
nội có tác động thuận đến hành động xã hội trong giao
tiếp của HS 0.131 [95% CI 0.084- 0.179] và 0.084 [95%
CI 0.046- 0.114]. Trong khi đó, xu hướng hướng ngoại
có tương quan hồi quy ngược, tuy nhiên, tính dự báo rất
yếu -0.044 [95% CI -0.080- (- 0.007]. Hai loại khí chất
là bình thản và linh hoạt có tương quan hồi quy thuận với
hành động xã hội 0.079 [95% CI 0.018- 0.077] và 0.077
[95% CI 0.050- 0.108]. Việc học tập giao tiếp từ người
khác cũng có tương quan hồi quy thuận với hành động xã
hội của HS 0.138 [95% CI 0.105 - 0.170].
2.2.5. Thảo luận
Việc khảo sát về hành động xã hội trong giao tiếp trên
số lượng 1147 HS từ lớp 6 đến lớp 9 thuộc 10 trường
THCS của 5 tỉnh/ thành ở Việt Nam cho kết quả hành
động xã hội của HS được khảo sát đạt mức trên trung
bình theo thang đánh giá 5 bậc. Trong đó,14.80% có
35Số 31 tháng 7/2020
Phan Trọng Ngọ
hành động xã hội ở mức thấp (mức 1 và 2), 69.54 % mức
trung bình và 15.66 % ở mức cao (mức 4 và 5). Hành
động duy trì và phát triển các quan hệ với người khác tốt
hơn các hành động khác, tiếp đến là hành động hợp tác,
chia sẻ, khuyến khích đối tượng giao tiếp. Hành động tác
động, gây ảnh hưởng đến người khác trong giao tiếp là
hạn chế so với các loại hành động khác. Đây có thể là đặc
điểm của lứa tuổi thiếu niên. Có sự khác biệt có ý nghĩ
thống kê về hành động xã hội theo thứ tự sinh của HS
trong gia đình. HS có điểm học giỏi có hành động xã hội
trong giao tiếp cao hơn các nhóm HS khác.
Có mối tương quan hồi quy thuận, có ý nghĩa thống
kê giữa HS lớp các lớp 7,8, 9 với hành động xã hội theo
xu hướng HS càng ở các lớp cao thì hành động xã hội
trong giao tiếp càng tăng so với các lớp dưới. Trong khi
đó, yếu tố tham gia công tác tập thể có tính dự báo rất
thấp đối với sự tăng trưởng hành động xã hội trong giao
tiếp ở HS. Có mối tương quan hồi quy tuyến tính, có tính
dự báo tăng cường hành động xã hội của học trình trong
giao tiếp, khi tăng cường đối với các mô hình tác động
của phong cách dân chủ, hướng đến con người và hướng
đến công việc của HS trong giao tiếp. Xu hướng hướng
đến người khác và xu hướng hướng nội trong giao tiếp
cũng là những mô hình có tính dự báo tác động thuận tới
hành động xã hội của HS.
3. Kết luận
Hành động xã hội trong giao tiếp của HS được biểu
hiện qua nhận thức về người khác trong giao tiếp, nhận
thức về bản thân, về người khác, về hoàn cảnh và các
quy định xã hội trong giao tiếp, nhận thức về vai trò của
quan hệ, của giao tiếp trong cuộc sống được xác định là
một thành phần quan trọng trong NL trí tuệ xã hội của
HS. Các kết quả nghiên cứu đã xác định được mức độ
hành động xã hội của HS cũng như các biểu hiện của nó.
Đồng thời xác định được các mô hình có tính dự báo tác
động của các yếu tố thuộc về phong cách giao tiếp, xu
hướng giao tiếp và khí chất của HS cũng như sự học tập
giao tiếp từ người khác đến hành động xã hội của các
em. Những mô hình tương quan có tính dự báo được phát
hiện trong nghiên cứu là những gợi ý hữu ích cho các bậc
cha mẹ và giáo viên và cho HS trong việc nâng cao chất
lượng thiết lập các quan hệ xã hội tích cực trong giao tiếp
của HS, thông qua việc nâng cao NL hành động xã hội
cho các em. Nghiên cứu cũng khuyến cáo ở mức độ nhất
định sự giảm thiểu phong cách độc đoán, tính khí nóng
nảy hay ưu của HS, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hành
động xã hội của HS.
Tài liệu tham khảo
[1] Guilford, J.P, (1967), Nature of human intelligence, New
York: McGraw – Hill.
[2] Goleman D, (2006), Social Intelligence: The New Science
of Human Relationships, Bantam.
[3] Albrecht, K., (2006), Social intelligence: the new science
of success, Jossey- Bass, AWiley Imprint.
[4] Lisa Garr, (2018), Trở nên thấu cảm, NXB Hồng Đức.
[5] Tony Buzan, (2002), The power of social intelligence,
Harper Collins Publishers, Inc.
[6] Thomas Armstrong, (2010), Bảy loại trí thông minh,
NXB Lao động - Xã hội.
[7] Lê Văn Hảo, (02/2015), Hành vi ủng hộ xã hội: sức mạnh
của tình huống, Tạp chí Tâm lí học, Số 2.
[8] Nguyễn Văn Lượt - Trương Quang Lâm, (10/2017), Kĩ
năng xã hội của trẻ vị thành niên nông thôn, Tạp chí Tâm
lí học. số 10, tr.24-35.
[9] Nguyễn Tuấn Anh, (8/2017), Mối quan hệ giữa đồng cảm
và hành vi ủng hộ xã hội ở sinh viên, Tạp chí Tâm lí học,
số 8.
[10] Đỗ Ngọc Khanh, (6/2017), Thấu cảm và hành vi ủng hộ
xã hội ở thanh niên, Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr.36 - 48.
SOCIAL BEHAVIOR IN COMMUNICATION OF SECONDARY SCHOOL
STUDENTS IN VIETNAM
Phan Trong Ngo
Hanoi National University of Education
136 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Email: ngotamly@gmail.com
ABSTRACT: The article deals with social behavior in students’ communication
and behavior which play as parts of their social intelligence. The study
has identified the level of social behavior of 1128 students in grades 6
to 9 of 10 secondary schools in 5 provinces and cities in Vietnam. It also
identifies predictive models of the impact of students’ communication styles,
communication trends and tempers as well as the communication learning
from others to their social behavior. The predictive models discovered in the
study are useful suggestions for parents, teachers, and students in promoting
social intelligence through enhancing social behavior in establishing positive
social behavior, communication and reactions of students.
KEYWORDS: Social intelligence; social behavior; communication; communication style;
communication trends; tempers; secondary school students.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hanh_dong_xa_hoi_trong_giao_tiep_cua_hoc_sinh_trung_hoc_co_s.pdf