Trong cuộc sống, bé sẽ khó tránh khỏi những rắc rối về tâm lý khi phải
đối mặt với các thay đổi như chuyển nhà, bắt đầu đi học mẫu giáo, bạn
sắp có thêm bé nữa
Những điều này đều có tác động đến bé trong khi bé chưa đủ lớn để tự
mình lý giải được mọi chuyện.
Bạn có thể huớng dẫn, giúp đỡ bé cách vượt qua những tổn thương tâm
lý đó qua lời khuyên dưới đây của Askamun.
7 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Giúp bé vượt qua khủng hoảng tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giúp bé vượt qua khủng hoảng tâm lý
Trong cuộc sống, bé sẽ khó tránh khỏi những rắc rối về tâm lý khi phải
đối mặt với các thay đổi như chuyển nhà, bắt đầu đi học mẫu giáo, bạn
sắp có thêm bé nữa…
Những điều này đều có tác động đến bé trong khi bé chưa đủ lớn để tự
mình lý giải được mọi chuyện.
Bạn có thể huớng dẫn, giúp đỡ bé cách vượt qua những tổn thương tâm
lý đó qua lời khuyên dưới đây của Askamun.
Quen được ông bà chăm sóc
Nhiều bậc cha mẹ vì bận bịu công việc nên đã giao phó toàn quyền chăm
sóc bé cho ông bà. Đến một lúc nào đó, bạn muốn dành phòng cho bé
ngủ riêng hoặc đón bé từ nhà ông bà về. Khi ấy, môi trường sống có sự
xáo trộn dễ khiến bé hụt hẫng.
Hướng dẫn dành cho bạn
- Nói chuyện để bé hiểu rằng, bé đã lớn và cần tự lập.
- Dành cho bé một căn phòng nhỏ, sạch sẽ với nhiều đồ chơi, sách
truyện đẹp.
- Mới đầu, bé thường tỏ ra sợ hãi khi phải ngủ một mình. Bạn có thể ở
bên cạnh hát ru, đọc sách đến khi bé ngủ say.
- Trao đổi thêm với ông bà về phương pháp nuôi dạy bé hiệu quả.
Chuyển nhà
Nếu gia đình bạn phải chuyển đến một nơi ở mới, giống như người lớn,
bé cũng cảm thấy buồn vì phải chia tay bạn bè, hàng xóm. Đồng thời,
nhiều bé rất khó khăn khi bắt đầu hòa nhập vào môi trường mới.
Hướng dẫn dành cho bạn
- Bạn có thể chuẩn bị tinh thần về việc chuyển nhà cho bé trước đó. Có
thể đưa bé đi thăm nhà mới, nói chuyện với hàng xóm, đi dạo, chơi công
viên… để bé làm quen với môi trường này.
- Cùng chụp ảnh với bé ở khu nhà mới và gợi ý để bé tặng các bức ảnh
này cho những người bạn thân thiết.
- Trang trí căn phòng mới của bé tương tự với căn phòng mà bé đã từng
sử dụng để tạo sự gần gũi, thân quen.
Bắt đầu đi mẫu giáo
Sớm hay muộn, bé cũng phải làm quen và tiếp xúc với môi trường ở lớp
mẫu giáo. Thông thường, bạn có thể bắt đầu gửi bé đi học khi bé được 3
tuổi hoặc hơn. Với nhiều bé, khoảng thời gian đầu đến lớp mẫu giáo rất
khó khăn và bị áp lực. Một số bé còn khóc lóc và cương quyết không
chịu đi học.
Hướng dẫn dành cho bạn
- Trước khi lên kế hoạch gửi bé đi học, bạn có thể đưa bé dạo qua lớp
mẫu giáo để làm quen. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc cho bé nghe một
câu chuyện, hoặc cho bé xem vài hình ảnh có các bạn đang vui chơi
trong lớp mẫu giáo.
- Ngày đầu tiên đưa bé đến lớp mẫu giáo, bạn nên nhanh chóng gửi bé
cho cô giáo, rồi hôn tạm biệt bé thật nhanh. Nếu bạn còn chần chừ, bé sẽ
khóc lóc và mè nheo nhiều hơn.
- Kiên nhẫn với bé: Nếu sau vài ngày đầu, bé vẫn tiếp tục khóc lóc và
nhất quyết không chịu tiếp tục đi học, bạn không nên thỏa hiệp ngay với
bé. Bạn nên kiên trì giải thích, để bé hiểu rằng, việc đến lớp là cần thiết
và không thể hủy bỏ vì bất kỳ lý do nào. Sau một khoảng thời gian
khủng hoảng, hầu hết các bé đều quen dần với việc đi học.
Bé lên chức
Nếu bạn chuẩn bị sinh thêm một bé nữa, bé sẽ được lên chức. Đồng thời,
bé dễ dàng có cảm giác lo lắng, ghen tỵ khi thấy mọi người xung quanh
dành quá nhiều tình cảm cho em bé mà không phải cho mình.
Hướng dẫn dành cho bạn
- Việc cần thiết lúc này là bạn có thể trao đổi và lắng nghe ý kiến của bé
khi thành viên mới xuất hiện.
- Tạo nhiều cơ hội để bé được gần gũi với em bé sơ sinh. Chẳng hạn,
bạn có thể gợi ý để bé cùng thay tã cho em, ôm hôn em…
- Dành nhiều thời gian hơn cho bé: Bé sẽ dễ xuất hiện suy nghĩ “Mẹ có
em bé nên không cần mình nữa”. Vả lại, do bận bịu chăm sóc bé sơ sinh,
bạn cũng không có nhiều thời gian để ý, quan tâm đến bé lớn. Vì vậy,
bạn nên cố gắng sắp xếp để vẫn có điều kiện chăm lo cho cả hai bé.
Chia xa người thân
Dưới 5 tuổi, bé rất khó khăn để hiểu được tại sao một người thân của
mình lại đột ngột chia xa. Bé sẽ rất buồn khi nhớ tới người thân ấy.
Hướng dẫn dành cho bạn
- Nếu bé đã từng chia tay với một con vật nuôi nào trước đó. Bạn có thể
lấy đó làm ví dụ và so sánh với việc mất đi người thân lần này.
- Hướng dẫn để bé biết cách đối mặt và chấp nhận sự chia xa ấy.
- Gợi ý để bé chia sẻ cảm xúc với bạn mỗi lần bé nhớ hay khóc đòi gặp
mặt người thân.
Phương Thảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giup_be_vuot_qua_khung_hoang_tam_ly_1325.pdf