Góp phần nghiên cứu điếc đột ngột ở trẻ em

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của điếc đột ngột ở trẻ em

Phương pháp: Hồi cứu và tiến cứu bệnh nhi điếc đột ngột tuổi từ 5‐15 được khám và điều trị tại Bệnh viện

Tai Mũi Họng TPHCM từ tháng 1/2012 – 6/2013.

Kết quả: 69 bệnh(88 tai): tỉ lệ nam nữ tương đương, tuổi trung bình 9 (5‐15), thời gian đến bệnh viện

trong tuần đầu: 49,3%, khởi đầu điếc nặng (điếc > 56dB : 87,5%), dạng thính lực E chiếm đa số. Sau 10 ngày

điều trị với liều Steroid 1‐2 mg/kg: mức độ có cải thiện thính lực là 36,3%. Nguyên nhân: vô căn: 65, siêu vi: 3,

dãn rộng tiền đình: 1.

Kết luận: Điếc đột ngột trẻ em có những đặc điểm khác so với điếc đột ngột người lớn như: khởi đầu điếc

thường nặng, đến bệnh viện trễ, kết quả cải thiện thấp và nguyên nhân thường là vô căn. Các yếu tố tiên lượng

xấu : khởi đầu điếc nặng, thính lực đồ có dạng E và có kèm triệu chứng chóng mặt.

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Góp phần nghiên cứu điếc đột ngột ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột ở một số tác giả. Thời  gian  từ khi khởi phát đến  lúc khám và điều  trị  càng sớm thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn(3,4,8).  Về tai bị điếc, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ có cải  thiện  về  thính  lực  ở  nhóm  điếc  một  bên  tai  chiếm tỉ lệ cao (48%) cao hơn nhóm điếc hai bên  tai (21,1%) (p = 0,009), gấp 3,46  lần, với khoảng  tin cậy  là 95%; điều này phù hợp với nhận xét  của tác giả điếc đột ngột ở hai tai (ở người lớn)  khó  phục  hồi  hơn  điếc một  tai(3,4).  Tuy  nhiên,  điếc đột ngột ở trẻ em chưa có nhiều công trình  nghiên  cứu về mối  liên quan giữa mức  độ  cải  thiện thính lực đồ và điếc một hay hai tai, các tác  giả chỉ ghi nhận có 2 bệnh điếc hai bên trong 12  điếc  đột  ngột  trẻ  em  của Roman,  S.(12),  có  7/26  điếc hai bên của P.Ioannis(5) và 9/20 điếc hai bên  của  Y.Tarshish(13);  nhưng  các  tác  giả  không  đề  cập đến mức cải thiện của nhóm điếc hai bên tai.  Như vậy, trong nghiên cứu chúng tôi mức độ cải  thiện  ở những BN  điếc một  tai  tốt hơn những  BN điếc hai tai gấp 3,46 lần, với khoảng tin cậy  là 95%;  tuy nhiên cần phải có nhiều công  trình  nghiên cứu hơn nữa để chứng minh đây là yếu  tố tiên lượng xấu đến điếc đột ngột trẻ em.  Như  vậy  các  yếu  tố:  khởi  phát  điếc  nặng,  thính  lực  đồ có dạng E và có kèm  triệu  chứng  chóng mặt  là những yếu  tố  tiên  lượng xấu đến  điếc đột ngột trẻ em. Còn các yếu khác: tuổi, tai  điếc và thời gian từ lúc điếc đến lúc nhập viện có  tác  động  ít  nhiều  đến mức  độ  cải  thiện. Giới  không ảnh hưởng đến mức độ cải thiện.   Khảo sát nguyên nhân  Trong nghiên cứu,  đa  số vô căn, có 3 bệnh  nhi điếc sau quai bị. Điếc tâm lý là một nguyên  nhân  thường  gặp  trong  điếc  đột  ngột  trẻ  em.  Tuy  nhiên,  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  không có trường hợp nào là do cách chọn mẫu là  bệnh nhi  được  nhập  viện  điều  trị  nội  trú,  còn  những  trường  hợp  nghi  ngờ  do  tâm  lý  bệnh  nhân được chẩn đoán và được hướng dẫn điều  trị nơi khác.  Theo một  số  tác  giả một  số nguyên nhân  thường  gặp  ở  điếc  đột  ngột  người  lớn  như  bệnh mạch máu,  nhiễm  siêu  vi,  vỡ màng  tai  trong và các cửa sổ, bệnh tự miễn(8). Mặc dù có  nguyên nhân này có  thể gặp ở  trẻ em, nhưng  hiếm,  đa  số  điếc  đột  ngột  trẻ  em  không  tìm  được  nguyên  nhân.  Điếc  đột  ngột  trẻ  em  và  người  lớn  thường  liên  quan  đến  siêu  vi,  đặc  biệt  là  điếc  trẻ  em(13),  nhưng  thường  không  định  danh  được  chủng  virus.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi ghi nhận  có 3 bệnh nhi  có  điếc  đột  ngột  sau  quai  bị,  điếc  cả  2  tai,  khởi  đầu điếc nặng với thính lực đồ dạng E, kết quả  đều kém đáp ứng điều trị, chỉ có 1 tai cải thiện  thính  lực được 10dB; điều này cũng  tương  tự  như tác giả S. Noorbaksh(11). Tuy nhiên, chúng  tôi chưa thực hiện xét nghiệm huyết thanh để  chẩn đoán xác định loại quai bị này.  KẾT LUẬN  Điếc đột ngột ở người lớn đã có nhiều công  trình nghiên cứu và đã có cẩm nang hướng dẫn  điều  trị. Riêng điếc đột ngột ở  trẻ em hiện nay  chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tần suất,  nguyên nhân, điều trị và hiệu quả điều trị.  Trong nghiên cứu 88 tai điếc đột ngột trẻ em  trên 69 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại  Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM của chúng tôi  cho kết quả sau:   Đặc điểm mẫu nghiên cứu  Tỉ  lệ nam nữ  tương đương. Về độ  tuổi gặp  từ 5‐ 15 và bệnh nhân khu vực thành thị chiếm tỉ  lệ cao  Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng  Bệnh nhi đến khám trong tuần đầu chiếm tỉ  lệ cao 49,3%, số lượng bệnh nhi đến khám sau 3  tuần chiếm tỉ lệ 17,4%. Điếc một bên tai chiếm tỉ  lệ cao (72,5%), tỉ lệ nghe kém tai phải và trái như  nhau. Đa số điếc đột ngột trẻ em đều điếc nặng  lúc  bắt  đầu  điều  trị,  điếc  >  56dB  chiếm  tỉ  lệ  87,5%. Thính lực đồ dạng D, E chiếm đa số. Các  triệu chứng đi kèm như chóng mặt, ù tai chiếm  tỉ lệ thấp, lần lượt là 8,7% và 24,6%. Có 36 bệnh  nhân được đo ABR, chiếm tỉ lệ 52,1%, có 11 bệnh  nhân  cho kết quả bất  thường. Các  trường hợp  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng  263 bất  thường  đều  được  chụp MRI kiểm  tra,  có 1  bệnh  nhân  cho  kết  quả  bất  thường.  Nguyên  nhân của điếc đột ngột trẻ em chủ yếu là vô căn,  trong  nhóm  có  nguyên  nhân  thì  nguyên  nhân  siêu  vi  chiếm  đa  số.  Tuy  nhiên  chưa  có  chẩn  đoán  chính  xác  bằng  huyết  thanh  chẩn  đoán.  Một  số bất  thường gặp  trong  điếc  đột ngột  trẻ  em: dãn rộng tiền đình (EVA).  Đánh giá kết quả điều trị điếc đột ngột  Tỉ  lệ  cải  thiện  ở  nam  và  nữ  tương  đương  nhau. Giới  tính không ảnh hưởng kết quả điều  trị. Tỉ  lệ  cải  thiện  ở bệnh nhân  5  ‐  10  tuổi vào  khoảng 31,6% thấp hơn nhiều với nhóm 10 ‐ 15  tuổi  từ 51,6%. Bệnh nhân  thành  thị  có  tỉ  lệ  cải  thiện thính lực tốt hơn bệnh nhân nông thôn gấp  2,95 lần, với p = 0,017. Mức độ cải thiện ở những  BN điếc một  tai  tốt hơn những BN điếc hai  tai  gấp  3,46  lần,  với  khoảng  tin  cậy  là  95%. Bệnh  nhân đến khám và điều trị trong tuần đầu có tỉ  lệ cải thiện cao 47,5%, cao hơn nhiều so với các  nhóm khác,  đặc biệt nhóm  đến  sau  3  tuần  cải  thiện chỉ 18,8%. Thính lực đồ có dạng E có tỉ lệ  cải  thiện  thấp nhất  (23,5%),  thấp hơn nhiều  so  với dạng B là 60%. Bệnh nhân điếc nặng và điếc  đặc có tỉ lệ cải thiện rất thấp 31%. Bệnh nhân có  ù tai và chóng mặt thì có mức độ cải thiện thấp  (9,4%  và  28,1%),  thấp  hơn  nhiều  so  với  nhóm  không có ù  tai và chóng mặt  (90,6% và 71,9%).  Điều trị corticoid đơn thuần cho hiệu quả tương  đương với  điều  trị kết hợp  corticoid với  thuốc  dãn mạch. Corticoid chứng  tỏ có hiệu quả  trên  điếc  đột ngột  trẻ  em,  làm  cải  thiện  trung bình  đơn âm khoảng 10 dB so với  trước điều  trị, sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  p  <  0,001.  Và  corticoid là chuẩn điều trị điếc đột ngột trẻ em.  Nói  tóm  lại, điếc đột ngột  trẻ em có những  đặc  điểm khác  so với  điếc  đột ngột người  lớn  như: khởi đầu điếc thường nặng, đến bệnh viện  trễ,  kết  quả  cải  thiện  thấp  và  nguyên  nhân  thường  là vô căn,  trong nhóm có nguyên nhân  thì siêu vi chiếm đa số, ngoài ra còn gặp một số  bất thường khác: dãn rộng tiền đình. Các yếu tố  tiên  lượng  xấu  đến  điếc  đột ngột  trẻ  em: khởi  đầu điếc nặng, thính lực đồ có dạng E và có kèm  triệu chứng chóng mặt. Các yếu tố khác: tuổi, tai  bệnh ảnh hưởng một phần kết quả điều trị. Giới  không ảnh hưởng kết quả điều trị.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Byl FM Jr (1984). Sudden hearing loss: eight years experience  and  suggested  prognostic  table,  Laryngoscope. 94  (5  Pt  1):  647‐61.  2. Chen  YS,  Emerling  O,  et  al  (2005).  Idiopathic  sudden  sensorineural  hearing  loss  in  children.  Int.  J.  Pediatr.  Otorhinolaryngol 69, 817‐ 821.  3. Chu Lan Anh (2003). “Góp phần nghiên cứu điều trị Điếc đột  ngột vô  căn bằng Oxy  cao áp  tại bệnh viện Tai Mũi Họng  Thành phố Hồ Chí Minh”. Nội san Tai mũi họng Hội nghị  Cần Thơ.  4. Đinh Quốc Tín  (2012).“ Khảo sát  thính  lực đồ  trước và  sau  điều trị nội khoa của bệnh nhân điếc đột ngột” tập san Hội  nghị Khoa học kỹ thuật Trường đại học y dược TPHCM lần  thứ 30, 188‐ 191.  5. Ioannis P, Georgios K, et al (2009). Pseudohypacusis: the most  frequent etilogy of sudden hearing loss in children. Eur Arch  Otorhinolaryngol 266; 1857‐1861.  6. Lê Huỳnh Mai và Lê Trần Quang Minh  (1998)  “Góp phần  nghiên cứu điều trị Điếc đột ngột” tập san Hội nghị Khoa học  kỹ thuật trung tâm Tai Mũi Họng kỷ niệm 10 năm thành lập  19/9/1998, trang 81 – 86.  7. Moatti  L,  Belloc  JB,  Roger  G,  Garabedian  EN  (1994).  Deteriorations  cochlearies  brushques  isolees  chez  l’enfant,  Ann. Otolaryngol. Chir. Cervicofac. 111;7‐12.  8. Muller C, Vrabec J, Quinn FB (2001). “Sudden Sensorineural  hearing  loss”.  Grand  round  presentation,  UTMB,  Dept.  of  Otolaryngology; June 13,   9. Nakashima  T,  Tanabe  T,  Yanagita  N,  Wakai  K,  Ohno  Y  (1997).  “Risk  factors  for  sudden  deafness:  a  case  –  control  study”, Auris – Nasus – Larynx. 24 (3), 265 –270  10. De  Klein  A.,  Sudden  complete  or  partial  loss  of  the  octovus‐system  in  apprently  normal  persons  –  Acta  Otolaryngol (Stockh) 1944; 32; 407‐429.  11. Noorbaksh  S,  Siadati  A,  Farhadi  M,  Khodapanahandeh  F,Monavari H (2006). “Sensory hearing  loss  in children with  mumps infection”, Iran J Child Neurology Oct.  12. Roman S, Aladio P, et al (2001). Prognostic factors of sudden  hearing loss in   children.  Int.  J.  Pediatr.  Otorhinolaryngol 6: 17‐ 21  13. Tarshish  Y,  et  al  (2013).  Pediatric  sudden  sensorineural  hearing  loss: Diagnosis causes and response  to  intervention,  Int. J. Pediatr. Otorhinolaryngol.  14. Ullrich D, Aurbach G  (1990). Sudden deafness  in childhood  and  adolescence.  Symptoms,  therapy  ang  prosnosis,  a  restrospective study, Laryngorhinootologie 69 (8): 401‐ 404.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf256_3231.pdf
Tài liệu liên quan