Giới thiệu về hệ thống phân loại thập phân Dewey DDC: Bảng phân loại thập phân Dewey

Tháng 3năm 2000,Vụ thư viện -BộVăn hoá & Thông tin đãtổ chứcHội thảolần thứ nhất

"Dịch và nghiêncứu ápdụngBảng Phân loại Dewey vào công tác thư viện ở Việt Nam"với kiến

nghịdịch DDC làm côngcụ phân loại thống nhất chocảnước đểhội nhậpvớicộng đồng thư viện

thế giới;Hội thảo kiến nghịdịchbản đầy đủ(ấnbản 21) cócải biên để thíchhợpvới việcápdụng

vàoViệt nam nhưng không phávỡcấu trúc và luậtbản quyền,vớinguồnlực chính là của Việt Nam

[5]

Sau đó, tháng 9năm 2001, đã diễn raHội thảovề "Hệ thống và Tiêu chuẩn cho Thư viện

Việt Nam" do Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT)tổ chứctại HàNộivớisự tài trợcủaTổ

chứcTừ thiện ại TâyDương (Atlantic Philanthropies Foundation) [4].Hội thảo đã kiến nghịvới

Chính phủViệt Nam ra quyết định ápdụng DDC nhưmột chuẩn nghiệpvụcủa Việt Nam,bêncạnh

AACR2 vàMARC 21.Nếu DDC được chấp nhận thìcầntiến hành cácbước sau: tìm nguồn tài trợ để

dịchmột ấnbản rútgọn sang tiếng Việt, phát triển chương trình đàotạosửdụng DDC trong toàn

quốc, đềnghịBộ Giáodục và Đàotạo vàBộVăn hoá - Thông tin chỉ đạo việc đưa DDCvào chương

trình đào tạo thư viện học vàthông tin học chính thức. Tại Hội thảo này Bà Joan Mitchell,Tổng biên

tập DDCcủa OCLC đã tham luận và giới thiệu Khung phân loại thập phân Dewey nhưmột tiêu

chuẩn tổchức tri thức.

Được phépcủaBộVăn hoá - Thông tin, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam đã kýhợp

đồngdịch DDCvới OCLC. OCLC yêucầudịch ấnbản rútgọn trước để phụcvụ đông đảocộng

đồng, sau đómớidịch ấnbản đầy đủ.Năm 2003,Tổ chứcTừ thiện ại TâyDương đã tài trợ cho

Dự ándịch DDC do Thư viện Quốc gia làm chủDự án, RMITtại Việt Nam làcơ quan giám sátDự

án. Dựán bắt đầu thực hiệntừ tháng 11/2003 và dựkiến kết thúc vào tháng 10/2005.

Nguyên tác đượclựa chọn đểdịch là ấnbản rútgọnlần thứ 14 (DDC 14). Việt Nam lànước

đầu tiên trên thế giớidịch ấnbảnmới nhấtnày(DDC 14tiếng Anh in xongvàphát hà nh vào tháng

1năm 2004). ể khắc phụcmột phần khuynhhướng thiênvề Anh,Mỹ vàtạo điều kiện thuậnlợi

cho công tác phân lo ạicủa các thư viện Việt Nam, OCLC và Thư viện Quốchội HoaKỳ (Cơ quan

biên tập và phát triển DDC) đã chủtrương đưa vào bản dịchtiếng Việt một sốphần mởrộng có liên

quan đếnlịchsử, địa lý,vănhọc, ngôn ngữ, các dântộc ở Việt Nam, các đảng phái chính trị, chủ

nghĩa Mác - Lênin. Việcmởrộng được tiến hành theo 2 cách:lấy nguyênvăntừ các phầntương

ứng trong ấnbản đầy đủ DDC 22 hoặcdựa vào DDC 22 mà chi tiết hoá các chỉsố phân loại,bổ

sung thêm các thông tin đặc thùcủa Việt Nam vào đềmục (heading) vàghi chú (note).Về nguyên

tắc,bảndịch phải trung thànhvới nguyênbản (kểcả các phầnbổ sung vàmởrộng đã được Thư

viện Quốc hội HoaKỳbiên tập và OCLC thông qua).

pdf89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giới thiệu về hệ thống phân loại thập phân Dewey DDC: Bảng phân loại thập phân Dewey, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lo-Saxon) Old English (Anglo-Saxon) 830 Văn học thuộc những ngôn ngữ gốc Đức Literatures of Germanic languages 831 Thi ca Đức German poetry 832 Kịch Đức German drama 833 Tiểu thuyết Đức German fiction 834 Tiểu luận Đức German essays 835 Diễn từ Đức German speeches 836 Thư từ Đức German letters 837 Châm biếm và trào phúng Đức German humor & satire 838 Những tài liệu linh tinh Đức German miscellaneous writings 839 Những văn học thuộc Đức ngữ khác Other Germanic literatures 840 Văn học thuộc những ngôn ngữ gốc La-tinh Literatures of Romance languages 841 Thi ca Pháp French poetry 842 Kịch Pháp French drama 843 Tiểu thuyết Pháp French fiction 844 Tiểu luận Pháp French essays 845 Diễn từ Pháp French speeches 846 Thư từ Pháp French letters 847 Châm biếm và trào phúng Pháp Fench humor & satire 848 Những tài liệu linh tinh Pháp French miscellaneous writings 849 Văn học Provence và Catalan Provencal & Catalan literatures 850 Văn học thuộc những ngôn ngữ gốc Ý, La Mã và Rhaetia [Rhaeto-Romanic] Italian, Romanian, Rhaeto-Romanic 851 Thi ca Ý Italian poetry 852 Kịch Ý Italian drama 853 Tiểu thuyết Ý Italian fiction 854 Tiểu luận Ý Italian essays 855 Diễn từ Ý Italian speeches 856 Thư từ Ý Italian letters 857 Châm biếm và trào phúng Ý Italian humor & satire 858 Những tài liệu linh tinh Ý Italian miscellaneous writings 859 Những tài liệu văn học La Mã và Rhetia [Rhaeto-Romanic] Romanian & Rhaeto-Romanic literatures 860 Văn học thuộc những ngôn ngữ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Spanish & Portuguese literatures 861 Thi ca Tây Ban Nha Spanish poetry 862 Kịch Tây Ban Nha Spanish drama 863 Tiểu thuyết Tây Ban Nha Spanish fiction 864 Tiểu luận Tây Ban Nha Spanish essays 865 Diễn từ Tây Ban Nha Spanish speeches 866 Thư từ Tây Ban Nha Spanish letters 867 Châm biếm và trào phúng Tây Ban Nha Spanish humor & satire 868 Những tài liệu linh tinh Tây Ban Nha Spanish miscellaneous writings 869 Những tài liệu văn học Bồ Ban Nha Portuguese literature 870 Văn học thuộc Ý ngữ Văn học La-tinh Italic literatures Latin 871 Thi ca La-tinh Latin poetry 872 Kịch thơ và kịch La-tinh Latin dramatic poetry & drama 873 Anh hùng ca La-tinh và tiểu thuyết La-tinh Latin epic poetry & fiction 874 Thơ trữ tình La-tinh Latin lyric poetry 875 Diễn từ La-tinh Latin speeches 876 Thư từ La-tinh Latin letters 877 Châm biếm và trào phúng La-tinh Latin humor & satire 878 Những tài liệu linh tinh La-tinh Latin miscellaneous writings 879 Văn học của những ngôn ngữ Ý khác Literatures of other Italic languages 880 Văn học thuộc Hy Lạp ngữ Văn học cổ Hy Lạp Hellenic literatures Classical Greek 881 Thi ca Hy Lạp cổ Classical Greek poetry 882 Kịch và kịch thơ Hy Lạp cổ Classical Greek dramatic poetry & drama 883 Anh hùng ca Hy Lạp cổ và Tiểu thuyết Hy Lạp cổ Classical Greek epic poetry & fiction 884 Thơ trữ tình Hy Lạp cổ Classical Greek lyric poetry 885 Diễn từ Hy Lạp Cổ Classical Greek speeches 886 Thư từ Hy Lạp cổ Classical Greek letters 887 Châm biếm và trào phúng Hy Lạp cổ Classical Greek humor & satire 888 Những tài liệu linh tinh Hy Lạp cổ Classical Greek miscellaneous writings 889 Văn học Hy lạp hiện đại Modern Greek literature 890 Văn học của những ngôn ngữ khác Literatures of other languages 891 Văn học vùng đông Ấn-Âu và văn học Celts East Indo-European & Celtic 892 Văn học Phi-Á Semite Afro-Asiatic literatures Semitic 893 Văn học Phi-Á phi-Semite [không phải Semite] Non-Semitic Afro-Asiatic literatures 894 Văn học vùng Altai, Ural, Hyperborean, Dravidian Altaic, Uralic, Hyperborean, Dravidian 895 Văn học Đông Á và Đông Nam Á Châu Literatures of East & Southeast Asia 896 Văn học Phi Châu African literatures 897 Văn học thổ dân Bắc Mỹ Châu North American native literatures 898 Văn học thổ dân Nam Mỹ Châu South American native literatures 899 Văn học Úc và Châu Đại Dương và những văn học khác Austronesian & other literatures 900 Địa lý và Lịch sử Geography & history 901 Triết lý và lý thuyết Philosophy & theory 902 Linh tinh Miscellany 903 Từ điển và bách khoa từ điển Dictionaries & encyclopedias 904 Sưu tập tường thuật những biến cố Collected accounts of events 905 Ấn phẩm định kỳ Serial publications 906 Những tổ chức và quản trị Organizations & management 907 Giảng dạy, nghiên cứu, và những đề tài liên hệ Education, research, related topics 908 Sắp xếp theo những cá nhân Kinds of persons treatment 909 Lịch sử thế giới World history 910 Địa lý và du lịch Geography & travel 911 Địa lý lịch sử Historical geography 912 Những trình bày bằng đồ họa Graphic representations 913 Địa lý và du lịch thế giới cổ Geography of & travel in ancient world 914 Địa lý và du lịch Âu Châu Geography of & travel in Europe 915 Địa lý và du lịch Á Châu Geography of & travel in Asia 916 Địa lý và du lịch Phi Châu Geography of & travel in Africa 917 Địa lý và du lịch Bắc Mỹ Châu Geography of & travel in North America 918 Địa lý và du lịch Nam Mỹ Châu Geography of & travel in South America 919 Địa lý và du lịch những vùng địa lý khác Geography of & travel in other areas 920 Tiểu sử, phổ hệ, phù hiệu Biography, genealogy, insignia 921 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 922 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 923 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 924 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 925 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 926 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 927 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 928 (số chọn nhiệm ý) (optional number) 929 Khoa phổ hệ, tên, phù hiệu Genealogy, name, insignia 930 Lịch sử thế giới thời cổ đến khoảng năm 499 History of ancient world to ca. 499 931 Lịch sử Trung Hoa tới năm 420 China to 420 932 Lịch sử Ai Cập tới năm 640 Egypt to 640 933 Lịch sử Palestine tới năm 70 Palestine to 70 934 Lịch sử Ấn Độ tới năm 647 India to 647 935 Lịch sử vùng Lưỡng Hà Châu và Cao nguyên Iran [Ba Tư] tới năm 637 Mesopotamia & Iranian Plateau to 637 936 Lịch sử Âu Châu phía Bắc và Tây Ý tới khoảng năm 499 Europe north & west of Italy to ca. 499 937 Lịch sử Ý và các vùng phụ cận tới năm 476 Italy & adjacent territories to 476 938 Lịch sử Hy Lạp tới năm 323 Greece to 323 939 Lịch sử các nơi khác trên thế giới thời cổ tới khoảng năm 640 Other parts of ancient world to ca. 640 940 Lịch sử tổng quát của Âu châu General history of Europe 941 Lịch sử Quần đảo Anh British Isles 942 Lịch sử Anh quốc và Wales England & Wales 943 Lịch sử Trung Âu Đức Central Europe Germany 944 Lịch sử Pháp và Monaco France & Monaco 945 Lịch sử bán đảo Ý và những đảo phụ cận Italian Peninsula & adjacent islands 946 Lịch sử bán đảo Tây-Bồ (hay bán đảo Iberia) và những đảo phụ cận Iberian Peninsula & adjacent islands 947 Lịch sử Đông Âu Nga Eastern Europe Russia 948 Lịch sử Bắc Âu Scandinavia 949 Lịch sử những vùng khác thuộc Âu Châu Other parts of Europe 950 Lịch sử tổng quát của Á châu Viễn Đông General history of Asia Far East 951 Lịch sử Trung Hoa và những vùng phụ cận China & adjacent areas 952 Lịch sử Nhật Bản Japan 953 Lịch sử bán đảo Ả Rập và những vùng phụ cận Arabian Peninsula & adjacent areas 954 Lịch sử Nam Á Châu Ấn Độ South Asia India 955 Lịch sử Ba Tư [hay Iran] Iran 956 Lịch sử Trung Đông (Cận Đông) Middle East (Near East) 957 Lịch sử Tây-Bá-Lợi-Á (Á-Nga) Siberia (Asiatic Russia) 958 Lịch sử Trung Á Châu Central Asia 959 Lịch sử Đông Nam Á Châu Southeast Asia 960 Lịch sử tổng quát của Phi châu General history of Africa 961 Lịch sử Tunisia và Lybia Tunisia & Libya 962 Lịch sử Ai Cập và Sudan Egypt & Sudan 963 Lịch sử Ethiopia và Eritrea Ethiopia & Eritrea 964 Lịch sử vùng bờ biển phía Tây Bắc Phi Châu và những đảo ngoài khơi Northwest African coast & offshore islands 965 Lịch sử Algeria Algeria 966 Lịch sử Tây Phi Châu và những đảo ngoài khơi West Africa & offshore islands 967 Lịch sử Trung Phi châu và những đảo ngoài khơi Central Africa & offshore islands 968 Lịch sử Nam Phi Châu Cộng Hòa Nam Phi Southern Africa Republic of South Africa 969 Lịch sử Những đảo thuộc Nam Ấn Độ Dương South Indian ocean islands 970 Lịch sử tổng quát của Bắc Mỹ châu General history of North America 971 Lịch sử Gia Nã Đại Canada 972 Lịch sử Trung Mỹ Châu Mễ Tây Cơ Middle America Mexico 973 Lịch sử Hoa Kỳ United States 974 Lịch sử miền Đông Bắc Hoa Kỳ Northeastern United States 975 Lịch sử miền Đông Nam Hoa Kỳ Southeastern United States 976 Lịch sử miền Trung Nam Hoa Kỳ South central United States 977 Lịch sử miền Trung Bắc Hoa Kỳ North central United States 978 Lịch sử miền Tây Hoa Kỳ Western United States 979 Lịch sử miền Great Basin [miền Tây Hoa Kỳ bao gồm Đông California, Utah, Nevada, Oregon & Idaho] và triền núi vùng Thái Bình Dương Great Basin & Pacific Slope region 980 Lịch sử tổng quát của Nam Mỹ châu General history of South America 981 Lịch sử Brazil [Ba Tây] Brazil 982 Lịch sử Argentina Argentina 983 Lịch sử Chile Chile 984 Lịch sử Bolivia Bolivia 985 Lịch sử Peru Peru 986 Lịch sử Colombia và Ecuador Colombia & Ecuador 987 Lịch sử Venezuela Venezuela 988 Lịch sử Guiana Guiana 989 Lịch sử Paraguay và Uruguay Paraguay & Uruguay 990 Lịch sử tổng quát của những vùng khác General history of other areas 991 [chưa sử dụng] [unassigned] 992 [chưa sử dụng] [unassigned] 993 Lịch sử Tân Tây Lan New Zealand 994 Lịch sử Úc Đại Lợi Australia 995 Lịch sử Melanesia New Guinea Melanesia New Guinea 996 Lịch sử những địa danh khác trong vùng Thái Bình Dương Polynesia Other parts of Pacific Polynesia 997 Lịch sử những đảo thuộc Đại Tây Dương Atlantic Ocean islands 998 Lịch sử những đảo thuộc Bắc cực và Châu Nam Cực Arctic islands & Antarctica 999 Lịch sử thế giới ngoại địa cầu Extraterrestrial worlds Được tạo bởi hoavtm Lần sửa cuối 04-08-2005 11:26 Copyright ©2004 by THUVIEN.NET. All rights reserved Trang chủ | Giới thiệu | Opac | Liên hệ | Liên kết Tình hình dịch và mở rộng Khung DDC ở Việt Nam Dạng tài liệu : ('B\xc3\xa0i nghi\xc3\xaan c\xe1\xbb\xa9u',) Ngôn ngữ tài liệu : vie Tác giả : Vũ Văn Sơn Tên nguồn trích : Thông tin tư liệu Đề mục : 13.31 Thư viện. Thư viện học Từ khoá : Khung DDC, Việt nam Nội dung: Giới thiệu tình hình dịch và giới thiệu Khung DDC trong giới thông tin-thư viện ở Việt Nam. Nêu quá trình mở rộng DDC 14 trong bản dịch tiếng Việt ở các phần: môn loại lịch sử, bảng phụ địa lý, văn học và ngôn ngữ Việt Nam, các đảng phái chính trị và chủ nghĩa Mác-Lê nin. Đến nay, Khung phân loại thập phân Dewey bằng tiếng Anh đã được xuất bản tới lần thứ 22 (ấn bản đầy đủ) và lần thứ 14 (ấn bản rút gọn). Ở Việt Nam, một số thư viện đã biết đến và áp dụng DDC theo nhiều cách thức khác nhau: lược dịch sử dụng nội bộ, dùng trực tiếp ấn bản tiếng Anh hoặc gián tiếp qua ấn bản tiếng Pháp. Ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ 20, bà Nguyễn Thị Cút đã dịch ấn bản rút gọn lần thứ 9 để các thư viện phân loại tài liệu và tổ chức kho sách [8]. Mấy năm gần đây, cũng xuất hiện vài bản lược dịch đang được sử dụng trong một số thư viện đại học [1-3]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ấn bản chính thức nào bằng tiếng Việt, được OCLC (Trung tâm Thư viện tin học hoá trực tuyến Hoa Kỳ, tổ chức giữ bản quyền) cho phép dịch và xuất bản để dùng rộng rãi cho các thư viện nước ta. Tháng 3 năm 2000, Vụ thư viện - Bộ Văn hoá & Thông tin đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất "Dịch và nghiên cứu áp dụng Bảng Phân loại Dewey vào công tác thư viện ở Việt Nam" với kiến nghị dịch DDC làm công cụ phân loại thống nhất cho cả nước để hội nhập với cộng đồng thư viện thế giới; Hội thảo kiến nghị dịch bản đầy đủ (ấn bản 21) có cải biên để thích hợp với việc áp dụng vào Việt nam nhưng không phá vỡ cấu trúc và luật bản quyền, với nguồn lực chính là của Việt Nam [5] Sau đó, tháng 9 năm 2001, đã diễn ra Hội thảo về "Hệ thống và Tiêu chuẩn cho Thư viện Việt Nam" do Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) tổ chức tại Hà Nội với sự tài trợ của Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương (Atlantic Philanthropies Foundation) [4]. Hội thảo đã kiến nghị với Chính phủ Việt Nam ra quyết định áp dụng DDC như một chuẩn nghiệp vụ của Việt Nam, bên cạnh AACR2 và MARC 21. Nếu DDC được chấp nhận thì cần tiến hành các bước sau: tìm nguồn tài trợ để dịch một ấn bản rút gọn sang tiếng Việt, phát triển chương trình đào tạo sử dụng DDC trong toàn quốc, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo việc đưa DDC vào chương trình đào tạo thư viện học và thông tin học chính thức. Tại Hội thảo này Bà Joan Mitchell, Tổng biên tập DDC của OCLC đã tham luận và giới thiệu Khung phân loại thập phân Dewey như một tiêu chuẩn tổ chức tri thức. Được phép của Bộ Văn hoá - Thông tin, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam đã ký hợp đồng dịch DDC với OCLC. OCLC yêu cầu dịch ấn bản rút gọn trước để phục vụ đông đảo cộng đồng, sau đó mới dịch ấn bản đầy đủ. Năm 2003, Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương đã tài trợ cho Dự án dịch DDC do Thư viện Quốc gia làm chủ Dự án, RMIT tại Việt Nam là cơ quan giám sát Dự án. Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2003 và dự kiến kết thúc vào tháng 10/2005. Nguyên tác được lựa chọn để dịch là ấn bản rút gọn lần thứ 14 (DDC 14). Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới dịch ấn bản mới nhất này (DDC 14 tiếng Anh in xong và phát hành vào tháng 1 năm 2004). Để khắc phục một phần khuynh hướng thiên về Anh, Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân loại của các thư viện Việt Nam, OCLC và Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Cơ quan biên tập và phát triển DDC) đã chủ trương đưa vào bản dịch tiếng Việt một số phần mở rộng có liên quan đến lịch sử, địa lý, văn học, ngôn ngữ, các dân tộc ở Việt Nam, các đảng phái chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin. Việc mở rộng được tiến hành theo 2 cách: lấy nguyên văn từ các phần tương ứng trong ấn bản đầy đủ DDC 22 hoặc dựa vào DDC 22 mà chi tiết hoá các chỉ số phân loại, bổ sung thêm các thông tin đặc thù của Việt Nam vào đề mục (heading) và ghi chú (note). Về nguyên tắc, bản dịch phải trung thành với nguyên bản (kể cả các phần bổ sung và mở rộng đã được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ biên tập và OCLC thông qua). Quá trình mở rộng một số phần của DDC 14 để đưa vào bản dịch tiếng Việt bắt đầu từ chuyến đi thực tập của biên tập viên Việt Nam tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2004 và hiện nay vẫn còn tiếp tục trao đổi và hoàn thiện. Cụ thể như sau: Về môn loại lịch sử, chỉ số phân loại DDC dành cho Việt Nam là 959.7. Trong DDC 14, chỉ có một mục duy nhất là 959.704 (hơi sơ sài) phản ánh thời kỳ từ 1949 đến nay với ghi chú xếp thời kỳ 1900-1949 vào 959.7. Còn trong DDC 22, có thêm một mục riêng 959.703 dành cho thời kỳ từ tiền sử tới 1949, còn mục 959.704 thì đã khá chi tiết. Căn cứ vào các phân mục sẵn có trong DDC 22, các tài liệu chính thống về Lịch sử Việt Nam, vào thực tế mở rộng tự phát DDC ở một số thư viện Việt Nam, biên tập viên Việt Nam đề nghị mở rộng (chủ yếu cho chỉ số 959.703 và phân mục 959.7044 (thời kỳ 1975-) của DDC 22 để đưa vào bản dịch tiếng Việt DDC 14, như sau: 959.701 từ thời tiền sử đến năm 1945, với các tiểu phân mục chi tiết như sau: 959.701 1 Thời kỳ nguyên thuỷ, 2879 đến 258 trước CN 959.701 2 Thời kỳ dựng nước, 257 đến 179 trước CN 959.7013 Thời kỳ Bắc thuộc, 179 trước CN đến 939 sau CN 959.702 Thời kỳ đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chủ quyền dưới chế độ phong kiến, 939- 1983 959.702 1 Nhà Ngô, 939-944, Thập nhị sứ quân, 944-968; Nhà Đinh, 968-979 959.702 2 Nhà Tiền Lê, 979-1009 Bao gồm cả kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất, 980 959.702 3 Nhà Lý, 1009-1225 Bao gồm cả kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai, 1075 959.702 4 Nhà Trần, 1225-1400 Bao gồm cả kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, 1258-1288 959.702 5 Nhà Hồ. Thời kỳ đô hộ của nhà Minh, 1400-1427 959.702 51 Nhà Hồ, 1400-1407 959.702 52 Nhà Minh đô hộ, 1407-1427 Bao gồm cả Khởi nghĩa Lam Sơn, 1418 959.702 6 Nhà Hậu Lê, 1427-1527 959.702 7 Nhà Mạc và Nhà Lê trung hưng, 1527-1788 959.702 71 Nhà Mạc, 1527-1592 959.702 72 Nhà Lê trung hưng, 1533-1789 Bao gồm cả Trịnh Nguyễn phân tranh,1627-1672 và Khởi nghĩa Tây Sơn, 1771 959.702 8 Nhà Tây Sơn, 1778-1802 Bao gồm cả Đại phá quân Thanh, 1789 959.702 9 Nhà Nguyễn, 1802-1883 959.703 Thời kỳ Pháp thuộc, 1884-1945 959.703 1 Đấu tranh giành độc lập trước 1930 (1883-1930) 959.703 2 Đấu tranh giành độc lập sau 1930 (1930-1945) Xếp vào đây Cách mạng Tháng 8, 1945 959.704 1945- 959.704 1 Thời kỳ 1945-1954 Xếp vào đây Chiến tranh Đông dương, 1946-1954 959.704 3 Chiến tranh Việt Nam, 1961-1975 ........................................................ 959.704 4 1975- 959.704 41 Thời kỳ thống nhất đất nước, 1975-1986 959.704 42 Thời kỳ đổi mới 1986- Những đề nghị chi tiết hoá này còn được tiếp tục xem xét và bàn luận để đảm bảo sự phù hợp với cấu trúc chung của DDC 14 và tương thích với DDC 22 . Về Bảng phụ địa lý (Bảng 2), DDC 14 mới chỉ có trợ ký hiệu -597 dành cho Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải mở rộng ký hiệu cho tới các vùng và 64 tỉnh. Chi tiết hoá đến cấp quận, huyện, thị xã chưa đặt ra với ấn bản rút gọn. Hiện nay, trong thực tế mở rộng Khung một cách tự phát ở Việt Nam, cũng có một số cách mở rộng tiểu phân mục -597. Tác giả Đoàn Huy Oánh [2] chia 9 nhóm tỉnh theo các thành phố lớn và hai vùng: Hà Nội - 5971 (trong nhóm này còn có Bắc Ninh -59711, Bắc Giang -59712 vv.); Hải Phòng -5972 (trong nhóm này còn có Nam Định -59721, Ninh Bình -59722 vv.); Vùng Thượng Du Bắc bộ -5973 (trong đó có Lạng Sơn -59731, Cao Bằng -59732 vv.); Huế -5974 (trong nhóm này còn có Thừa Thiên -59741, Thanh Hoá -59742 vv.); Đà Nẵng -5975 (trong nhóm này còn có Quảng Nam - 59751, Hội An -59752 vv.); Nha Trang -5976 (trong nhóm này còn có Khánh Hoà -59761, Ninh Thuận-Phan Rang -59762, Đà Lạt -59765 vv.); Vùng Tây Nguyên -5977 (trong đó có Buôn Mê Thuột -59771, Đắc Lắc -59772 vv.) ; Thành phố Hồ Chí Minh -5978 (trong nhóm này còn có Đồng Nai-Biên Hoà -59781, Tây Ninh -59782 vv.) ; Cần Thơ -5979 (trong nhóm này còn có An Giang- Long Xuyên-Châu Đốc -59791, Sa Đéc -59792 vv.). Tác giả Lê Ngọc Oánh [6,7] đề nghị chi tiết hoá ký hiệu -597 bằng cách áp dụng qui định của Nhà nước về phân chia các khu vực hành chính Việt Nam mà thêm vào ký hiệu nói trên chữ số thứ 4 cho các miền (Thượng du, Trung du, Châu thổ Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Cao nguyên Trung bộ; Duyên hải Trung bộ.vv.), chữ số thứ 5 cho các thành phố và các tỉnh, chữ số thứ 6 cho các thị xã, quận, huyện. Cụ thể như sau: -597 1 Vùng thượng du Bắc bộ; -597 2 Vùng trung du Bắc bộ; -597 3 Châu thổ Sông Hồng; -597 4 Vùng duyên hải Bắc Trung bộ; -597 5 Vùng duyên hải Nam Trung bộ; -597 6 Vùng Tây nguyên ; -597 7 Vùng Đông Nam bộ; -597 8 Vùng Tây Nam Bộ- Sông Tiền; -597 9 Vùng Tây Nam bộ - sông Hậu. Trong thời gian làm việc tại Hoa Kỳ, Biên tập viên ấn bản tiếng Việt DDC 14 đã tham vấn các chuyên gia Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ về việc tham khảo Bảng địa lý mở rộng của Khung UDC đã chỉnh lý (Revised UDC) dựa theo cách UNDP (Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc) chia Việt Nam sơ bộ thành 7 vùng kinh tế : +(597.11) Vùng trung du và đồi núi Bắc bộ; +(597.12) Vùng Châu thổ Sông Hồng; + (597.13) Vùng duyên hải Bắc Trung bộ; + (597.14) Vùng duyên hải Nam Trung bộ; + (597.15) Vùng cao nguyên Trung bộ; +(597.16) Vùng Đông Bắc Nam bộ; +(597.17) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; và 3 khu vực địa lý đến nay chỉ còn ý nghĩa lịch sử : + (597.3) Nam Việt Nam. Cộng hoà Việt Nam (trước 1975). Nam Kỳ; + (597.5) Trung Kỳ; + (597.7) Bắc Việt Nam; Việt Nam dân chủ cộng hoà (trước 1975). Bắc Kỳ. Đối với các vùng có trên 9 tỉnh thì UDC phải phân nhóm để đảm bảo mỗi nhóm không vượt quá 9 cấp phân chia. Thí dụ, Vùng trung du và đồi núi Bắc bộ chia thành 2 nhóm tỉnh: +(597.111) và +(597.112), sau đó mới tiếp tục chia nhỏ theo các tỉnh cụ thể: + (597.111.1) Lai Châu, + (597.111.2) Lào Cai, ... +(597.112.1) Bắc Giang, + (597.112.2) Sơn La vv. Phương án này chưa tính đến các tỉnh và thành phố mới thành lập năm 2003: thành phố Điện Biên, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Đắc Nông. Phương án thứ hai cũng được bàn tới (có tham khảo quan điểm của tác giả Lê Ngọc Oánh) : Việt Nam được chia thành 9 vùng với ký hiệu ngắn hơn một cấp : -597 1 Vùng núi Bắc bộ; -597 2 Vùng trung du Bắc bộ; -597 3 Châu thổ Sông Hồng; -597 4 Vùng duyên hải Bắc Trung bộ; -597 5 Vùng duyên hải Nam Trung bộ; -597 6 Vùng Tây nguyên Trung bộ; -597 7 Vùng Đông Nam bộ; - 597 8 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; -597 9 Vùng sông Hậu. Đối với các vùng có trên 9 tỉnh thì đôi lúc phải kết hợp 2 tỉnh vào một ký hiệu, thí dụ trong Vùng núi Bắc bộ, Tuyên Quang và Yên bái cùng chung ký hiệu cấp trên -597 15, sau đó mới chi tiết hoá, Tuyên Quang -597 153 , -597 157 Yên Bái. Phương án thứ nhất (UDC) chia vùng gọn hơn, nhưng ký hiệu dài hơn. Phương án thứ hai sử dụng ký hiệu ngắn hơn, nhưng phải thêm Vùng Châu thổ Sông Hậu (tên này ít sử dụng trong thực tế phân vùng; và vùng châu thổ sông Hậu thực tế lại nằm trong Vùng đồng bằng Sông Cửu Long vì Sông Tiền và Sông Hậu là nhánh của Sông Cửu Long). Tuy nhiên, theo các chuyên gia Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (hiện thiên về phương án thứ hai), không có vấn đề về cấu trúc Bảng phụ nếu đặt Vùng sông Tiền trong Vùng đồng bằng Sông Cửu Long và lập một tiểu phân mục mới cho Vùng sông Hậu đặt dưới Vùng đồng bằng Sông Cửu Long nhưng phải làm rõ chủ đề bằng các ghi chú và tham chiếu. Các chuyên gia Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhấn mạnh việc tuân thủ các văn bản và bản đồ địa lý tự nhiên và hành chính mới nhất của Việt Nam, kết hợp với cấu trúc chung của nguyên bản tiếng Anh để mở rộng Bảng 2. Về việc mở rộng chỉ số phân loại dành cho Văn học Việt Nam, tác giả Lê Ngọc Oánh căn cứ vào phương án lựa chọn (option) trong các ấn bản đầy đủ (từ lần thứ 18 đến 21) đã đề nghị sử dụng chỉ số 810 của Văn học Mỹ bằng tiếng Anh để phân loại chi tiết Văn học Việt Nam, còn Văn học Mỹ bằng tiếng Anh sẽ được xếp chung với Văn học Anh và Anglo-Saxon vào 820 [7]. Trao đổi về cách tiếp cận này, Bà Joan Mitchell, Tổng biên tập Khung phân loại thập phân Dewey cho biết : Về DDC 14 nói riêng, chính sách dịch không cho phép sử dụng các phương án lựa chọn, nghĩa là không dịch và không áp dụng các phương án; Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ không khuyến khích áp dụng các chỉ số tuỳ chọn, nhất là việc sử dụng ký hiệu của một chủ đề này cho một chủ đề khác vì trong bối cảnh hội nhập và chia sẻ thông tin ngày càng rộng rãi mang tính toàn cầu như hiện nay, thì cách làm đó có thể gây ra lầm lẫn khi trao đổi thông tin với thế giới. Để mục văn học Việt Nam trong Khung DDC có thể được mở rộng trên cơ sở ký hiệu 895.922 của DDC 22, các chuyên gia Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ, bằng kinh nghiệm, qui tắc và nguyên tắc nghiệp vụ, đã giúp đưa ra bảng phân loại chi tiết cho ấn bản tiếng Việt DDC14. Tác giả bài này xin tóm lược như sau: 895.92 Văn học Việt Mường .922 Văn học Việt Nam .922 01-.922 07 Tiểu phân mục chung .922 08 Sưu tập văn bản văn học thuộc nhiểu thể loại .922 080 001-.922 080 008 Tiểu phân mục chung .922 080 009 Lịch sử và địa lý .922 080 01-.922 080 04 Văn học thuộc các thời kỳ cụ thể .922 09 Lịch sử, mô tả, đánh giá phê bình về các tác phẩm thuộc nhiều thể loại .922 1 Thơ Việt Nam .922 100 1 - .922 100 9 Tiểu phân mục chung; sưu tập; lịch sử, mô tả, đánh giá phê bình thơ .922 11-.922 14 Thơ thuộc các thời kỳ cụ thể .922 2 Kịch Việt Nam (chi tiết hoá như trên) .922 3 Tiểu thuyết Việt Nam (chi tiết hoá như trên) .922 4 Tiểu luận Việt Nam (chi tiết hoá như trên) .922 5 Diễn văn Việt Nam (chi tiết hoá như trên) .922 6 Thư từ Việt Nam (chi tiết hoá như trên) .922 7 Văn hài hước và châm biếm Việt Nam (chi tiết hoá như trên) .922 8 Tạp văn Việt Nam (chi tiết hoá như trên) Về Ngôn ngữ Việt Nam, biên tập viên Việt Nam căn cứ vào tài liệu [9] và cấu trúc của DDC 22 đề nghị mở rộng như sau: Trước hết là nhóm ngôn ngữ Việt Mường thuộc ngữ hệ Nam á (Việt, Mường, Thổ, Chứt) trong đó tiếng Việt (Kinh) 495.922 (ở đây, xếp chữ quốc ngữ, còn chữ nôm được chi tiết hoá thêm một cấp, xếp vào 495.922 9), tiếng Mường 495.924, tiếng Thổ 495.926, tiếng Chứt 495.928. Các ngôn ngữ khác của dân tộc thiểu số Việt Nam, được xếp vào ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ tương ứng, thí dụ, các biến thể của tiếng Trung Quốc được nói ở Việt Nam (Hoa, Hán, Ngái, Sán Dìu) xếp vào 495.17; các ngôn ngữ thuộc họ Lô lô (Hà nhì, La hủ, Phù lá, Lô lô, Cống, Si la) xếp vào nhóm Tạng-Miế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_Gioi thieu pl thap phan DDC.pdf
Tài liệu liên quan