Mạy pì có kích thước nhỏ, nhưng tăng trưởng nhanh, vách dày, dẻo,
dễ uốn nên được dùng nhiều trong gia đình để đan lát, xây dựng, làm hàng
mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy. Đặc biệt ở các thôn bản có nghề làm hương,
thường trồng loài tre này để làm tăm.
Măng mạy pì ăn ngon được nhân dân rất ưa chuộng. Mạy pì có dáng
bụi và thân đẹp, có thể đưa vào trồng làm cây cảnh trong các công viên,
vườn gia đình. Các nhà chọn giống tre của Trung Quốc đang có ý định lai
giữa mai xanh –bát độ (Dendrocalamus latinorus) và mạy pì để tạo một loài
tre lai có năng suất cao và phẩm chất măng ngon hơn.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu Mạy Pì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạy Pì
Tre mỡ, tre mỡ lạng sơn, tre mỡ nhỏ, mạy tì,
mạy vì, mạy nhùng (Tày, Nùng)
Công dụng
Mạy pì có kích thước nhỏ, nhưng tăng trưởng nhanh, vách dày, dẻo,
dễ uốn nên được dùng nhiều trong gia đình để đan lát, xây dựng, làm hàng
mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy. Đặc biệt ở các thôn bản có nghề làm hương,
thường trồng loài tre này để làm tăm.
Măng mạy pì ăn ngon được nhân dân rất ưa chuộng. Mạy pì có dáng
bụi và thân đẹp, có thể đưa vào trồng làm cây cảnh trong các công viên,
vườn gia đình. Các nhà chọn giống tre của Trung Quốc đang có ý định lai
giữa mai xanh – bát độ (Dendrocalamus latinorus) và mạy pì để tạo một loài
tre lai có năng suất cao và phẩm chất măng ngon hơn.
Hình thái:
Thân ngầm dạng củ, thân tre mọc cụm; gần đứng thẳng, chiều cao 6-
12m, đường kính (3)6-8cm, ngọn cong hình cung hay rủ xuống. Thân cây có
màu xanh mượt khi non và xanh hay vàng nhạt khi già. Lóng hình ống tròn,
dài 30-45cm, không lông; lúc non phủ dày phấn trắng, nhất là phần bị che
bởi bẹ mo; bề dày vách thân 5-5,6mm; vòng thân phẳng, vòng mo hơi nổi.
Cành nhiều, mọc từ các lóng giữa thân, mọc cụm ở các đốt; cành
chính không rõ. Bẹ mo sớm rụng, chất da, lúc non màu xanh lục, dạng lưỡi
xẻng, mặt lưng phủ lông gai nhỏ màu nâu, áp sát, nhất là phần gốc; tai mo
rất nhỏ dài 3mm, rộng 1 mm, dễ rụng; lưỡi mo cao 3-8mm, mép phủ lông
dạng lông mi nhỏ khá dài (6-8mm); phiến mo lật ra ngoài, hình lưỡi mác
dạng trứng hay hình lưỡi mác, dài 6-10cm, mặt lưng không lông, gốc mặt
bụng và mép đều có lông gai nhỏ. Lá 3-8, bẹ lá lúc đầu có lông gai nhỏ,
thưa; về sau không lông; không có tai lá và lông mi; lưỡi lá cao 1 mm, mép
trên có xẻ răng nhỏ; phiến lá hình lưỡi mác, trung bình dài 10-25cm; rộng
1,5-3cm (nhưng to nhất có thể tới 35x7cm), gốc tròn, đầu nhọn dài nhỏ, hai
mặt đều không lông, mặt dưới gần như có phấn trắng, màu lục xám, gân cấp
hai 8-12 đôi, gân ngang nhỏ có thể thấy rõ mặt dưới phiến lá.
Cành cụm hoa dài nhỏ, không lá, chiều dài lóng 2-3,5cm, một phía
hơi dẹt hay có rãnh dọc rộng, phủ lông mềm màu rỉ sắt, dày đặc, mỗi đốt
đính 5-10 bông nhỏ, bông nhỏ dẹt, hình tròn dài dạng trứng, dài khoảng
1,2cm; rộng 4-7mm, lúc tươi màu tím, sau khi khô trở thành màu vàng nâu,
chứa 4 hay 5 hoa, mày ngoài chất giấy hơi cứng, hình trứng rộng hay hình
tim, dài 9-11 mm, rộng 5- 6mm, gần không lông; mày trong mỏng, hình lưỡi
mác hẹp, dài 6-8mm, rộng 2mm, lưng có lông nhỏ thưa, mép và trên 2 gờ
đều có lông mảnh, giữa gờ có 3 gân không rõ, bao phấn mầu vàng, dài 5-
6mm, trung đới nhô lên trên thành mũi nhọn nhỏ không lông; nhuỵ, trừ gốc
ra, toàn bộ có lông nhung nhỏ, bầu hình trứng, vòi dài, nhỏ, đầu nhuỵ 1 ,
thường cong cuộn, có lông nhung dạng bàn chải. Quả hình trứng dạng tròn
thuôn, dài khoảng 5mm; đường kính 3,5mm; đầu có mỏ.
Phân bố:
- Việt Nam: Mạy pì được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới phía Bắc
như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ,
Bắc Giang; tập trung nhiều nhất ở Lạng Sơn và Cao Bằng. Đặc biệt ở các
huyện: Trùng Khánh, Hà Quảng, Thạch An (Cao Bằng), Tràng Định, Văn
Quan, Bắc Sơn, Văn Lãng và quanh thị xã Lạng Sơn (Lạng Sơn).
- Thế giới: Mạy pì chỉ phân bố ở Nam Trung Quốc (Quảng Đông,
Quảng Tây và Vân Nam). hầu như chỉ gặp mạy pì ở trạng thái cây trồng. Rất
ít khi gặp trong trạng thái tự nhiên. Người ta cho rằng, các tỉnh phía Bắc
nước ta và miền Nam Trung Quốc có thể là trung tâm phân bố của loài mạy
pì.
Đặc điểm sinh học:
Cây ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa có mùa đông lạnh, địa hình đồi
núi thấp. Độ cao phân bố của mạy pì ở Việt Nam từ 100-500m. Theo tài liệu
Trung Quốc, mạy pì có thể lên độ cao đến 1 .200m so với mặt biển. Cây ưa
sáng hoặc hơi chịu bóng và ẩm, trên đất sâu dày, có nhiều mùn. Thường chỉ
được trồng phân tán từng khóm hoặc vài khóm xung quanh nhà, trong vườn,
dọc bờ ao, bờ suối hoặc ven đường đi.
Mỗi khóm có thể đến 40-60 cây. Nếu không khai thác, mạy pì có thể
mọc trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất phong hoá từ đá vôi. Có
thể trồng mạy pì ven chân núi hay trên sườn núi có độ dốc cao 30-350 (xã
Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng). Nơi đất ẩm, độ dốc không
cao, mạy pi phát triển rất tốt. Cây không chịu úng, nếu bi đọng nước cây sẽ
bị chết. Khi non, mạy pì là loài tre hơi ưa bóng, có thể trồng ở bìa rừng, xen
với cây gỗ hay loài tre khác có nhiều cao lớn hơn chúng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 75_0228.pdf