Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông (THPT) là một
trong những vấn đề mà người làm tâm lý học đường phải đảm trách. Bài viết
cung cấp một tiếp cận khác trong việc can thiệp về vấn đề định hướng nghề
nghiệp cho người trẻ (học sinh, sinh viên) thông qua mô hình “HBCD”, hiện
đang được vận dụng và phát triển tại Phòng Tham vấn tâm lý, giáo dục và
định hướng nghề nghiệp CERM (trong bài sẽ gọi tắt là CERM), với niềm tin
rằng các bạn trẻ có khả năng tự lựa chọn và quyết định tương lai gắn liền
với trách nhiệm bản thân, đồng thời không loại trừ bối cảnh gia đình. Mô
hình can thiệp đặt trên nền tảng của nhãn quan hậu hiện đại và các học
thuyết về kiến tạo xã hội, với cốt lõi là mỗi cá nhân là một cá thể độc đáo.
Con đường sự nghiệp mở ra tại thời điểm một người ý thức được bản thân
đang ở đâu, mang trong mình những đặc trưng gì. Bên cạnh đó, tiếp cận hệ
thống (systemic approach) và liệu pháp câu chuyện kể (narrative therapy)
cũng được lồng ghép, vận dụng trong tiến trình tham vấn để giúp thân chủ
nhận lấy trách nhiệm “sáng tác” câu chuyện chọn trường lựa ngành của
mình, hình dung mình ở đâu trong bức tranh chung của bối cảnh gia đình
và xã hội quanh mình, từ đó sáng tỏ hơn trong từng lựa chọn của bản thân
và can đảm để dấn thân, đeo đuổi những gì mình đã chọn.
17 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu mô hình can thiệp về định hướng nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên Việt Nam (HBCD), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họn của
mình, nhưng nếu không nộp bài thì rõ ràng bài kiểm tra đó không có giá
trị. Bạn có thể nói với mọi người rằng “Bạn đã nghiêm túc làm và chắc
chắn được điểm cao”, nhưng nếu không nộp, bạn không thể chứng minh
những nỗ lực của mình là thật. Việc hướng nghiệp cũng tương tự: bạn có
thể vỗ ngực nói “tôi thật sự rất hiểu bản thân mình”, “nghề đó tôi biết đủ
cả”, “tôi chọn được nghề cho mình rồi”, nhưng nếu không thực sự bước
vào con đường đã chọn thì tất cả chỉ là vô nghĩa.
Dấn thân nghĩa là tiến thân mình lên phía trước nhưng không phải
một cách mù quáng mà cần có sự chuẩn bị. Nếu nói nghề nghiệp là mục
tiêu hướng tới thì chúng ta đang đi trên một cuộc hành trình để đến đích.
Cuộc hành trình không phải ngày một ngày hai là tới mà là một chuyến đi
dai dẳng và có thể có nhiều thử thách. Hành trang mang theo sẽ đóng vai
trò thành công hay không xuyên suốt cuộc hành trình. Bốn món đồ không
thể thiếu chính là: bản đồ, la bàn, đồng hồ và bộ cấp cứu. Bản đồ giúp biết
được nơi ta đang ở đâu, đích đến là điểm nào, cần phải qua những chỗ nào
để có thể đến được nơi mong muốn. La bàn giúp định vị được phương
hướng, là “kim chỉ nam” định vị đường đi. Đồng hồ giúp theo dõi thời
gian của cuộc hành trình, biết được thời điểm ở hiện tại, còn bao lâu thì tới
được nơi mong muốn và đã dành bao nhiêu thời gian cho chuyến đi. Bộ
cứu hộ được sử dụng khi có trường hợp bất trắc xảy ra, sơ cứu vết thương
và không gặp quá nhiều tổn thất khi điều tệ nhất xảy đến. Những hình ảnh
ẩn dụ trên được sử dụng để nhắc nhở cho việc dấn thân không phải là đâm
đầu tới trước, dùng hết sự can đảm (đôi khi là cần thiết để bước ra khỏi nơi
an toàn) để bước đi nhưng không biết tình trạng như thế nào, mà là luôn ý
thức được từng bước trong cuộc hành trình sự nghiệp.
768
Dấn thân được xếp riêng như một bước cuối cùng của một tiến trình
và chỉ nên thực hiện khi mà cá nhân đó đã có những suy tư về các vấn đề
“Tôi biết mình có gì” (Hiểu bản thân), “Tôi biết được ngành nghề cần gì”
(Biết ngành nghề), “Những chọn lựa của tôi như thế nào” bên cạnh việc
mô tả về mơ ước và mục tiêu của bản thân... Dấn thân như một sự động
viên, khích lệ các em để các em bước ra khỏi vùng an toàn của mình, tiến
lên phía trước, bắt đầu trên cuộc hành trình chinh phục nghề nghiệp mà
các em đã chọn lựa.
III. BÀN LUẬN
Hiểu bản thân là việc khó khăn, cần sự kiên trì. Biết ngành nghề là
việc bao la, cần sự tập trung. Chọn lựa cần minh bạch rõ ràng từ sự Hiểu
và sự Biết vì tương lai vốn mù mờ, khó đoán. Để rồi sau khi chọn lựa, việc
Dấn thân cần sự dũng cảm vì quá khứ là không thể ngược trở về. Nắm
được những đặc điểm này của từng giai đoạn trong mô hình, người làm
tham vấn hướng nghiệp thông qua mô hình để nhận ra, lúc nào cần chậm
rãi, duy trì sự kiên trì giúp các em vượt qua những rào cản để khám phá
bản thân; lúc nào cần neo lại, vạch ra những giới hạn rõ ràng để các em tập
trung khi tìm hiểu thông tin về ngành nghề. Không dừng lại đó, tiến trình
sẽ đi tiếp với việc đồng hành để giúp học sinh rõ ràng hơn trước những
chọn lựa, can đảm hơn để dấn thân, đồng thời vẫn lưu tâm đến tính sống
còn sau những quyết định vội vàng. Đây là sơ lược về cách mà mô hình
HBCD xuất hiện như một “bộ khung” về cách thức trong quá trình ứng
dụng vào tham vấn định hướng nghề nghiệp.
Mô hình HBCD là một mô hình mới và vẫn thường xuyên được cập
nhật trong suốt quá trình áp dụng thực tế. Các ưu điểm của cách tiếp cận
theo mô hình HBCD chính là việc nhìn nhận người được hướng nghiệp
như một chủ thể, nhân vật chính trong câu chuyện hướng nghiệp của
mình. Cá nhân hóa câu chuyện của các bạn học sinh, từ đó các bạn sẽ cùng
đồng hành cùng với nhà tham vấn để tìm câu giải đáp cho chính mình.
Các em được lắng nghe, được trao quyền, được có cơ hội để nhìn nhận
bản thân cách nghiêm túc, hiểu được từng lựa chọn của chính mình, thúc
đẩy sự can đảm để bước đi trên con đường mình đã chọn. Câu chuyện là
của các em. Các em có quyền “cấu trúc – viết lại” câu chuyện của mình, đặt
769
vào bối cảnh cá nhân của các em để rồi cũng chính các em nhận lấy trách
nhiệm trong việc định hình câu chuyện của chính mình.
Vừa là ưu điểm, mặt khác, đây cũng chính là một nhược điểm lớn khi
sử dụng mô hình trong công tác giáo dục hướng nghiệp trên diện rộng.
Mô hình đòi hỏi các em phải là người tự nỗ lực tìm kiếm câu trả lời từ
bên trong bản thân, một cung đường dài cần được khám phá và phải đầu
tư một cách nghiêm túc về mặt thời gian, cũng là điều còn bị giới hạn
trong khuôn khổ (những buổi nói chuyện dưới cờ ở trường THPT hiện
nay không khả thi để tiếp cận đầy đủ) lẫn không gian (câu chuyện cá nhân
cần được lắng nghe nghiêm túc để mở ra trong một không gian đủ an
toàn). Bên cạnh đó, người làm hướng nghiệp ứng dụng mô hình HBCD
trong quá trình lắng nghe câu chuyện của học sinh cũng cần được đào tạo
bài bản sao cho vừa đủ sự “tò mò dễ thương” để khơi gợi câu chuyện nơi
người kể, vừa đủ tỉnh táo để giữ cho mình không xâm lấn hay bị cám dỗ
trong việc cho lời khuyên.
Để đánh giá cũng như tinh chỉnh mô hình, khi hoàn tất chương trình
giáo dục hướng nghiệp ở mỗi lớp, chúng tôi luôn làm khảo sát nhỏ để các
em ghi nhận lại những gì mình học được và cảm nhận của các em và lưu
trữ lại. Chúng tôi ghi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, cũng như
có những điều tác giả có thể bổ sung, hoàn thiện mô hình hơn. Dưới đây
là một vài bình luận của các em học sinh lớp 12 sau khi tham dự mô-đun
hướng nghiệp của trường, trong đó tích hợp vận dụng mô hình HBCD.
– Theo em nghĩ nghề nghiệp trước hết phải do bản thân chọn, có lẽ sau
này cuộc sống thay đổi khiến ta làm trái nghề, thậm chí là làm nghề chưa
bao giờ mình nghĩ mình sẽ làm. Nhưng định hướng về ngành, về tính chất
công việc thì là do bản thân tự quyết định chứ không có nghề nào có thể điều
khiển hay tự hướng con người theo nó cả.
– Trước hết em nghĩ bản thân của mỗi người phải tự tìm hiểu xem
mình muốn trở thành người như thế nào, thích làm công việc nghiên cứu
hay làm công việc có thể giúp đỡ mọi người, hay làm những công việc khác
Lúc đó, mình mới dành toàn bộ tâm huyết vào nó thì mình mới tiến xa và
thành công trong công việc. Để làm được điều đó thì mỗi người phải làm chủ
bản thân, làm chủ cuộc sống, làm chủ quyết định và nghề nghiệp mà mình
mong muốn.
770
– Em thấy rất bổ ích cho em, em đã biết mình cần làm gì. Em nghĩ mình
sẽ cố gắng thực hiện điều mình muốn, thật sự ước mơ của em không được gia
đình ủng hộ hoàn toàn nhưng giờ đây, em cảm thấy mình có thêm động lực,
Không biết sẽ thành công hay không nhưng em sẽ thử.
Mô hình HBCD vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và cần nhiều
nghiên cứu bổ sung, kể cả mặt định tính lẫn định lượng để hoàn thiện hơn.
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chưa đi sâu vào phân tích rõ về cách thức
vận hành trên một ca thực tế hay việc ứng dụng trực tiếp trong công tác
giảng dạy như thế nào. Tác giả nhấn mạnh vào việc trả lời câu hỏi “liệu có
phương án nào khác trong việc can thiệp định hướng nghề nghiệp hiện
nay”. Câu trả lời là giới thiệu một cách tổng quát về mô hình HBCD.
IV. KẾT LUẬN
Hướng nghiệp vẫn luôn là một đề tài quan trọng và được mọi người
quan tâm, chú trọng. Có rất nhiều hướng tiếp cận cũng như nhiều đối
tượng làm công tác này. Với góc nhìn của một nhà tâm lý học đường, mô
hình HBCD đem đến một cách tiếp cận khác hơn, góp phần giúp đỡ các
em học sinh – sinh viên (lứa tuổi THPT trở lên) có thể tự khám phá câu
chuyện của chính mình với sự tự tin, chủ động. Như các cách tiếp cận hậu
hiện đại khác, mô hình HBCD đề cao vào sự tự quyết, tò mò, khám phá về
câu chuyện của chính bản thân mình, đem lại khả năng tự chủ, tin tưởng
vào những quyết định của bản thân để vẽ nên câu chuyện của cuộc đời
mình. Vai trò của nhà tham vấn như một người đồng hành, đồng kiến tạo
nên những sắc màu của các em trong vị thế khiêm nhường, tò mò và tương
trợ. Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, khi mà thông tin lan tràn,
chúng ta hướng đến cách mạng tri thức thì nguồn lực về sự tập trung chú ý
là cần thiết. Khi đó, mô hình HBCD được xây dựng để giúp các em có thể
tận dụng được tất cả những gì của bản thân, để kiến tạo nên một tương lai
mà các em đang mong ước.
771
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bộ giáo dục và đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải
nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
CT-Hoat-dong-trai-nghiem-pdf.pdf
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2015). Kĩ năng tư vấn cá nhân về
khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp cho học sinh trung học. NXB
Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
ILO (10 tháng 8, 2021), Bộ sách hướng nghiệp – Sách tra cứu nghề (bản đầy đủ)
https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_756142/lang-
-vi/index.htm
Luật Việt Nam (10 tháng 8, 2021). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). https://luatvietnam.vn/giao-
duc/thong-tu-32-2018-tt-bgddt-ban-hanh-chuong-trinh-giao-duc-pho-
thong-moi-169745-d1.html
Thư viện Pháp luật (10 tháng 8, 2021), Quyết định phê duyệt đề án “Giáo dục
hướng nghiệp và Định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
giai đoạn 2018-2025” https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-
Tien-luong/Quyet-dinh-522-QD-TTg-2018-Giao-duc-huong-nghiep-va-
dinh-huong-phan-luong-hoc-sinh-pho-thong-382053.aspx
Tài liệu tiếng Anh
Arroba, T. (1977). Styles of decision making and their use: An empirical study.
British Journal of Guidance & Counselling, 5(2), 149-158.
Brown, S. D., & Lent, R. W. (2nd edition, 2013). Career development and counseling:
Putting theory and research to work. Hoboken, NJ: Wiley.
Corey, G., & California State University (10th edition, 2013). Theory and practice
of counseling and psychotherapy. Cengage Learning.
ILO (2021). World Employment and Social Outlook – ILO. https://www.ilo.org/
publication/wcms_734455
NASP (2021). Who Are School Psychologists. https://www.nasponline.org/about-
school-psychology/who-are-school-psychologists
Wigfield, A., & Eccles, J. S. (2000). Expectancy-value theory of achievement
motivation. Contemporary Educational Psychology, 25(1), 68-81.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gioi_thieu_mo_hinh_can_thiep_ve_dinh_huong_nghe_nghiep_cho_h.pdf