Thế giới tài chính nhắc đến George Soros như nhà tiên tri, ông
vua chứng khoán. Còn vũ khí tối thượng của đế chế Soros ở phố
Wall lại là một cái tên khác, Nick Roditi. Phố Wall như một lẽ
đương nhiên không cần bàn cãi đó là thị trường tài chính nổi
tiếng nhất thế giới. Và có những con người gắn với sự thịnh suy
nơi đây cũng làm khắp thế giới đổ dồn mọi cặp mắt để dõi theo
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu G.Soros và người trợ thủ đắc lực N.Roditi -Những kẻ khuynh đảo phố Wall, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G.Soros và người trợ thủ đắc lực N.Roditi -
Những kẻ khuynh đảo phố Wall
Thế giới tài chính nhắc đến George Soros như nhà tiên tri, ông
vua chứng khoán. Còn vũ khí tối thượng của đế chế Soros ở phố
Wall lại là một cái tên khác, Nick Roditi. Phố Wall như một lẽ
đương nhiên không cần bàn cãi đó là thị trường tài chính nổi
tiếng nhất thế giới. Và có những con người gắn với sự thịnh suy
nơi đây cũng làm khắp thế giới đổ dồn mọi cặp mắt để dõi theo.
Tỷ phú George Soros - Kẻ khuynh đảo dòng tiền
Thế giới nay đã không lạ với trùm tài phiệt, tỷ phú mang tên
George Soros, kẻ đã từng có những dự đoán ma mị, đầu tư
không tưởng, nhiều lần liều lĩnh tung hứng với những con số
chứng khoán để trong nháy mắt ẵm cả một gia tài. Cái tên Soros
song hành được xưng tụng như một anh hùng vì những công
cuộc từ thiện và một tội đồ vì các phi vụ đầu cơ phá hỏng cả định
chế tài chính của một quốc gia.
Năm 1992, với khoản tiền đầu tư 10 tỷ USD vào đồng bảng Anh
sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, chỉ trong một tuần ông đã
mang về cho mình hơn 1 tỷ USD lợi nhuận khiến đồng bảng Anh
chới với. Ngay cả sự kiện khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997, kinh tế Thái Lan rơi vào suy thoái do đồng baht Thái bị phá
giá xuống còn một nửa, Soros không thoát khỏi vòng nghi ngờ đã
nhúng tay vào gây nên hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến cả thị
trường Mỹ.
G. Soros tổ tiên gốc Do Thái nhưng ra đời tại Hungary năm 1930
với tên Schwartz. Sáu năm sau, ông đổi tên thành Soros nhằm
tránh họa diệt chủng phát xít. Điều đặc biệt, theo quốc tế ngữ
Esperanto, Soros khi đọc ngược đọc xuôi đều mang ý nghĩa “vút
cao”.
Năm 1947, ông sang Anh làm nhiều việc khác nhau để kiếm
sống. 18 tuổi, Soros vào Học viện Kinh tế London nhờ vào số tiền
làm thuê dành dụm được. Năm 1952, tốt nghiệp rồi thử việc tại
công ty Singer & Friedlander, nhưng do “trái ngành nghề” ông liền
sang phục vụ cho một công ty chứng khoán tại New York, Mỹ.
Năm 1956, George Soros đến Mỹ chỉ với 5.000 USD nhưng với
hoài bão trở thành nhà tài chính chuyên nghiệp. Mười ba năm
sau, với 4 triệu USD, Soros lập quỹ Quantum. Chỉ sau một thập
niên con số này đã là 300 triệu USD và sau đó cứ tăng dần, có
giai đoạn đỉnh điểm lên đến 12 tỷ USD. Các quỹ của Soros luôn
là những điều bí ẩn cho giới đầu tư. Một phần do nguyên tắc điều
hành, một phần do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quỹ này.
Nguyên tắc đầu tư của Soros đa phần dựa vào trực quan, linh
cảm của một con buôn. Nhiều người cho rằng, Soros luôn đi
ngược đường và nghĩ khác với những quy tắc đầu tư, nhưng
theo ông, những nơi nhạy cảm, bất ổn chính là nhưng nơi sinh lợi
nhiều nhất.
Các sự kiện đầu cơ của Soros luôn để lại nhiều cảm xúc khác
nhau trong giới tài chính thế giới. Với những người thất bại dưới
tay Soros, ông bị xem là tên phá bĩnh, là kẻ thù. Nhưng, với
những người và những nơi được ông giúp đỡ, ông là một thiên
tài kinh bang tế thế.
Quỹ Soros hiện có mặt ở 27 quốc gia châu Phi và 32 quốc gia
khác trên thế giới. Nay, ở tuổi 79, trong khi không ngừng tìm kiếm
những cơ hội đầu tư kiểu mới, Soros tập trung nhiều hơn vào từ
thiện, giáo dục ngành tài chính, truyền đạt kinh nghiệm làm ăn
cho các thế hệ trẻ.
Dù bên ngoài, dư luận luôn cho rằng George Soros là nhà đầu tư
mạo hiểm, ngược đời và thiên nhiều về cảm tính. Song, thực sự
để có được vị trí trong danh sách những người giàu nhất thế giới
trong hơn 10 năm liền, nhân vật làm từ thiện nhiều nhất trong thế
kỷ 20, Soros không chỉ vận động một mình. Công ty quản lý quỹ
Soros Fund Management (SFM) ở đại lộ số 7, New York, Mỹ là
tập hợp của nhiều chuyên gia, với hơn 100 con người. Lực lượng
này do chính tay Soros tuyển chọn. Vị tướng lãnh điều hành ê-kíp
chất xám này lại là một cái tên khác, Nick Roditi.
Nick Roditi - Vị lãnh chúa giấu mặt
Theo tạp chí Thế giới Tài chính, Mỹ, Nick Roditi được xem là
người giữ tiền cho George Soros. Từ sau một phi vụ kiếm được
80 triệu bảng Anh năm 1996, Nick Roditi chính là nhân viên được
trả lương cao nhất nước Mỹ. Năm 2008 quỹ Quantum của các
nhánh khác giảm trung bình 1,5% thì quỹ trong tay Nick Roditi
tăng đột biến đến 85%.
Chính “cái đầu lạnh” của Nick Roditi đã mang về các món hời cho
SFM và cho chính ông khiến giới tài chính phố Wall xanh xám
mặt mày. Nick Roditi luôn được nhìn là người đàn ông trung niên
tài ba, giàu có, tóc hoa râm với thu nhập 1,5 triệu bảng Anh/tuần.
Kín tiếng, biệt lập, nhưng siêu năng động, sống âm thầm ở
London đấy nhưng sẽ có mặt ở bất cứ đâu lúc cần. Con số 5.000
quỹ Hedge Fund trên khắp thế giới, 80% tập trung ở Mỹ và Anh
chỉ một tay Nick mà cũng vận hành trơn tru.
Vừa hoàn tất chương trình học tại Rhodesia, Nick tham gia ngành
luật ở Nam Phi, sau đó chuyển về theo mảng kinh doanh tại đại
học London, Anh. Năm 1969, Nick thực tập tại ngân hàng thương
mại Schroders. Từ đây cuộc đời Nick đã bước sang một bước
ngoặt khác: quản lý tiền cho Soros. Nick chính thức bắt đầu sự
nghiệp đầu tư của mình với tư cách là nhà phân tích tại J. Henry
Schroder Wagg & Co. Ltd.
Năm 1970 ông sang Nhật nghiên cứu thị trường chứng khoán tại
đây. Năm 1977, ông cùng một đối tác lập văn phòng đại diện của
Schroder Group ở Seoul, Hàn Quốc. Được hai năm Roditi trở
thành đại diện của Schroder Group tại Nhật Bản trước khi trở về
London, cùng thành lập Công ty Chứng khoán Schroder rồi trở
thành Giám đốc J.Rothschild Holdings PLC, chủ yếu quản lý quỹ
đầu tư tập trung vào Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ năm 1992-2001,
Nick làm “cố vấn ngoài” cho Quỹ Quota Fund NV, một trong số
các quỹ của Soros. Từ đó, Nick cũng được ủy thác quản lý luôn
Bảo tàng tài chính Mỹ ở New York.
Kể rành rọt là thế nhưng đầu óc kinh tài phù thủy như Nick đời
nào chịu “chỉ đâu đánh đó”. Ông còn vươn vòi đầu tư khá nhiều
khoản bên ngoài SFM. Nick hiện đang là giám đốc của một số
công ty ngoài khơi ở Jersey, Bermuda và quần đảo Cayman, kể
cả Ripley Engingeering và Plantation & General ở Basingstoke.
Một bài viết năm 2004 trên tờ Telegraph, Anh, từng nhận định,
các nhà quản lý quỹ tài chánh đều có những kỹ năng đặc biệt, từ
bất thường đến phi thường. Họ có thể trở thành những ngôi sao
chói sáng trên thị trường tài chính chỉ sau 15 phút.
Nhưng cũng có thể sau ngần ấy thời gian, con đường và sự
nghiệp họ cũng sẽ tắt lịm. Những ngôi sao phố Wall một thời như
Anthony Bolton của Quỹ Fidelity, Philip Gibbs của Jupiter Split
Trust, James Barstow của Aurora, Max Ward của Independent
Investment Trust nay đã lặng tiếng. Chỉ riêng Nick Roditi của SFM
vẫn sáng một cách lạ lùng với độ chói ấn tượng giữa nền kinh tài
thế giới. Mạo hiểm nhưng trung thành, đó là hai bí quyết chủ lực
để Roditi làm thuê mà vẫn giàu, lệ thuộc mà vẫn độc lập.
Khi guồng chứng khoán thế giới quay theo triều xoắn ốc lên đến
cao trào cực thịnh, Nick Roditi mang danh nhà đại tài phiệt âm
thầm, kẻ thế lực số một trong con mắt chuyên gia phố Wall,
nhưng vẫn là một tay nhà giàu bình thường với đại đa số dân
chúng. Cũng bởi ông không quá phô trương trong cuộc sống
hàng ngày. Nick gần như sống khép kín ở Hamstead, "cưỡi" một
chiếc Volvo cũ, thường dùng bữa trưa với yaourt và bàn chuyện
phiếm không liên quan đến đồng tiền. Nick Roditi còn sở thích
sưu tập đồ cổ, thảm Ba Tư, tủ cẩn xà cừ phong thái Hàn Quốc.
Bên ngoài trông ông thong dong tựa một gã chỉ biết “cưỡi ngựa
xem hoa” trong lĩnh vực tiền tệ, nhưng thực tế những “canh bạc”
của Nick luôn mang về nguồn lợi nhuận gấp nhiều lần cho cả bản
thân lẫn SFM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- g.pdf