Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng - Giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị của hàng hoá càng cao

Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng tỏ rằng, nền văn minh nhân loại càng phát triển bao nhiêu thì người ta càng nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn về vai trò của sản xuất hàng hoá bấy nhiêu. Một phần cũng vì sản xuất hàng hoá ra đời chính là bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống.

Việc sản xuất, trao đổi hàng hoá ra đời là qui luật phát triển tất yếu của xã hội loài người khi nhu cầu của con người về tiêu dùng tăng lên, khi lực lượng sản xuất phát triển đi kèm với nó là việc phân công lao động, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và do đó về sản phẩm lao động ngày càng rõ rệt, sâu sắc.

Sản xuất hàng hoá chính là động lực của sự phát triển KTXH, là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng một đất nước nếu muốn nắm quyền thống trị về mặt chính trị, văn hoá, quân sự thì trước hết cần thiết phải có một nền kinh tế hùng mạnh, tức phải có một nền sản xuất to lớn không những có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Sản xuất hàng hoá đảm bảo cho đất nước phát triển phồn vinh, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển & tăng trưởng kinh tế, tạo ra những thành tựu kinh tế to lớn mà hình thức kinh tế tự nhiên trước đây không thể nào đạt tới.

Do vậy, để phát triển kinh tế xã hội, bất cứ một quốc gia nào cũng cần chú trọng việc phát triển nền sản xuất hàng hoá. Nhưng để đảm bảo cho nền sản xuất hàng hoá hoạt động có hiệu quả thì vấn đề cốt lõi là phải xác định được bản chất giá trị hàng là do đâu quyết định? Trong lịch sử kinh tế chính trị học, nhiều kinh tế gia đã đưa ra các kết luận khác nhau về vấn đề giá trị hàng hoá. Đã từng có ý kiến cho rằng: "Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị của hàng hoá càng cao".

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng - Giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị của hàng hoá càng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Lời nói đầu Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng tỏ rằng, nền văn minh nhân loại càng phát triển bao nhiêu thì người ta càng nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn về vai trò của sản xuất hàng hoá bấy nhiêu. Một phần cũng vì sản xuất hàng hoá ra đời chính là bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống. Việc sản xuất, trao đổi hàng hoá ra đời là qui luật phát triển tất yếu của xã hội loài người khi nhu cầu của con người về tiêu dùng tăng lên, khi lực lượng sản xuất phát triển đi kèm với nó là việc phân công lao động, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và do đó về sản phẩm lao động ngày càng rõ rệt, sâu sắc... Sản xuất hàng hoá chính là động lực của sự phát triển KTXH, là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Thực tế đã chứng minh rằng một đất nước nếu muốn nắm quyền thống trị về mặt chính trị, văn hoá, quân sự…thì trước hết cần thiết phải có một nền kinh tế hùng mạnh, tức phải có một nền sản xuất to lớn không những có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Sản xuất hàng hoá đảm bảo cho đất nước phát triển phồn vinh, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển & tăng trưởng kinh tế, tạo ra những thành tựu kinh tế to lớn mà hình thức kinh tế tự nhiên trước đây không thể nào đạt tới. Do vậy, để phát triển kinh tế xã hội, bất cứ một quốc gia nào cũng cần chú trọng việc phát triển nền sản xuất hàng hoá. Nhưng để đảm bảo cho nền sản xuất hàng hoá hoạt động có hiệu quả thì vấn đề cốt lõi là phải xác định được bản chất giá trị hàng là do đâu quyết định? Trong lịch sử kinh tế chính trị học, nhiều kinh tế gia đã đưa ra các kết luận khác nhau về vấn đề giá trị hàng hoá. Đã từng có ý kiến cho rằng: "Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng càng lớn thì giá trị của hàng hoá càng cao". Thực chất của ý kiến này thế nào, có đúng đắn không, có phản ánh đúng qui luật giá trị hay không? Chúng ta cùng bàn luận ý kiến này để đưa ra một cái nhìn đúng đắn và đầy đủ nhất. Đó chính là nội dung của bài viết dưới đây. Do trình độ có hạn nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để tiếp tục hoàn thiện tiểu luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! đề cương Phần I. Lời nói đầu Phần II. Nội dung I. Một số khái niệm: 1. Sản xuất hàng hoá 2. Hàng hoá a) Khái niệm hàng hoá. b) Hai thuộc tính của hàng hoá - Giá trị sử dụng. - Giá trị. c) Nguồn gốc tạo dựng từng thuộc tính hàng hoá - Lao động cụ thể. - Lao động trừu tượng. II. Phân tích, nhận định về câu nói. - Giá trị sử dụng của hàng hoá có quyết định giá trị hàng hoá hay không? - Có phải giá trị sử dụng càng cao thì giá trị hàng hoá càng nhiều? Phần III. Kết luận. - Rút ra quan điểm đúng đắn: Giá trị hàng hoá là do đâu quyết định? - ý nghĩa thực tiễn. Phần II. Nội dung I. Một số khái niệm 1. Sản xuất hàng hoá. Trước hết, để việc phân tích được thấu đáo, chúng ta cần phải hiểu sản xuất hàng hoá là gì? Trong tác phẩm "chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học", F.Ăng-ghen đã chỉ ra rằng:"Chúng tôi dùng "sản xuất hàng hoá" để chỉ giai đoạn phát triển kinh tế trong đó những vật phẩm sản xuất ra không phải chỉ để thoả mãn nhu cầu của người sản xuất mà còn để trao đổi, nghĩa là vật phẩm ấy được sản xuất ra với tính cách là hàng hoá, chứ không phái là những giá trị sử dụng". Theo V.Lê-nin: "Nên hiểu sản xuất hàng hoá là một tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội, thì cần phải có mua bán sản phẩm (vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá) trên thị trường". Như vậy, có thể khái quát: Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán. Đó là hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội, trong đó, mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau. 2. Hàng hoá a) Khái niệm hàng hoá Xung quanh khái niệm hàng hoá, nhiều nhà kinh tế học đã quan niệm như sau: "Những sản phẩm nào mà có thể đổi lấy những sản phẩm khác, đều là hàng hoá. Tỷ số nhất định theo đó những sản phẩm đó có thể trao đổi được, là giá trị trao đổi của những sản phẩm đó, hay nếu biểu hiện bằng tiền thì gọi là giá của những sản phẩm đó". (C.Mác: Lao động làm công & tư bản) "Hàng hoá là sự thống nhất giữa giá trị & giá trị sử dụng". (C.Mác: Tư bản) "Hàng hoá là gì? Là những sản phẩm đã được làm ra trong một xã hội gồm những người sản xuất tư nhân ít nhiều phân tán, vậy trước hết đó là những sản phẩm của tư nhân. Nhưng những sản phẩm tư nhân ấy chỉ trở thành hàng hoá, khi mà nó được sản xuất ra không phải để cung ứng cho sự tiêu dùng của những người sản xuất, mà là cho sự tiêu dùng của những người khác, tức là cho sự tiêu dùng của xã hội; những sản phẩm đó thông qua sự trao đổi mà vào trong sự tiêu dùng của xã hội". (F.Ăng-ghen: Chống Đuy-rinh) "Hàng hoá là một sản phẩm bán cho ai mua cũng được. Khi bán, chủ nhân của hàng hoá mất quyền sở hữu, còn người mua trở thành chủ nhân của hàng hoá: người đó có thể bán lại, đem cầm hay là để mục nát đi". (J.Sta-lin: Những vấn đề kinh tế của CNXH ở Liên Xô) Như vậy, từ những ý kiến trên của các nhà kinh tế học chủ nghĩa Mác-Lê nin, chúng ta có thể định nghĩa tổng quát hàng hoá như sau: Hàng hoá là sản phẩm của lao động tồn tại dưới dạng hữu hình hay vô hình mà, một là, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người; hai là, nó được SX ra không phải để người SX ra nó tiêu dùng, mà là để bán, hay nói cách khác nó đi vào quá trình tiêu dùng thông qua mua- bán. Vì vậy không phải bất kỳ vật phẩm nào cũng là hàng hoá. Với định nghĩa này cần hiểu như sau: + Hàng hoá là sản phẩm của lao động tồn tại dưới dạng hữu hình hay vô hình, có nghĩa là sản xuất hàng hoá mang tính tổng thể gồm cả lao động sản xuất vật chất & lao động dịch vụ qui định. Lao động sản xuất vật chất sản xuất ra hàng hoá hữu hình, còn lao động dịch vụ sản xuất ra hàng hoá vô hình. + Hàng hoá thoả mãn nhu cầu nào đó. Điều này khẳng định hàng hoá mang yếu tố vật chất. + Hàng hoá sản xuất ra để trao đổi mua-bán muốn khẳng đinh rằng nó hàm chứa quan hệ xã hội. b) Hai thuộc tính của hàng hoá. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi). Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người. Như vậy, giá trị sử dụng có thể trực tiếp thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân của con người, cũng có thể dùng làm phương tiện để sản xuất ra tư liệu vật chất. Ví dụ: cơm để ăn, áo để mặc, xe đạp để đi, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất… Chính công dụng của hàng hoá làm cho nó có một giá trị sử dụng. Đây là thuộc tính có ích của hàng hoá, do tính chất hoá học, vật lý, kiểu dáng…của hàng hoá qui định. Giá trị sử dụng của hàng hoá là thuộc tính khách quan tự nhiên của hàng hoá, do lao động cụ thể của con người tạo ra. Theo đà phát triển của khoa học-kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng càng nhiều, càng phong phú, đa dạng. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của cải đó như thế nào. Người ta ai cũng cần đến nó. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá; nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng không phải là hàng hoá. Đó là vì những vật phẩm đó không phải do loài người sáng tạo ra. Muốn cho vật phẩm có thể trở thành hàng hoá, nó phải là sản phẩm của lao động sản xuất ra để bán. (Viết vào phần phân tích: Như vậy, muốn cho sản phẩm trở thành hàng hoá thì sản phẩm đó phải có giá trị sử dụng nhưng giá trị sử dụng này do lao động tạo ra chứ không phải thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định. ở đây, cần phân biệt rõ giá trị sử dụng của hàng hoá gồm hai lực lượng tạo thành: điều kiện tự nhiên & lao động hao phí của con người. Giá trị sử dụng do tự nhiên tạo ra, ban cho thì không quyết định giá trị hàng hoá, mà chỉ có giá trị sử dụng do lao động của con người tạo ra thì mới quyết định lượng giá trị hàng hoá. Do vậy, quan niệm giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hoá như trên là hết sưc phiến diện, không nhìn thấy tính chất 2 mặt của cái tạo nên giá trị sử dụng mà mặc nhiên thừa nhận giá trị sử dụng do một lực lượng tạo thành, không thấy được để tạo ra giá trị sử dụng gồm 2 bộ phận. Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm: là giá trị sử dụng không phải cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội. Giá trị sử dụng đến tay người khác-người tiêu dùng phải thông qua mua-bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang trong bản thân nó giá trị trao đổi của hàng hoá. (Chú ý rằng: Giá trị sử dụng của hàng hoá dịch vụ không tồn tại dưới dạng hữu hình (vật thể) mà tồn tại dưới dạng vô hình (phi vật thể). Quá trình sản xuất ra hàng hoá dịch vụ gắn trực tiếp với lao động sống của người sản xuất, hướng & phục vụ khách hàng với tư cách thượng đế. Sản phẩm dịch vụ không tồn tại độc lập nên không tích luỹ được do không để dành được). Giá trị hàng hoá Muốn hiểu giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi biểu hiện trước hết là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau (tức là tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác). Tỷ lệ số lượng của hàng hoá trao đổi với nhau cũng biểu hiện giá trị trao đổi của hàng hoá. Ví dụ: 1 rìu trao đổi lấy 20 kg thóc. Tại sao rìu & thóc là hai giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau? Tại sao lại trao đổi theo tỉ lệ 1 rìu = 20 kg thóc? Sở dĩ rìu và thóc trao đổi được với nhau như thế vì giữa chúng có một cơ sở chung. Cơ sở chung này không phải là thuộc tính tự nhiên của rìu, cũng không phải là thuộc tính tự nhiên của thóc. Song, cái chung đó phải nằm ở cả rìu & thóc. Nếu không kể đến thuộc tính tự nhiên của sản phẩm, thì rìu & thóc đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra rìu và thóc, người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh rìu với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau. Sở dĩ phải trao đổi theo một tỉ lệ nhất định, 1 rìu đổi lấy 20 kg thóc, vì người ta cho rằng lao động hao phí để sản xuất 1 cái rìu bằng lao động hao phí để sản xuất ra 20 kg thóc. Khi chủ rìu & chủ thóc đồng ý trao đổi với nhau thì họ cho rằng lao động của họ để sản xuất ra rìu bằng giá trị của 20 kg thóc. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khái quát rằng: Hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỉ lệ nhất định vì giữa chúng có một cơ sở chung đồng nhất. Cái chung ấy đều nằm ở cả 2 vật bởi chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người. Từ đó, chúng ta rút ra kết luận quan trọng: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá thể hiện lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Những tư liệu vật chất hữu dụng mà không cần hao phí lao động như không khí thì không có giá trị. Sản phẩm nào mà không chứa lao động của con người, thì không có giá trị. Vàng, kim cương có giá trị cao, vì phải tốn nhiều lao động mới sản xuất được chúng. Nhiều hàng hoá lúc đầu đắt, nhưng sau nhờ tiến bộ kĩ thuật làm giảm số lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng thì lại trở nên rẻ hơn. Việc hàng hoá trở nên rẻ hơn phản ánh sự giảm giá trị hàng hoá, giảm bớt số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá. Lao động hao phí để SX ra hàng hoá tăng thì giá trị hàng hoá tăng & ngược lại. Như vậy, cũng có nghĩa là khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị. Phần trên đã nói, khi những người sản xuất đồng ý trao đổi hàng hoá với nhau thì điều đó có nghĩa là họ cho rằng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá của người này bằng của người kia. Thực chất của hoạt động trao đổi là sự so sánh lao động giữa những người sản xuất với nhau. Vì vậy, giá trị biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Quan hệ giữa người với người không còn là quan hệ "thuần tuý", mà nó đã được thay thế bằng quan hệ giữa vật với vật. Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nền kinh tế hàng hoá. Chừng nào còn sản xuất & trao đổi hàng hoá thì còn tồn tại phạm trù giá trị. Nội dung của khái niệm hàng hoá như trên khác với khái niệm giá trị mà chúng ta thường gặp trong đời sống. Hàng ngày, chúng ta có thể nói: quyển sách rất có giá trị, tức là quyển sách hay; không khí rất có giá trị, tức là không khí rất cần thiết cho cuộc sống hay là có giá trị sử dụng. Còn trong kinh tế chính trị học, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, là quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hoá. Hàng hoá được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ, nhưng lại mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này. c) Nguồn gốc tạo dựng từng thuộc tính hàng hoá. Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính như trên vì lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp hoạt động riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. (Cái riêng ấy là tiêu chí để phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau). Thí dụ: Lao động cụ thể của người trồng lúa và người thợ làm rìu là khác nhau. đối tượng của người thứ nhất là cây trồng, đối tượng của người thứ hai là sắt thép. Thao tác của người nông dân là cày cấy, vun trồng, còn thao tác của người thợ rèn là rèn, đập. Một người sử dụng cái cày, con trâu, còn người kia sử dụng cái đe, cái búa. Cuối cùng, người nông dân thu được lúa, người thợ thu được rìu. Kết quả của lao động cụ thể là tạo ra một công dụng nhất định, tức là tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Do vậy, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Khoa học - kĩ thuật càng phát triển, phân công lao động càng sâu rộng thì lao động cụ thể càng phát triển muôn hình muôn vẻ. Muốn nâng cao năng suất phải phụ thuộc vào lao động cụ thể nên sự biến đổi của năng suất lao động làm lao động cụ thể biến đổi. Ngược lại, lao động cụ thể càng hoàn thiện hơn thì số chất lượng sản phẩm càng tăng. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng càng nhiều loại. Tất cả các loại lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Bất cứ giá trị sử dụng nào, nếu không phải do thiên nhiên trực tiếp ban cho, thì đều do một lao động cụ thể nào đó tạo ra. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là một điều kiện không thể thiếu trong mọi chế độ xã hội. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá Thế nào là lao động trừu tượng? Ta hãy trở lại ví dụ 1 cái rìu đổi lấy 20 kg thóc. Một cái rìu bằng 20 kg thóc có nghĩa là lao động làm ra 1 cái rìu bằng lao động sản xuất ra 20 kg thóc. Về mặt là lao động cụ thể thì lao động làm ra rìu hoàn toàn khác lao động sản xuất ra thóc. Nhưng chúng lại có thể so sánh được với nhau, vì đằng sau các lao động cụ thể đó có ẩn giấu một cái gì chung mà mọi lao động đều có. Vậy cái chung đó là gì? Lao động của người thợ làm rìu cũng như lao động của người trồng lúa, tuy về cụ thể thì khác nhau, nhưng đều là sự hao phí sức óc, sức thần kinh và sức bắp thịt của con người. Trên phương diện đó mà xét thì mọi lao động đều là lao động đồng nhất của con người. Vậy: Lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là sự hao phí sức lực của con người nói chung, không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng. Hay nói cách khác, lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó. Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức óc, sức thần kinh và sức bắp thịt của con người. Nhưng bản thân sự hao phí sức lao động về mặt sinh lý đó chưa phải là lao động trừu tượng. Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết khách quan phải qui các loại lao động cụ thể khác nhau vốn không thể so sánh với nhau được thành một thứ lao động đồng nhất, có thể so sánh với nhau được, tức là phải qui lao động cụ thể thành lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, riêng có của sản xuất hàng hoá. Nó tạo ra giá trị của hàng hoá. Vậy, giá trị hàng hoá là lao động xã hội trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Giá trị là quan hệ xã hội. Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn phải qui lao động cụ thể thành lao động trừu tượng. Chúng ta hãy xem xét lại ví dụ rìu và thóc. Nếu gạt bỏ sự khác nhau về giá trị sử dụng thì rìu và thóc chỉ còn lại là sự kết tinh của một lao động đồng nhất của con người. Làm ra rìu và sản xuất ra thóc là hai lao động cụ thể khác nhau. Nhưng nếu xét về mặt tạo ra giá trị thì hai lao động này lại giống nhau về chất: đó đều là sự hao phí sức lao động nói chung của con người. Như vậy, xét lao động cụ thể là xem lao động đó tiến hành như thế nào, sản xuất ra cái gì? Còn xét lao động trừu tượng là xem lao động đó tốn bao nhiêu sức lực, hao phí bao nhiêu thời gian lao động. Là lao động cụ thể thì lao động tạo ra giá trị sử dụng của các loại hàng hoá. Là lao động trừu tượng thì lao động tạo ra giá trị của hàng hoá. Chất của giá trị hàng hoá là lao động trừu tượng. Tất nhiên, không phải có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hoá mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt mà thôi: một mặt là lao động cụ thể, và mặt khác là lao động trừu tượng. Hàng hoá phải có ích mới có thể có giá trị, cũng như lao động phải có ích mới được công nhận là lao động của con người, mới được coi là lao động trừu tượng của con người. Đến đây, chúng ta tiếp tục phân tích mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá. Như trên đã nói, mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá (lao động của người sản xuất hàng hoá trực tiếp là việc riêng của họ, đồng thời lại có tính chất xã hội). Mâu thuẫn đó được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể, giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể biểu hiện ở chỗ: lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu xét về hao phí sức lực nói chung, thì luôn luôn là một bộ phận của lao động xã hội. Nhưng cũng lao động đó, nếu xét sự hao phí sức lao động dưới một hình thức cụ thể nhất định thì người sản xuất lại không thể biết trước xã hội cần hình thức lao động cụ thể nào, với số lượng bao nhiêu. Do vậy, có hiện tượng là một bộ phận của lao động có thể bị sử dụng vào những việc không cần thiết cho xã hội, không được xã hội thừa nhận. Chỉ có thông qua thị trường mới biết được những lao động cụ thể nào được xã hội thừa nhận hay không. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng thể hiện ở chỗ: hàng hoá là giá trị đối với những người sản xuất ra nó, và là giá trị sử dụng đối với những người không sản xuất ra nó, nhưng lại cần nó. Muốn thực hiện giá trị của hàng hoá, người chủ của nó phải mất quyền sở hữu về giá trị sử dụng, nhường nó cho người khác sử dụng. Ngược lại, người khác muốn có quyền sở hữu về nó thì phải trả giá trị của nó cho người đang sở hữu nó. Hàng hoá bán được, có nghĩa là giá trị sử dụng biến thành giá trị, mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng được giải quyết và ngược lại. Mâu thuẫn này thể hiện rõ trong thời kì khủng hoảng sản xuất thừa, lúc đó hàng hoá bị ứ đọng, sản xuất ra không tiêu thụ được, giá trị hàng hoá không được thực hiện. II. Phân tích, nhận định về câu nói Sau khi đã nêu ra cơ sở lí luận, chúng ta cùng đi sâu vào bàn bạc và trao đổi tính đúng đắn của câu nói. 1.Bắt đầu ở khía cạnh thứ nhất: Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng là đúng hay sai? Chúng ta không thể phủ nhận được rằng: Hàng hoá có giá trị vì nó có giá trị sử dụng. Hàng hoá trước tiên phải có ích thì mới có giá trị. Một vật phẩm đã là hàng hoá, có thể đem đi trao đổi được thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng (dù ít hay nhiều), cho dù giá trị sử dụng đó là do thuộc tính tự nhiên của vật qui định hay do lao động hao phí của con người tạo ra hoặc do cả hai. Theo lối nói của các nhà kinh tế học Anh thì hàng hoá trước hết là "một vật nào đó cần thiết, có ích cho đời sống hoặc làm cho đời sống dễ chịu", là một đối tượng của nhu cầu của con người, là một tư liệu sinh hoạt hiểu theo nghĩa rộng nhất. Phương thức tồn tại ấy của hàng hoá, với tư cách là giá trị sử dụng thì nhất trí với phương thức tồn tại tự nhiên, có thể sờ mó được của nó. Giá trị sử dụng chỉ có giá trị đối với việc tiêu dùng và chỉ được thực hiện trong quá trình tiêu dùng mà thôi. Hay như C.Mác nói: "Hàng hoá, trước hết là một đối tượng bên ngoài, là một vật nhờ có thuộc tính của nó mà thoả mãn được bất cứ loại nhu cầu nào của con người. Dù nhu cầu đó là do dạ dày hay do ảo tưởng mà có, thì tính chất của những nhu cầu đó cũng không làm cho vấn đề thay đổi gì cả. ở đây, cũng không cần biết nhu cầu ấy được thoả mãn như thế nào, hoặc được thoả mãn một cách trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hoặc một cách gián tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sản xuất". Trở lại khái niệm giá trị sử dụng, như đã nêu trên: Công dụng của một vật làm cho vật ấy có một giá trị sử dụng. Nhưng công dụng ấy không có gì là mơ hồ và không rõ. Công dụng đó là do thuộc tính của thể hàng hoá quyết định nên nó không tồn tại được, nếu không có thể hàng hoá. Cho nên bản thân thể hàng hoá ấy như: sắt, lúa mì, kim cương…là một giá trị sử dụng, và không phải vì người ta phải mất nhiều hay ít lao động để chiếm hữu những tính chất có ích, mà thể hàng hoá có được tính cách ấy. Khi xét đến giá trị sử dụng, bao giờ người ta cũng hiểu lầm một số lượng nhất định, như một tá đồng hồ, một thước vải, một tấm sắt…Giá trị sử dụng của hàng hoá cung cấp cho người ta cái vốn kiến thức chuyên môn, đó là khoa học và tập quán thương nghiệp. Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng thì giá trị sử dụng mới được thực hiện. Vô luận hình thái xã hội của của cải là như thế nào thì giá trị sử dụng cũng vẫn là nội dung vật chất của của cải đó. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi. ….. Thứ hai, hàng hoá, theo cách định nghĩa trên, là sản phẩm của lao động. Người công nhân phải tiêu tốn nhiều thời gian, lao động, mồ hôi công sức để tạo ra một thứ sản phẩm nhưng sản phẩm này không phải là sản phẩm vô dụng mà nó phải có một ích lợi nhất định; hoặc họ bỏ công ra để phát hiện thêm những thuộc tính có lợi của vật phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người, chứ không phải lao động của họ là vô ích, vô nghĩa. Không phải ngẫu nhiên người ta đổ mồ hôi để tạo ra những sản phẩm vô dụng. Thực tế thì rõ ràng một vật vô dụng chỉ là đồ bỏ đi, không ai cần đến thì không thể trở thành hàng hoá được. Người mua chỉ bỏ tiền ra mua một thứ hàng hoá nào đó vì nó phục vụ cho một nhu cầu, một mục đích nào đó của họ. Người tiêu dùng chỉ bỏ tiền ra mua những thứ mình cần cho cuộc sống. Nói chung, các giá trị sử dụng có thể trao đổi với nhau như là hàng hoá, nếu những giá trị đó chứa đựng những thứ lao động có ích khác nhau về chất. Chỉ trong sự trao đổi với nhau, thì về mặt là những giá trị, các sản phẩm của lao động mới có đời sống xã hội đồng nhất và cùng một hình thái, khác với đời sống vật chất và thiên hình vạn trạng của những sản phẩm đó khi là những đối tượng sử dụng. Việc phân biệt sản phẩm lao động thành ra vật có ích và có giá trị như vậy được mở rộng ra trong thực tiễn, khi sự trao đổi trở nên khá rộng rãi và quan trọng đến mức là các vật có ích được sản xuất ra nhằm để trao đổi, khiến cho tính chất giá trị của các sản phẩm ấy đựoc coi trọng ngay trong khi sản xuất ra các vật ấy. Nhưng cần lưu ý: Một vật có thể là một giá trị sử dụng mà lại không phải là một giá trị. đấy là những vật có ích cho người ta, mà không phải do lao động của người ta làm ra. Ví dụ: không khí, đồng cỏ tự nhiên…Như thế chúng không phải là hàng hoá. ở đây ta chỉ xét đến việc hàng hoá có giá trị sử dụng thì nó có giá trị hay không, tức vật đang xét phải là hàng hoá rồi. Tương tự cũng vậy đối với một vật có thể có ích và là sản phẩm của lao động mà lại không phải là hàng hoá. Người nào làm ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của bản thân mình thì chỉ tạo ra một giá trị sử dụng cho cá nhân mình mà thôi. Muốn sản xuất hàng hoá thì người đó phải sản xuất ra không những nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (106).doc