Serial ATA Port Multiplier Technology là gì
Serial ATA Port Multiplier Technology hay viết tắt là SATA PM -Bộ
nhân cổng SATA (gọi tắt Bộ nhân SATA) là một công nghệ cho phép
một cổng Serial ATA có thể liên lạc được với nhiều ổ đĩa có dùng giao
tiếp SATA
-Minh hoạ giao tiếp SATA phổ biến : Một cổng, một cáp >> gắn được
một ổ đĩa
-Minh hoạ giao tiếp SATA PM : Một cổng, một cáp >> gắn được 4 ổ đĩa
Ưu điểm của bộ nhân SATA
Đặc điểm của giao tiếp SATA là kiểu kết nối điểm -điểm : một thiết bị
SATA kết nối trực tiếp đến host thông qua một trình điều khiển
(controller), thêm thiết bị đồng nghĩa với việc thêm trình điều khiển, kéo
theo việc tăng chi phí cho toàn hệ thống.
Người dùng sẽ phải đầu tư thêm tiền cho (các) trình điều khiển đồng thời
mất thêm (vài) khe PCI có thể dùng cho nhu cầu khác
Bộ nhân SATA sẽ cho phép một host kết nối nhiều hơn 4 lần số thiết bị
mà không chiếm dụng thêm khe PCI trên đường truyền 1,5 hay 3Gbit/s
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu tổng quan về HDD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Serial ATA Port Multiplier Technology là gì
Serial ATA Port Multiplier Technology hay viết tắt là SATA PM - Bộ
nhân cổng SATA (gọi tắt Bộ nhân SATA) là một công nghệ cho phép
một cổng Serial ATA có thể liên lạc được với nhiều ổ đĩa có dùng giao
tiếp SATA
- Minh hoạ giao tiếp SATA phổ biến : Một cổng, một cáp >> gắn được
một ổ đĩa
- Minh hoạ giao tiếp SATA PM : Một cổng, một cáp >> gắn được 4 ổ đĩa
Ưu điểm của bộ nhân SATA
Đặc điểm của giao tiếp SATA là kiểu kết nối điểm - điểm : một thiết bị
SATA kết nối trực tiếp đến host thông qua một trình điều khiển
(controller), thêm thiết bị đồng nghĩa với việc thêm trình điều khiển, kéo
theo việc tăng chi phí cho toàn hệ thống.
Người dùng sẽ phải đầu tư thêm tiền cho (các) trình điều khiển đồng thời
mất thêm (vài) khe PCI có thể dùng cho nhu cầu khác
Bộ nhân SATA sẽ cho phép một host kết nối nhiều hơn 4 lần số thiết bị
mà không chiếm dụng thêm khe PCI trên đường truyền 1,5 hay 3Gbit/s
2 dạng host cho bộ nhân SATA : Command-based và FIS-based
Bộ nhân SATA cần các trình điều khiển hỗ trợ 2 loại cầu chuyển
Command-based (Com-b) và FIS-based (F-b). Từng cầu chuyển có đặc
điểm riêng của nó
- Com-b hay cầu chuyển tuần tự : Lệnh từ HĐH (OS) qua host chỉ truy
nhập được đến một thiết bị kết nối với hệ thống qua bộ nhân SATA trong
một thời điểm. Com-b phù hợp với nhu cầu nâng cao dung lượng lưu trữ
hơn yêu cầu về tốc độ
- F-b hay cầu chuyển đồng thời : Lệnh từ HĐH (OS) qua host truy nhập
được với toàn bộ các thiết bị kết nối với hệ thống qua bộ nhân SATA
trong cùng thời điểm, nên tận dụng tốc độ 3Gbit/s của chuẩn SATA II.
Mô hình này khá giống với chuẩn RAID 0 cho phép ghi đồng thời dữ liệu
nên mọi ổ cứng trong RAID. Nhược điểm của F-b là tốc độ bị lệ thuộc
vào đường truyền (1,5Gbit/s, 3Gbit/s và sắp tới có thể là 6Gbit/s). F-b
được trang bị một thuật toán để đảm bảo luồng dữ liệu ra vào cân bằng
giữa các thiết bị
Xử lý đĩa cứng chạy chậm
Không chỉ FAT32, cả ổ đĩa NTFS cũng dễ bị phân mảnh, cần chống
phân mảnh thường xuyên để tăng đốc độ.
Ngay cả khi bạn thường xuyên xóa file không cần thiết và quản lý tốt các
file trên ổ cứng, bạn vẫn sẽ thấy truy cập ổ cứng cứ chậm dần theo thời
gian. Một trong những lý do chính là hệ thống file. Với Windows XP,
Microsoft khuyến khích người dùng chuyển từ hệ thống file FAT32 sang
NTFS.
FAT32 là hệ thống file cơ bản, khiến ổ cứng dễ bị phân mảnh, do đó cần
chống phân mảnh thường xuyên. Lý do khiến ổ cứng FAT32 bị phân
mảnh là khi dữ liệu mới được ghi trong đĩa, nó được đặt ở bất kỳ đâu có
khoảng trống đủ lớn để chứa được nó. Điều này khiến các file nhanh
chóng nằm rải rác khắp ổ cứng, khiến máy tính phải mất thời gian truy
lục và sắp xếp dữ liệu mỗi mở mở hay lưu file. Điều đó làm chậm đáng
kể tốc độ với những ổ cứng lớn. Chống phân mảnh thường xuyên sẽ đưa
các file dữ liệu gọn gàng trong ổ cứng, làm tăng tốc độ truy lục dữ liệu.
NTFS là hệ thống tệp tin công nghệ mới (new technology file system) sắp
xếp các file gọn gàng hơn trong bảng quản lý file (MFT - Master File
Table), nên việc truy lục dữ liệu nhanh hơn so với FAT32. Một trong
những thay đổi lớn giữa NTFS và FAT32 là với NTFS, file được lưu với
một số thuộc tính, có mức độ bảo mật cao hơn. Với NTFS, các file dữ
liệu có khả năng phục hồi cao hơn trong trường hợp ổ đĩa gặp sự cố.
Hệ thống NTFS
cũng tính toán dành
khoảng trống quanh
các file để phục vụ
cho việc mở rộng.
Tuy nhiên, nếu file
không tăng, khoảng
trống đó không
được dùng tới. Nếu
file tăng quá nhiều,
dữ liệu phải ghi trên
khoảng trống mới
trên ổ cứng. Do đó,
NTFS có thể hiệu
quả hơn FAT32
trong việc truy lục
dữ liệu nhưng vẫn bị phân mảnh. Điều này nghĩa là ổ cứng dùng hệ thống
file NTFS vẫn cần được chống phân mảnh thường xuyên.
Windows có tiện tích chống phân mảnh (Disk Defragmenter), còn gọi là
dồn ổ có thể giúp sắp xếp gọn gàng các file dữ liệu, giúp đẩy nhanh tốc
độ truy lục của ổ cứng. Có thể chạy tiện ích này bằng cách vào Start,
Programs, Accessories. Trong System Tools, chọn Disk Defragmenter.
Khi chương trình khởi động, chọn ổ cứng bạn muốn dồn và kích vào nút
Analyze.
Bạn sẽ thấy hình ảnh bề mặt của vùng đĩa cứng. Các đường sọc xanh lục
là phần hệ điều hành Windows không được động tới. Dải sọc xanh nhạt
gọi là những file liền kề, nghĩa là tất cả chúng nằm ở một nơi gọn gàng
rồi. Dải sọc trắng là khoảng trống và dải sọc đỏ là những mảng dữ liệu bị
chia tách, nằm rải rác. Chống phân mảnh giúp đưa những file bị chia tách,
nằm rải rác trở lại những vùng liền kề nhau.
Ngoài ra, còn có một số công cụ chống phân mảnh miễn phí hiệu quả hơn
tiện ích có sẵn trong Windows. Một trong những công cụ bạn có thể thử
dùng là Contig của hãng Sysinternals. Đây là công cụ sử dụng theo dòng
lệnh có thể làm cho các file nằm liền kề trong ổ cứng. Nếu bạn thích công
cụ dùng giao diện người dùng đồ họa quen thuộc, có thể dùng Power
Defragmenter.
3 cách “giảm béo” và tăng tốc độ ổ cứng
1/ Sử dụng tiện ích Disk Cleanup. Tiện ích này dùng để xóa bỏ các file
tạm thời, các báo cáo lỗi và những file không cần đến nữa. Tiện ích này
rất dễ dùng, mở My Computer, kích chuột phải vào ổ cứng và chọn
Properties. Từ hộp thoại xuất hiện, kích vào nút Disk Cleanup, đợi đến
khi một hộp thoại khác xuất hiện. Liệt kê trong hộp thoại này là những
file có thể xoá an toàn. Chọn từng mục để đọc thêm thông tin.
Muốn tìm thêm các lựa chọn trên Disk Cleanup, chọn thẻ More Options.
Ở đó bạn có thể xoá bỏ các chương trình bạn không sử dụng và những
điểm phục hồi (System Restore point) hệ thống cũ. Việc xóa bỏ các
chương trình không sử dụng và những điểm phục hồi có thể giải phóng
đáng kể dung lượng ổ cứng.
2/ Sử dụng phần mềm miễn phí Ccleaner. Đây là phần mềm không chỉ
xóa file không cần thiết mà tiện ích Disk Cleanup bỏ qua mà còn có thể
tháo cài những phần mềm không cần đến nữa.
3/ Hạn chế lưu những file không cần thiết. Windows đặc biệt không
hiệu quả trong việc lưu trữ dữ liệu và đánh giá số lượng khoảng trống còn
lại. Nguyên nhân là vì Windows chia ổ cứng thành nhiều đơn vị lưu trữ,
gọi là các cung từ (sector) và đặt các file vào từng cung từ riêng. Mỗi
cung từ có dung lượng 512 byte, do đó nếu bạn lưu một file chỉ có 300
byte, 212 byte còn lại không thể dùng được cho các file khác. Tương tự,
nếu một file là 513 byte dung lượng, nó cần đến hai cung từ và phần thừa
còn lại cũng phí mất. Vì thế, bạn lưu càng nhiều file, khoảng trống phí
phạm càng lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hdd_4.PDF