Tóm tắt: Học phần Sức khỏe môi trường cơ bản và phòng chống thảm họa là một
trong các môn học cơ sở ngành quan trọng thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành Y tế
công cộng. Các nội dung của học phần này vừa mang tính lý thuyết lại vừa gắn liền với các
vấn đề thực tiễn xã hội - những vấn đề sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, trong xu thế đổi mới
phương pháp dạy học ở đại học hiện nay đặc biệt là việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ
lấy người học làm trung tâm thì việc vận dụng phương pháp dạy - học dựa trên tình huống
nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong giảng dạy học phần này là
điều rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
12 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu phương pháp dạy - Học dựa trên tình huống trong giảng dạy học phần sức khỏe môi trường cơ bản và phòng chống thảm họa tại bộ môn y tế công cộng, trường đại học Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m kiếm trong quá trình làm việc để
hoàn thành hoạt động này. Các câu hỏi dưới đây giúp định hướng sinh viên trong quá trình
thào luận/làm việc nhóm.
5.1.1.1. Xác định vấn đề
- Nguyên nhân của vấn đề là gì? Tại sao đây lại là vấn đề? Vấn đề được xác định như
thế nào?
- Vấn đề có thể để lại những tác hại/ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Ai sẽ bị ảnh hưởng?
- Cộng đồng và các bên liên quan nhận thức như thế nào về yếu tố nguy cơ?
5.1.1.2. Xác định yếu tố nguy cơ
- Asen là gì và các đặc điểm cơ bản của asen?
- Asen có thể gây ra những ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Biểu hiện bao lâu sau khi
phơi nhiễm? Kéo dài trong thời gian bao lâu?
- Asen được hấp thụ, phân bố, trao đổi và đào thải như thế nào trong cơ thể người?
- Ảnh hưởng sức khỏe tiềm tàng của các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa asen
trong cơ thể?
5.1.1.3. Đánh giá mối quan hệ liều - đáp ứng
- Thử xác định liều phơi nhiễm của asen?
- Liều phơi nhiễm asen ở mức độ nào sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe?
5.1.1.4. Đánh giá phơi nhiễm
- Các nguồn phát thải asen ở Hà Nam là gì? Asen có thể tồn tại ở đâu trong môi
trường tỉnh Hà Nam?
- Người dân Hà Nam có thể tiếp xúc với asen ở đâu? Bằng con đường nào? Với mức
độ nào?
- Nhóm nào có nguy cơ phơi nhiễm với asen cao?
- Làm thế nào dể nhận biết một người bị nhiễm độc asen?
5.1.1.5. Mô tả nguy cơ
- Nguy cơ sức khỏe mà người dân ở Hà Nam đang phải đối mặt do phơi nhiễm asen
trong nước ngầm?
- Những hạn chế của hoạt động đánh giá nguy cơ này?
5.1.1.6. Sự tham gia của các bên liên quan và truyền thông nguy cơ
- Anh/chị cho biết các bên liên quan mà anh chị cần tham vấn trong quá trình đánh
giá nguy cơ này?
- Nguy cơ này cần được truyền thông đến đối tượng nào? Cần sử dụng các kênh
truyền thông nào? Nội dung truyền thông là gì?
5.1.2. Kế hoạch thời gian
Giảng viên đưa ra tình huống, gợi ý hướng giải quyết và hướng dẫn tài liệu tham khảo
cho sinh viên trước 02 tuần (02 buổi học) để các em làm việc theo nhóm thảo luận trước và
chuẩn bị bài trình bày ở nhà, nhằm tiết kiệm thời gian thảo luận trên lớp, dành nhiều thời gian
cho tranh luận và phản biện.
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 177
5.1.3. Sản phẩm
Mỗi nhóm sinh viên cần chuẩn bị 25 - 30 slides để trình bày trong khoảng 25 - 30 phút
trước các ban ngành đoàn thể liên quan tại Hà Nam về vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm
và những vấn đề sức khỏe do phơi nhiễm asen.Sau buổi trình bày, 2 nhóm phụ trách chủ đề
này cần nộp bản in và file báo cáo.
5.2. Hoạt động 2.Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm asen
trong nước ngầm
5.2.1. Các hoạt động cụ thể
Sinh viên làm việc trong nhóm khoảng 3 - 5 người, cùng thảo luận dựa trên những tài
liệu liên quan do giảng viên cung cấp và sinh viên tự tìm kiếm trong quá trình làm việc để
hoàn thành hoạt động này. Các câu hỏi dưới đây giúp định hướng sinh viên trong quá trình
thào luận/làm việc nhóm.
- Những giải pháp đã và đang áp dụng trên Thế giới và ở Việt nam để giảm thiểu nguy
cơ phơi nhiễm asen trong nước ngầm cho người dân? Ưu nhược điểm của các giải pháp này?
- Tìm hiểu những giải pháp giảm thiểu nhiễm độc asen đã và đang áp dụng tại địa
phương?
- Dựa trên điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung và tại Hà Nam nói riêng, theo
nhóm anh/chị, Hà Nam cần thực hiện những giải pháp gì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc
asen cho người dân?
5.2.2. Kế hoạch thời gian
Giảng viên đưa ra tình huống, gợi ý hướng giải quyết và hướng dẫn tài liệu tham khảo
cho sinh viên trước 02 tuần (02 buổi học) để các em làm việc theo nhóm thảo luận trước và
chuẩn bị bài trình bày ở nhà, nhằm tiết kiệm thời gian thảo luận trên lớp, dành nhiều thời gian
cho tranh luận và phản biện.
5.2.3. Sản phẩm
Mỗi nhóm sinh viên cần chuẩn bị 25 - 30 slides để trình bày trong khoảng 25 - 30 phút
trước các ban ngành đoàn thể liên quan tại Hà Nam về các đề xuất giải pháp giảm thiểu nguy
cơ phơi nhiễm asen trong nước ngầm ở Hà Nam.Sau buổi trình bày, 2 nhóm phụ trách chủ đề
này cần nộp bản in và file báo cáo.
6. Đánh giá
- Đánh giá cá nhân: thông qua hoạt động thảo luận trên lớp giảng viên có cơ sở đánh
giá các cá nhân. Việc đánh giá phải được tiến hành công khai, có tham khảo ý kiến của các
nhóm khác. Bên cạnh đó, giảng viên có thể hỏi bất cứ vấn đề nào đối với bất cứ cá nhân nào
liên quan đến nhóm thực hiện và nhóm đóng vai phản biện để đánh giá phân loại cá nhân
trong nhóm.
- Đánh giá nhóm: nhóm trình bày sẽ được đánh giá dựa vào nội dung slides và phần
trình bày cũng như phần trả lời câu hỏi của các “ban ngành liên quan” và của giảng viên.Các
nhóm đóng vai “các ban ngành liên quan” được đánh giá dựa vào các câu hỏi và phần thảo
luận mà nhóm đưa ra cho nhóm trình bày. Thông qua các tiêu chí cho điểm trước khi thảo
luận đã đề ra, giảng viên tiến hành đánh giá công khai cho từng tiêu chí ví dụ như: trình bày
đúng giờ, nội dung trình bày dễ hiểu, trả lời các câu hỏi phản biện, tinh thần hợp tác và hỗ trợ
nhóm,...
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 178
4. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai áp dụng phương pháp dạy - học
dựa trên tình huống
4.1. Thuận lợi
Các nội dung nghiên cứu của học phần Sức khỏe môi trường cơ bản và phòng chống
thảm họa vừa mang tính lý thuyết lại vừa gắn liền với các vấn đề thực tế xã hội, cộng đồng
đang phải đối mặt cho nên việc áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong môn học
này mang ý nghĩa tích cựcvà rất khả thi.
Các tình huống liên quan đến các nội dung học tập cũng dễ dàng tiếp cận và có thể xây
dựng tốt dựa trên những bối cảnh thực tiễn y tế công cộng.
Sinh viên y tế công cộng năm thứ hai đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng như:
kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, nên việc tiếp cận với phương pháp học tập
này sẽ trở nên thuận lợi hơn và khả năng đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tiện nghi, các trang thiết bị, phương tiện học tập phong
phú và hiện đại là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện phương pháp giảng dạy này.
4.2. Khó khăn
Phương pháp dạy - học dựa trên tình huống khó có thể giúp giảng viêntruyền tải đầy
đủ những kiến thức cơ bản, thiết yếu về bài học. Vì vậy nó cần được phối hợp với các phương
pháp khác, ví dụ phương pháp thuyết giảng, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề,
Với các lớp đông, sẽ rất khó để mọi sinh viên đều có cơ hội phát biểu hoặc tham gia
đầy đủ các hoạt động học tập đồng thời giảng viên sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức lớp học
theo phương pháp này. Việc phân chia theo khu vực và sinh viên ngồi theo nhóm với nhau là
một biện pháp hữu hiệu, ngoài ra giảng viên phải làm việc tích cực hơn, di chuyển nhiều hơn
trong lớp học.
Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi có nhiều thời gian, trong khi thời lượng dành
cho các học phần nhìn chung lại có xu hướng giảm bớt. Điều này đòi hỏi sinh viên phải dành
thêm thời gian tự học để chuẩn bị trước những yêu cầu do giảng viên đặt ra. Việc tư vấn cho
sinh viên cách tự đọc tài liệu, tự tìm tài liệu tham khảo và cách thức làm việc nhóm sẽ giúp
sinh viên học tập hiệu quả hơn, quản lý thời gian tốt hơn.
Để xây dựng được những tình huống có hiệu quả cao, giảng viên cần đầu tư nhiều thời
gian để tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau từ thực tiễn cuộc sống và lĩnh vực nghề
nghiệp có liên quan hoặc cần được tập huấn để tự sáng tạo những tình huống phù hợp với
môn học.
5. Kết luận
Hiện nay, có nhiều phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy
tính chủ động, độc lập và sáng tạo của sinh viên, điều đó có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi
mới phương pháp dạy học ở đại học và cũng nhằm đáp ứng cho việc đào tạo theo học chế tín
chỉ. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả bước đầu mô tả phương pháp và nhận định khả
năng vận dụng trong giảng dạy học phần Sức khỏe môi trường cơ bản và phòng chống thảm
họagiúp bài giảng thêm hiệu quả hơn, sinh viên có thể nắm kiến thức và vận dụng kiến thức
một cách linh hoạt và sáng tạo dựa vào năng lực của bản thân.
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 179
Việc áp dụng phương pháp dạy - học dựa trên tình huốngsẽ làm phong phú thêm
phương pháp giảng dạy, tạo thêm lựa chọn cho giảng viên và tác động tích cực tới người học.
Đối với giảng viên, việc áp dụng phương pháp này là cơ hội học tập nâng cao kiến thức và kỹ
năng áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đồng thời cũng đòi hỏi giảng viên phải vận
động, sáng tạo trong lựa chọn áp dụng phương pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với môn
học và với từng đối tượng người học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường
Ngoài ra, việc đưa ra tình huống để sinh viên đọc tài liệu và giải quyết sẽ tạo nhiều
hứng thú trong học tập đồng thời giúp sinh viên có điều kiện gắn những kiến thức lý thuyết
vào thực tế. Tạo tính chủ động nghiên cứu và phát huy được hết những lợi ích của làm việc
nhóm, định hướng học tập cho sinh viên cụ thể hơn. Việc phát triển các phương pháp dạy học
tích cực, học tập hợp tác không chỉ còn có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường
mà còn chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình công tác, làm
việc sau khi ra trường.
Để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa của phương pháp dạy - học dựa trên tình huống,
người dạy nên kết hợp với các phương pháp giảng dạy tích cực khác phù hợp với nội dung và
mục tiêu truyền tải kiến thức của môn học.
6. Tài liệu tham khảo
[1]. Lê Văn Hảo, 2006, Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá. Trường Đại học
Nha Trang.
[2]. Trường Đại học Y tế công cộng, 2011, Sức khỏe môi trường (Tài liệu gảng dạy
cho đối tượng cao học). NXB. Lao động Xã hội.
[3]. Nguyễn Thị Phương Hoa, 2011, Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng
dạy môn giáo dục học tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Đại học Quốc gia.
INTRODUCING SCENARIO BASED LEARNING (SBL) IN TEACHING BASIC
ENVIRONMENTAL HEALTH AND DISASTER PREVENTION MODULE AT
PUBLIC HEALTH DIVISION, THANG LONG UNIVERSITY
Ngo Thi Thu Hien
Dept. of Public Health, Thang Long University
Abstract: Module of basic environmental health and disaster prevention is one of the
important subjects belongs to training programs of Bachelor of Public Health. The content of
this module has both theoretical and the practical social problems associated with the public
health. Besides, the trend of innovative teaching methods in universities today specially the
application of credit training system is learner-centered, then applying the method of scenario
based learning (SBL) in this section is essential topromote self-learning ability, self-study of
students and contribute to improving the quality of education and training.
Keywords: environmental health, scenario, scenario based learning.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_yeu_2014_phan_2_15_0991.pdf