Câu 1. Phân tích đặc điểm sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất như thế nào?
Do sản phẩm và quá trình sản xuất trong các DNXDGT có những đặc thù riêng, vì vậy hoạt động của các DNXDGT cũng có những đặc điểm khác biệt:
- Điều kiện SX trong các DNXDGT thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng: Trong XDGT con người và công cụ, dụng cụ luôn phải thay đổi theo địa điểm và giai đoạn XD. Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất trong DN, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đòi hỏi các DNXDGT phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về trang bị máy móc thiết bị thi công, lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, giảm chi phí liên quan đến di chuyển, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu XD, chú ý đến nhân tố di chuyển khi lập giá thầu.
- Chu kỳ sản xuất (thời gian XDCT) dài: Đặc điểm này làm cho vốn sản xuất của các DNXDGT thường bị ứ đọng lâu tại các CT đang XD, dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian. Đòi hỏi các DNXDGT phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí SX, tính giá thành sản phẩm, hình thức tiêu thụ, thanh quyết toán.
- Sản xuất XDGT phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi thắng thầu. Yêu cầu phải xác định giá cả của sản phẩm trước khi sản phẩm được làm ra. Do vậy, DNXDGT cần có chiến lược đầu tư mua sắm MMTB để nâng cao năng lực sản xuất sao cho vừa đảm bảo điều kiện khi tham gia đấu thầu, vừa đảm bảo không bị ứ đọng vốn do đầu tư theo yêu cầu của từng gói thầu.
24 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hạch toán nội bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là tổ chức thực hiện nghiên cứu các quy trình, quy phạm kĩ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn , các chi tiêu chất lượng của công trình như trong thiết kế CT.
- Quản lý chất lượng thi công XD CT gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công XD; giám sát thi công XD CT và nghiệm thu công trình XD của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế XD CT
- DN thi công XD phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công XD CT sau:
a. Lập hệ thống quản lý dạng phù hợp với quy mô CT, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá
nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng CT XD
Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, các cấu kiện vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào CT XD
Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công
Lập và ghi nhật ký thi công XD CT theo quy định
đ. Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường
Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công
Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn LĐ và vệ sinh MT thi công XD theo yêu cầu của CĐT
Chuẩn bi tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định
- TH nghiệm thu công việc XD
- TH nghiệm thu bộ phận CT XD, giai đoạn TC XD
- TH nghiệm thu hoàn thành hạng mục CT XD và CT XD đưa vào sử dụng
Câu 16. Vai trò, tác dụng của hạch toán kinh tế đội
Hạch toán kinh tế nội bộ là biện pháp lãnh đạo và điều hành quá trình sản xuất, kinh doanh ở các bộ phận, đơn vị trong nội bộ DN trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc của hạch toán kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vai trò:
+ Chuyển sang cơ chế mới hạch toán kinh tế thực sự, DN được quyền lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phân xưởng, đơn vị nội bộ DN cũng không thụ động nhận chỉ tiêu kế hoạch phân bổ từ DN mà được quyền xây dựng trên cơ sở tính toán cân đối các khả năng thiết bị, lao động, năng suất căn cứ vào các chỉ tiêu tổng hợp của DN và điều kiện cụ thể của mình.
+ Hạch toán kinh tế nội bộ là một yếu cầu tất yếu khách quan, nó được đặt ra như một biện pháp không thể thiếu được bởi trong điều kiện hạch toán kinh tế để tự chủ, tự chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh tế, tự bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi DN không thể không phân cấp quản lý, xác định thang bậc và ranh giới trách nhiệm vật chất cho từng phân xưởng, tổ đội. Nó là điều kiện cần thiết để thực hiện hạch toán kinh tế đội
+ Thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ còn là một đòi hỏi thực tiễn. Trong cơ chế kế hoạch hóa các phân xưởng, bộ phận thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch kèm theo các điều kiện cần thiết. Các phân xưởng, bộ phận không được quyền chủ động xử lý các khó khăn trong sản xuất, do đó cũng không chịu trách nhiệm vật chất về kết quả hoạt động của mình. Mặt khác, kích thích lợi ích vật chất chưa được xử lý đúng đắn, tiền lương và thu nhập người LĐ chưa gắn với năng suất, chất lượng.
Từ sự phân tích trên, có thể đi đến kết luận về sự cần thiết tất yếu và tác dụng to lớn của hạch toán kinh tế nội bộ.
Tác dụng:
+ Thông qua việc xây dựng các mô hình hạch toán kinh tế nội bộ DN có thể đưa yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi đến từng phân xưởng, bộ phận và người lao động.
+ Bằng tiền lương, tiền thưởng, các hình thức khuyến khích tinh thần, vật chất phù hợp kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao NSLĐ, chất lượng hiệu quả.
+ Thúc đẩy việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất hợp lý để khai thác mọi tiềm năng, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, hạ giá thành, nâng cao mức doanh lợi
+ Thông qua việc phân cấp quản lý, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ lãnh đạo phân xưởng, bộ phận.
Câu 17. Các chỉ tiêu hạch toán kinh tế đội
Việc hạch toán kinh tế đội được thể hiện qua hợp đồng kinh tế nội bộ giữa DN với các đội sản xuất.
Trong hợp đồng phải xác định rõ trách nhiệm của DN và của đội gắn với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giao cho đội thực hiện
+ Khối lượng công tác giao cho đội: có thể là công trình hoặc từng hạng mục công trình
+ Chất lượng sản phẩm: Ghi trong thiết kế kỹ thuật và các văn bản pháp quy về quy trình, quy phạm thi công hiện hành.
+ Thời hạn thi công: Xác định căn cứ vào thời hạn ghi trên hợp đồng giữa công ty với CĐT
+ Giá thành kế hoạch giao cho đội dựa trên thiết kế tổ chức thi công và căn cứ vào định mức nội bộ công ty.
Giá thành kế hoạch bao gồm:
Chi phí trực tiếp: Chi phí NVL, chi phí NC, chi phí sử dụng MTC
Chi phí chung của đội: Chi phí lương bộ phận gián tiếp, chi phí quản lý hành chính đội, chi phí phục vụ thi công, chi phí phục vụ công nhân
Với khoản mục chi phí chung tùy từng công trình cụ thể mức độ giao khoán có thể khác nhau.
Câu 18. Phương hướng hoàn thiện hạch toán kinh tế nội bộ
Phương hướng chung hoàn thiện hạch toán kinh tế nội bộ ở DN là làm sao để các yếu tố của nó tiếp cận và ngày càng gắn liền với những yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường.
Hạch toán kinh tế nội bộ chỉ có thể mang lại kết quả tốt nhất khi DN từng bước tạo ra và hoàn thiện các điều kiện, tiền đề dưới đây:
+ Phải sắp xếp và tổ chức khoa học, hợp lý dây chuyền công nghệ sản xuất
+ Phải quy định cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phân xưởng, bộ phận, phòng ban.
+ Phải có hệ thống định mức KT – KT càng chi tiết càng tốt. Thông qua thực hiện để hoàn thiện định mức, bảo đảm căn cứ kinh tế để trả lương và tính toán chính xác các yếu tố chi phí
+ Cần có bảng giá nội bộ như đơn giá lương tổng hợp, chi tiết, giá bán, giá hạch toán nội bộ nguyên liệu, vật liệu,
+ Trang bị đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng của các dụng cụ đo lường để cân đo đong đếm số lượng sản phẩm, lao vụ NVL
+ Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế từ ghi chép ban đầu, sổ kế toán, thống kê và báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ tiêu hạch toán
+ Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý sản xuất và kinh tế của đội ngũ lãnh đạo phân xưởng, bộ phận, phòng ban.
Câu 19. Phân tích mô hình hạch toán theo hình thức khoán.
Đặc trưng cơ bản của mô hình này là các DN khoán theo hệ thống các chỉ tiêu cho các đội, các phân xưởng. Thu nhập của các đội, phân xưởng phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ thực hiện các chỉ tiêu khoán
Phạm vi áp dụng: thích hợp cho các DN xây dựng giao thông, các công ty vận tải
Các mô hình khoán
Mô hình khoán chi phí nhân công ( khoán gọn nhân công và tiền lương)
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu nhiệm vụ
Chỉ tiêu thu nhập
Chỉ tiêu chính: Toàn bộ khối lượng và chi phí công nhân
Toàn bộ tiền lương khoán
Chỉ tiêu kết hợp
Chất lượng công trình
Thời gian thi công
Quản lý mặt bằng xây dựng
Tiền thưởng (hoặc phạt) tương ứng
Xác định chi phí nhân công
+ Nhân công (tiền lương) vừa là yếu tố chi phí dự toán công trình vừa là nguồn thu nhập chù yếu của người lao động.
+ Công cụ để xác định chi phí tiền lương khoán là định mức lao động và đơn giá nhân công tương ứng. Có thể sử dụng định mức chi tiết hoặc định mức tổng hợp tùy theo đặc điểm của từng loại công trình.
+ Định mức để tính toán tiền lương khoán là định mức thi công thường cao hơn định mức dự toán. Nhưng định mức phải được xác định hợp lý.
+ Để giao khoán phải thông qua họp đồng trong đó xác định một tập hợp công việc với khối lượng tiền lương và tiền lương tương ứng. Mức độ tổng họp của một công việc chỉ có thể là 1, 2 việc hoặc là một tập hợp công việc được hình thành theo một trình tự công nghệ nhất định có thể là một giai đoạn công tác, một hạng mục công trình hoặc một công trình nhỏ.
+Việc chi trả tiền lương được thực hiện băng cách tạm ứng. Khi hoàn thành toàn bộ công việc thì chi hết, có thêm phần tiền thưởng hoặc phạt.
Mô hình khoán chi phí nhân công và vật liệu
TH1: Khoán nhân công và vật liệu chủ yếu
Chỉ tiêu:
Chỉ tiêu nhiệm vụ
Chỉ tiêu thu nhập
Chỉ tiêu chính:
Toàn bộ khối lượng công việc và chi phí công nhân tương ứng
Mức sử dụng vật tư chủ yếu
Toàn bộ tiền lương khoán
Tiền thưởng do tiết kiệm vật tư
Chỉ tiêu kết hợp
Chất lượng công trình
Độ dài thi công
Quản lý mặt bằng xây dựng
Tiền thưởng (hoặc phạt) cho từng chỉ tiêu
Xác định chỉ tiêu:
+ Chì tiêu khối lượng vả tiền lương
+ Chi tiêu sử dụng vật tư phải căn cứ vảọ các định mức hợp lý về sử dụng và hao hụt qua các khâu: Vận chuyển, bảo quản, thi công để tính cho toàn bộ khối lượng công tác
+ Vật tư nào tiết kiệm thì được thưởng, loại nào bội chi thi phải phạt. Thưởng tiết kiệm vật tư lấy từ giá trị làm lợi của vật tư tiết kiệm được. Song để việc thưởng phạt được chính xác phải đảm bảo cung cấp đúng số lượng, chất lượng vật tư. Phải phân tích nguyên nhân của việc tiết kiêm hay vượt chi.
Khoán nhân công, vật liệu chủ yếu và vật liệu phụ
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu nhiệm vụ
Chỉ tiêu thu nhập
Chỉ tiêu chính:
Toàn bộ khối lượng công việc và chi phí công nhân tương ứng
Mức sử dụng vật tư chủ yếu
Chi phí vật liệu phụ
Toàn bộ tiền lương khoán tương ứng
Tiền thưởng số vật tư tiết kiệm
Chỉ tiêu kết hợp
Chất lượng công trình
Độ dài thi công
Quản lý mặt bằng xây dựng
Tiền thưởng (hoặc phạt) cho các chỉ tiêu
Xác định các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu nhân công, tiền lương, mức sử dụng vật tư chủ yếu được xác định như trên
Chỉ tiêu chi phí vật liệu phụ căn cứ vào định mức, giá cả mua vào theo danh mục để tính thành tiền giao cho đội tự mua cung ứng cho công trình
Như vậy, với chỉ tiêu vật tư chính, đội có trách nhiệm hạch toán, nếu tiết kiệm được thì thưởng, còn với vật liệu phụ đội được hưởng mức lãi (lỗ) là chênh lệch giữa chi phí vật tư mua vào và chi phí mà DN giao cho đội.
Mô hình khoán nhiều loại chi phí
TH1: Giao theo giá thanh toán
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu nhiệm vụ
Chỉ tiêu thu nhập
Chỉ tiêu chính:
Toàn bộ khối lượng công tác và chi phí nhân công
Giá thanh toán về nhân công, VL, máy, phụ phí cho khối lượng công tác, hạng mục hoặc công trình XD
Toàn bộ tiền lương khoán
Tiền thưởng hạ giá thành giữa chi phí thực tế của đội và giá thanh toán được giao
Chỉ tiêu kết hợp
Chất lượng công trình
Độ dài thi công
Quản lý mặt bằng xây dựng
Tiền thưởng (hoặc phạt) cho các chỉ tiêu
Xác định giá thanh toán giao cho đội
+ Thực chất đây là giá dự toán nội bộ. Cách tính chỉ tiêu giá thanh toán khối lượng công tác, hạng mục công trình hoặc công trình.
Các chi phí trực tiếp ( nhân công, vật liệu, máy) việc tính toán thực hiện trên một dự toán thi công chi tiết bằng các định mức nội bộ của DN và công nhân, vật liệu, các định mức này thường thấp hơn (có nơi 5-10%) so với định mức chung
Chi phí chung: Được phân tích theo tính chất chỉ tiêu của đội vào DN đê giao cho đội
+ Ngoài ra trong giá thành dự toán còn có khoản “lãi định mức ' được giữ lại toàn bộ ở DN để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và trích lập các quỹ. Đội chỉ nhận được một phần khi DN phân chia tiền thưởng và bảo đảm phúc lợi.
+ Thưởng tiến độ (nếu có): DN để lại cho đội một tỉ lệ nhất định ( có nơi 70-80%) còn lại DN điều tiết chung.
TH2: Khoán theo tỷ lệ gộp
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu nhiệm vụ
Chỉ tiêu thu nhập
Chỉ tiêu chính:
Toàn bộ khối lượng công tác của hạng mục công trình hoặc công trình
Giá dự toán DN giao cho mỗi đội
Chênh lệch giữa chi phí thực tế
Tỷ lệ nộp khoán so với giá quyết toán của hạng mục hoặc công trình XD
Chỉ tiêu kết hợp
Chất lượng công trình
Độ dài thi công
Quản lý mặt bằng xây dựng
Tiền thưởng (hoặc phạt) cho từng chỉ tiêu
Xác định tỉ lệ nộp khoán giao cho đội
Xác định các khoản đội phải nộp cho DN
Đôi phải nộp các khoản cho DN để DN hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và đáp ứng các yêu cầu quản lý chung:
+ Thuế GTGT
+ Thuế thu nhập DN
+ Khấu hao cơ bản
+ BHXH và các khoản phải đóng góp theo lương
Các khoản phải nộp nói trên theo quy định hiện hành
Xác định nhiệm vụ hạ giá thành xây lắp của đội: được xác định chủ yếu thông qua việc tiết kiệm vật tư, tiết kiệm chi phí sử dụng máy và chi phí chung, thông thường được xác định theo tỉ lệ % so với giá trị quyết toán của công trình.
Câu 20. PP kế toán trường hợp đơn vị nhận khoán không được phân cấp tài chính
Ở công ty
Tại công ty sử dụng TK 141 để theo dõi về tạm ứng và thanh quyết toán giá trị khối lượng xây lắp giao khoán cho các đội:
ĐK1: Khi tạm ứng cho đội để thực hiện khối lượng giao khoán xây lắp
Nợ TK 141 (1413)
Có TK 111,112,152,153,
ĐK2: Khi quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt, căn cứ vào số thực chi
Nợ TK 621,622,623,627,
Nợ TK 133
Có TK 141
ĐK3: Trường hợp tạm ứng chi không hết phải nhập quỹ hoặc trừ vào lương của người nhận
Nợ TK 111
Có TK 1413
Ở các đội
Tại các đội, các xí nghiệp nhận khoán trong TH này sử dụng TK 141 để theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng để thực hiện khối lượng nhận khoán với công ty
ĐK1: Khi nhận tiền tạm ứng để thanh toán tiền lương, các khoản do công ty cho phép chi:
Nợ TK 141
Có TK 111, 112
ĐK2: Khi thanh toán tạm ứng với công ty
Nợ TK 152,153; giá trị NVL, công cụ, CCDC công ty giao cho mua sắm
Nợ TK 334: thanh toán tiền lương, tiền công
Nợ các TK có liên quan
Có TK 141: số tiền đã thanh toán
Không mở hệ thống sổ sách kế toán riêng biệt để theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng khoán xây lắp nội bộ.
Câu 21. Phương pháp kế toán trường hợp đơn vị nhận khoán được phân cấp tài chính và tổ chức bộ máy kế toán
Ở công ty
Để hạch toán quá trình giao khoán và nhận sản phẩm xây lắp giao khoán hoàn thành, công ty sử dụng TK 136 – Phải thu nội bộ, trong đó chủ yếu là TK 1632 – Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ.
ĐK1: Khi công ty tạm ứng cho các đội để thực hiện giá trị công tác xây lắp nhận khoán, can cứ vào hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 136
Có TK 111, 112, 152, 153, 311, 214, 642,
ĐK2: Định kỳ hoặc khi thanh toán hợp đồng giao khoán. Công ty nhận khối lượng xây lắp hoàn thành. Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ và các chứng từ khác có liên quan:
Nợ TK 154
Có TK 1362
ĐK3: Công ty thanh toán cho các đội, căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán và các chứng từ có liên quan
Nợ TK 136 (1362)
Có TK 111,112,152, 153
Ở các đội, xí nghiệp nhận khoán nội bộ
Các đội, xí nghiệp nhận khoán nội bộ sử dụng TK 3362 – Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ với công ty.
ĐK1: Khi nhận tạm ứng vốn bằng tiền, vật tư, khấu hao TSCĐ, các chi phí chi hộ Công ty
Nợ TK 111,112,152,153,627,642
Có TK 3362
ĐK2: Khi bàn giao hoặc quyết toán về khối lượng xây lắp nhận khoán với công ty
Nợ TK 136,3362
Có TK 152
Có TK 3331
Đồng thời kế toán đội, xí nghiệp phải thực hiện các ĐK để xác định kết quả kinh doanh của đội.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hach_toan_noi_bo_599.doc