Giới thiệu một số hoạt động nâng cao nhận thức về luật sở hữu trí tuệ cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

Bài viết giới thiệu một số hoạt động nâng cao nhận thức về Luật Sở hữu trí tuệ cho

sinh viên thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức đa dạng phong phú nhằm

nâng cao hiểu biết về pháp luật Sở hữu trí tuệ, nhằm giúp cho sinh viên ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ

của bản thân và tôn trọng tài sản trí tuệ của người khác.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu một số hoạt động nâng cao nhận thức về luật sở hữu trí tuệ cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt, đối với sinh viên nói riêng, những trò chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chức năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp,... Một số trò chơi có thể tổ chức trong nhà trường là: trò chơi học tập; vận động; khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập; trò chơi mô phỏng game truyền hình như: Chiếc nón kỳ diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông vàng,... Với các trò chơi – cuộc thi mô phỏng game truyền hình nội dung rất phong phú đa dạng, vừa có thể thực hiện việc củng cố, khám phá kiến thức của tất cả các môn học vừa có thể triển khai các nội dung giáo dục tuyên truyền như Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, tổ chức trò chơi – cuộc thi cho sinh viên trong nhà trường là một hình thức tổ chức có tính phổ biến và có ý nghĩa giáo dục tuyên truyền tích cực. Diễn đàn, hội thảo, tọa đàm: là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của sinh viên thông qua việc sinh viên trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người khác có liên quan. Diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua đó sinh viên có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của mình; đồng thời đây cũng là dịp để sinh viên biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau và học hỏi từ các chuyên gia chuyên ngành trong lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, như một sân chơi tạo điều kiện để sinh viên được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác đồng thời tiếp thu được nhiều ý kiến hay của chuyên gia. Để phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính độc lập của sinh viên, trong hầu hết quá trình của diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, sinh viên là người chủ trì, từ khâu chuẩn bị, xây dựng chủ đề diễn đàn, hội thảo, tọa đàm đến khâu dẫn dắt, điều hành và đánh giá kết quả dưới sự hướng dẫn của TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Thị Thanh Tâm và tgk 124 chuyên gia về các nội dung liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ. Sân khấu tương tác (sân khấu diễn đàn): là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để sinh viên đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lý tình huống thực tế gặp phải trong bất kỳ nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của sinh viên được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện những kỹ năng như: kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống liên quan đến việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ. Hội thi/cuộc thi: là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Tổ chức hội thi cho sinh viên tìm hiểu pháp luật sở hữu trí tuệ là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của mỗi trường đại học, trong quá trình tổ chức hoạt động sáng tạo. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn sinh viên tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho sinh viên; thu hút tài năng và sự sáng tạo của sinh viên; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của sinh viên, góp phần bồi dưỡng cho sinh viên động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát... có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ. Khi tổ chức hội thi/cuộc thi nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác (như văn nghệ, trò chơi,...) để cuộc thi/ hội thi phong phú, đa dạng, thu hút được nhiều sinh viên tham gia hơn. Trên đây là một số phương pháp cơ bản phù hợp với việc tổ chức các hoạt động trong tuần lễ sinh hoạt hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể và tùy theo điều kiện cũng như khả năng của sinh viên, chúng ta có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp. Điều quan trọng là các phương pháp được lựa chọn phải giúp cho việc phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo và phải khai thác tối đa kinh nghiệm của sinh viên. 4. KẾT LUẬN Việc giáo dục để sinh viên hiểu biết, tôn trọng pháp luật, hành động theo pháp luật là một việc làm cần thiết, trong đó giáo dục, tuyên truyền, phổ biến về Luật Sở hữu trí tuệ cho sinh viên có ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ của bản thân và tôn trọng tài sản trí tuệ của người khác. Biết khai thác hợp pháp các sáng tạo mang tính giáo dục sâu sắc, mang ý nghĩa xã hội và quốc tế to lớn đòi hỏi những người làm trong công tác giáo dục phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm kiếm phương hướng phổ biến và nâng cao nhận thức cho sinh viên, đồng thời cũng là vai trò đặc biệt quan trọng của trường đại học trong việc triển khai chính sách của Nhà nước về đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về Luật sở hữu trí tuệ đây chính là cơ sở để sinh viên thế hệ mới, thế hệ tương lai của đất nước có nhận thức đúng đắn, thái độ phù hợp và hành vi tích cực đối với Luật Sở hữu trí tuệ [5]. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 21, Tháng 5 - 2020 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Quế Anh (2008), Nhu cầu đào tạo về Sở hữu trí tuệ trong các trường Đại học Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 50/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 29-8-2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, học viện, cao đăng và trung cấp chuyên nghiệp. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể. [4] Chen, W., R. Gouma, B. Los và M. Timmer (2017), Đo lường thu nhập cho vô hình trong sản xuất hàng hóa: Cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu, Tài liệu nghiên cứu kinh tế của WIPO số 36. Geneva: WIPO. [5] Phạm Thị Thúy Hằng (2014), Giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên thông qua tích hợp Luật Sở hữu trí tuệ vào nội dung môn Giáo dục học ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [6] Nguyễn Thị Hằng (2015), Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên phổ thông, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Trường, Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Nguyễn Thị Huyền (2019), Tích hợp sở hữu trí tuệ vào chương trình CDIO để thúc đẩy đổi mới cho sinh viên STEM, Hội nghị STEMCON 2019, Lực lượng lao động kỹ thuật số trong tương lai: Ý nghĩa và cơ hội trong STEM, Đại học bang Arizona - Đại học Mỹ tại Việt Nam. [8] John Dewey (1916), Democracy and Education, The Free Press. [9] Jacques Ellul (1973), Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes. New York: Vintage Books. [10] Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ, một công cụ phát triển kinh tế hữu hiệu, Nxb WIPO. [11] Đinh Hữu Phí (2019), Các hoạt động IP cần phải cải thiện để phát triển và hội nhập quốc tế. Tạp chí Luật và Pháp luật Việt Nam, Việt Nam. [12] Giản Tử Trung (2017), Trí tuệ: Sáng tạo hay ăn cắp? tại viet/tri- tue-sang-tao-hay-an-cap/30, ngày truy cập 4-3-2020. [13] WIPO (2017), Những điều chưa biết về Sở hữu trí tuệ, tại ngày truy cập 4-3-2020. [14] WIPO, IP Policies for Universities and Research Institutions, tại ngày truy cập 4-3-2020. Ngày nhận bài: 03-4-2020. Ngày biên tập xong: 06-5-2020. Duyệt đăng: 26-5-2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgioi_thieu_mot_so_hoat_dong_nang_cao_nhan_thuc_ve_luat_so_hu.pdf
Tài liệu liên quan