Hạ thân nhiệt

Lâu nay chúng ta mới chỉ quan tâm đến vấn đề tăng thân nhiệt (sốt) và các

biện pháp dự phòng điều trị tăng thân nhiệt. Tuy nhiên khi thời tiết ngày một lạnh

hơn, bạn bắt đầu mất nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể sản sinh. Giá lạnh kéo dài

sẽ dẫn đến việc cơ thể phải sử dụng năng lượng dự trữ. Và hậu quả là bạn bị mất

dần thân nhiệt. Thân nhiệt quá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não khiến

người bệnh khó có thể suy nghĩ và di chuyển. Điều này khiến bệnh giảm thân

nhiệt trở nên nguy hiểm bởi người bệnh sẽ có thể không biết được điều gì đang

diễn ra xung quanh và không thể làm bất cứ việc gì. Trong phạm vi bài viết này

chỉ đề cập đến hạ thân nhiệt bị động và các hậu quả xấu có thể xảy ra do hạ thân

nhiệt

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hạ thân nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạ thân nhiệt Khi thời tiết lạnh, cơ thể thường hạ thân nhiệt. Lâu nay chúng ta mới chỉ quan tâm đến vấn đề tăng thân nhiệt (sốt) và các biện pháp dự phòng điều trị tăng thân nhiệt. Tuy nhiên khi thời tiết ngày một lạnh hơn, bạn bắt đầu mất nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể sản sinh. Giá lạnh kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể phải sử dụng năng lượng dự trữ. Và hậu quả là bạn bị mất dần thân nhiệt. Thân nhiệt quá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não khiến người bệnh khó có thể suy nghĩ và di chuyển. Điều này khiến bệnh giảm thân nhiệt trở nên nguy hiểm bởi người bệnh sẽ có thể không biết được điều gì đang diễn ra xung quanh và không thể làm bất cứ việc gì... Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến hạ thân nhiệt bị động và các hậu quả xấu có thể xảy ra do hạ thân nhiệt Hạ thân nhiệt là gì? Được gọi là hạ thân nhiệt khi nhiệt độ trung tâm dưới 35oC (đo ở trực tràng). Hạ nhiệt độ trung bình khi nhiệt độ từ 35-32oC, nặng 32-28oC, rất nặng khi nhiệt độ dưới 27oC. Khi nghi ngờ hạ thân nhiệt, nhất thiết rằng các nhiệt kế phải có khả năng đo nhiệt độ trung tâm một cách chính xác. Nhiều nhiệt kế có giới hạn dưới ở mức 35oC. Nhiệt độ đo ở trực tràng là chuẩn, mặc dầu có thể chậm so với nhiệt độ trung tâm. Lý tưởng là ống nhiệt nên được đưa vào trong trực tràng 15cm và không nên đặt trong phân lạnh. Hạ thân nhiệt bất ngờ nguyên phát (primary accidental hypothermia) là do tiếp xúc trực tiếp với lạnh. Hạ thân nhiệt thứ phát (secondary hypothermia) là một biến chứng tự nhiên của nhiều rối loạn toàn thân, gồm có nhiễm khuẩn, phẫu thuật tim, bệnh lý rối loạn chuyển hóa (suy giáp, suy tuyến yên), do cơ địa (trẻ nhỏ, người già không thích nghi được khi thay đổi thời tiết), do ngộ độc: gardenal, rượu, thuốc chống trầm cảm, heroin, ethylen glycol...), do tai nạn: đuối nước, leo núi... Tỷ lệ tử vong của hạ nhiệt thứ phát cao hơn. Biểu hiện của hạ thân nhiệt Da và cơ: Khi thân nhiệt giảm ít: rét run toàn thân, da lạnh, tím. Khi nhiệt độ dưới 32oC, không còn tình trạng rét run, thay thế bằng tình trạng cứng cơ và phù dưới da. Thần kinh: u ám, rối loạn định hướng, đôi khi có kích thích vật vã. Dưới 28oC dẫn đến hôn mê sâu, ngừng thở kéo dài. Phản xạ gân xương tăng; Đồng tử giãn, mất phản xạ đồng tử với ánh sáng và phản xạ giác mạc khi thân nhiệt dưới 26oC. Hô hấp: rối loạn hô hấp rất thường gặp. Triệu chứng thay đổi nhưng thường gặp giảm thông khí phế nang, thở chậm sâu, có thể gặp phù phổi cấp. Tim mạch: Vẫn giữ được nhịp xoang khi nhiệt độ giảm đến 31oC, sau đó nhịp chậm dần đến khi không bắt được khi thân nhiệt < hoặc bằng 30oC. Điện tim: Có thể gặp mọi loạn nhịp, nhịp chậm xoang, nhịp bộ nối, nhịp thất (QRS giãn rộng, có sóng J, ST chênh lên, T đảo ngược ở các chuyển đạo trước tim, QT kéo dài); Khi thân nhiệt dưới 28oC, rung thất trơ với sốc điện. Xử trí Đưa nạn nhân ra khỏi nơi lạnh. Điều trị gồm hai phần chính là sưởi ấm và điều trị triệu chứng. Có nhiều biện pháp để làm tăng thân nhiệt, tuy nhiên cần phải làm tăng thân nhiệt từ từ, cho vào phòng có nhiệt độ khoảng 22- 23oC, làm tăng nhiệt độ trung tâm từ từ 0,1-0,7oC/h, được coi là có hiệu quả khi nhiệt độ tăng lên 0,5oC/h. Nếu nhiệt độ trung tâm dưới 30oC thì biện pháp này không hiệu quả. Sưởi ấm từ bên ngoài: như dùng chăn, lò sưởi, túi chườm nóng làm tăng thân nhiệt 4-7oC/h. Không được sưởi nóng bằng cho vào bồn tắm vì gây ra tình trạng bỏng da và gây giãn mạch mạnh, gây tụt huyết áp đột ngột. Nên sưởi ấm thân, đầu, để hở tay và chân với mục đích ưu tiên sưởi ấm các tạng quan trọng trước như tim, não, thận, gan. Sưởi ấm từ bên trong: cho phép làm tăng nhiệt độ của các tạng quan trọng đặc biệt là tim. Tim hoạt động trở lại sẽ đáp ứng được nhu cầu tuần hoàn tăng lên trong quá trình làm tăng thân nhiệt. Phương pháp này được dùng cho trường hợp rung thất hoặc ngừng tim với dạng vô tâm thu bằng cách tuần hoàn ngoài cơ thể hoặc thận nhân tạo để tăng thân nhiệt lên 15oC/h. Khi không thể thực hiện được biện pháp này, có thể dùng truyền dịch ấm khoảng 39-40oC, sưởi ấm khí thở vào, để nhiệt độ phòng là 40oC, hoặc lọc màng bụng với dịch nóng từ 40-42oC, rửa dạ dày bằng nước ấm sau khi đặt nội khí quản, thở máy. Trường hợp nặng vừa tiến hành ép tim, vừa đặt nội khí quản, đồng thời với tuần hoàn ngoài cơ thể. Chú ý: Thân nhiệt trên 33oC: dùng các biện pháp ủ ấm thông thường là đủ. Từ 28-33oC: chỉ định phương pháp ủ ấm dựa vào nhiệt độ cơ thể, tuổi, thời gian bị nhiễm lạnh. Dưới 28oC: tuần hoàn ngoài cơ thể, thay thế thận hoặc lọc màng bụng. Hai biến chứng thường gặp trong quá trình làm tăng thân nhiệt: Nhịp chậm và suy tim trái cấp không hồi phục dẫn đến ngừng tim ở thì vô tâm thu khi nâng thân nhiệt đến 32-34oC. Rung thất khi nâng nhiệt độ từ 28-34oC gây ra ngừng tim khi nhiệt độ cơ tim còn quá thấp. Ngoài các biện pháp làm tăng thân nhiệt, việc tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân cũng như điều trị triệu chứng (trong điều kiện có thể) sẽ góp phần quan trọng giảm thiểu các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfha_than_nhiet_3713.pdf
  • pdfha_than_nhiet_5363.pdf