Giới thiệu IFRS vào chương trình đào tạo ngành Kế toán của các trường đại học Việt Nam

International Financial Report Standards (IFRS) là một bộ các chuẩn mực kế toán

(CMKT) quốc tế, được phát triển bởi Ủy ban CMKT quốc tế (IASB). Mục tiêu của IFRS là

cung cấp bộ khuôn mẫu lý thuyết có tính toàn cầu cho các công ty đại chúng để lập và

trình bày BCTC (BCTC). Việt Nam đang trong lộ trình hội nhập về kinh tế quốc tế, định

hướng của Chính phủ là sẽ áp dụng IFRS trong thời gian tới. Bài viết này nghiên cứu

cách thức đưa IFRS vào Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán của các trường đại

học Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu cách thức đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của

một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Hong Kong. Đồng thời, bài viết mô tả thực trạng công tác

đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải phát để đưa

IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam. Các đề xuất cụ thể là:

thay đổi quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy-học; hạn chế sự chồng chéo về nội dung

các môn học; mục tiêu của mỗi môn học cần được xác định rõ ràng, cụ thể; lồng ghép các

học phần IFRS vào CTĐT và bắt đầu giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2; tuyên truyền cho

sinh viên thấy được lợi ích của việc áp dụng IFRS vào nghề nghiệp.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu IFRS vào chương trình đào tạo ngành Kế toán của các trường đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ, ICAEW có cấp chứng chỉ và thu học phí cao. Thậm chí, một số trường xem việc giảng dạy kế toán quốc tế là một tiêu chí để cạnh tranh trong tuyển sinh nhằm thu hút sinh viên. Tuy nhiên, số lượng các trường thực hiện chưa nhiều bởi sự quan tâm, khả năng để tham gia vào các chương trình như vậy của sinh viên còn rất hạn chế. Nguyên nhân ở đây có thể là sinh viên chưa nhận thức được vai n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 254 trò của việc hội nhập với CMKT quốc tế một cách sâu sắc, đồng thời CTĐT của các trường vẫn thiên về kế toán Việt Nam nên sinh buộc phải học và không đủ thời gian, năng lực tài chính để tiếp cận các chương trình kế toán quốc tế này. Tóm lại, CTĐT ngành kế toán của các trường đại học hiện nay vẫn nặng về kế toán Việt Nam và các môn học kế toán có nội dung và cách tiếp cận chưa phù hợp với hội nhập quốc tế. Một số trường có lồng ghép các môn kế toán quốc tế vào CTĐT, hoặc có các chương trình kế toán quốc tế liên kết với các trường và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán quốc tế. Như vậy, nếu IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam thì các trường đại học cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khi mong muốn sinh viên mình phải đạt được các chuẩn về kế toán quốc tế như chuẩn đầu ra đã công bố. Đề xuất một số giải pháp để đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán đối với các trường đại học Việt Nam Nhìn vào thực trạng công tác đào tạo kế toán của các trường đại học Việt Nam hiện nay và dựa trên kinh nghiệm của các nước đã đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để có thể từng bước đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán như sau: Một là, cần thay đổi ngay quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy - học hiện nay. Giảng viên nên giúp sinh viên nhận thức việc hiểu biết kiến thức căn bản về khái niệm, chu tŕnh, phương pháp, nguyên tắc trong kế toán, cũng như khả năng giải thích bản chất các vấn đề quan trọng hơn là chỉ biết thực hiện theo các quy định cứng nhắc như cách dạy – học hiện nay. Muốn như vậy, giảng viên các trường phải áp dụng nhiều hình thức giảng dạy, trong đó quan trọng nhất là tổ chức hoạt động dạy học làm sao để đẩy thế chủ động về phía sinh viên, kết hợp đưa nhiều tình huống thực tế về kế toán vào công tác giảng dạy. Đồng thời, sinh viêncũng cần nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu thì khả năng tiếp cận IFRS sau này mới hiệu quả. Hai là, rà soát lại nội dung của từng môn học, học phần và hạn chế sự chồng chéo về nội dung các môn học,mục tiêu của mỗi môn học, học phần cần được xác định rõ ràng, cụ thể. Nếu thực hiện đúng vai trò thì môn Nguyên lý kế toán là môn nền tảng về khoa học kế toán, nó trang bị những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, nguyên tắc, phương pháp và chu trình kế toán; giúp người học hiểu được căn nguyên, bản chất và ý nghĩa kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung của môn Nguyên lý kế toán không cần phải đưa quá nhiều những quy định của văn bản pháp luật vào và không nên quá coi trọng kế toán phải tuân thủ đúng các quy định đó.Tiếp theođó, khi sinh viên học môn Kế toán tài chính, họ mới bắt đầu xử lý tình huống dựa vào những quy định trên cơ sở hiểu rõ những nguyên tắc và bản chất của kế toán đã được học ở môn Nguyên lý kế toán. Điều này dẫn tới việc cần thiết phải thay đổi cách thức và phương pháp triển khai môn Kế toán tài chính theo hướng là để sinh viên tự nghiên cứu và giải thích ý nghĩa và nguyên nhân của những quy định cụ thể, thay vì chỉ biết tuân thủ đúng quy định như hiện nay.. Ba là, khi xây dựng CTĐT của ngành kế toán, các trường cần xem xét lồng ghép các học phần kế toán quốc tế có liên quan đến IFRS vào CTĐT. Học hỏi kinh nghiệm từ Mỹ, các môn IFRS nên được thiết kế riêng từng chuyên đề, hay từng học phần tách biệt với VAS và áp n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 255 dụng ngay cho sinh viên năm thứ hai sau khi học xong môn Nguyên lý kế toán. Đồng thời, các môn IFRS nên đượchọc song song với các học phần kế toán Việt Nam (VAS). Các chuyên đề của IFRS phải được nghiên cứu kỹ để phân loại theo cấp độ, từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với tiến trình học tập của sinh viên theo khóa học. Đối với các trường đã ký kết hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Úc sẽ có nhiều thuận lợi khi lồng ghép các môn học của các tổ chức này vào CTĐT vì sinh viên được học theo giáo trình quốc tế do các tổ chức trên cung cấp và các giáo trình này luôn được cập nhật theo IFRS. Tuy nhiên, các trường cần có những phương pháp dạy-học phù hợp để đảm bảo kết hợp tính hàn lâm trong khoa học và tính thực tiễn khi thực hành nghề nghiệp trong quá trình áp dụng các môn học của các tổ chức nghề nghiệp này. Nếu các trường làm được như vậy, sinh viên sẽ có kiến thức song song của VAS và IFRS sau khi tốt nghiệp. Bốn là, các trường đại học, các doanh nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường việc tuyên truyền cho sinh viên ý thức được tính cấp thiết và lợi ích của việc áp dụng IFRS vào nghề nghiệp của mình sau này, thông qua các hình thức như tổ chức hội thảo chuyên môn, báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm để tuyên truyền cho sinh viên hiểu và ý thức được thái độ học tập của mình. Song song đó, các trường cũng cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW., để tổ chức các chương trình hoặc khóa học về IFRS cho sinh viên và hỗ trợ họ để có thể tham gia các khóa học này. Năm là, Chính phủ Việt Nam phải có những chính sách về kinh tế - xã hội phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần, các đối tượng trong xã hội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và áp dụng IFRS. Cụ thể, đối với các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giao quyền tự chủ cho các trường trong việc xây dựng CTĐT để họ tự lựa chọn phương án tối ưu trong việc thiết kế nội dung môn học, học phần, thiết kế CTĐT phù hợp với xu thế hoà nhập và hoà hợp với quốc tế. Kết luận Việc áp dụng hoặc cho phép áp dụng IFRS vào Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, nhất là sau khi Luật Kế toán có hiệu lực vào ngày 01/01/2017. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế xã hội của Việt Nam như hiện nay, việc áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cũng như các vấn đề vĩ mô khác. Tuy nhiên, nhiều khó khăn và thách thức cũng sẽ gia tăng đối với Việt Nam. Qua kinh nghiệm của các quốc gia, chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học. - Phần lớn các trường đại học trên thế giới cho rằng chìa khóa thành công của việc phổ biến IFRS chính là thu hút sự quan tâm của sinh viên vào các quyền lợi mà IFRS mang lại, như cơ hội nghề nghiệp, và nhấn mạnh vào các kỳ thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận. Việc áp dụng IFRS vào CTĐT ngành kế toán là gia tăng khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Ở Mỹ, mặc dù GAAP của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán, tài chính của hầu hết các doanh nghiệp, nhưng nhiều trường đại học ở Mỹ vẫn đưa IFRS vào CTĐT n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 256 ngành kế toán bằng nhiều hình thức rất đa dạng. Trường đại học công nghệ Virginia đã kết hợp giảng dạy IFRS ở các khóa học kế toán cấp độ trung cấp cho dù tương lai IFRS có được áp dụng hay không. Trường đại học Morgan State đưa IFRS vào học kỳ đầu tiên của năm nhất ngành kế toán cho dù đó là ngành học chuyên hay không chuyên về kế toán. Thực tế công tác đào tạo kế toán của các trường đại học Việt nam cho thấy các trường chỉ chú trọng đào tạo theo VAS và các Chế độ kế toán cụ thể của Việt Nam. Như vậy, nếu không có những thay đổi và cách tiếp cận mới thì khi Việt Nam áp dụng IFRS, sinh viên của các trường sẽ rất khó khăn để tiếp cận IFRS, từ đó sẽ chịu thiệt thòi trong môi trường cạnh tranh về nguồn lực lao động trong khu vực và thế giới. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cho các trường đại học Việt Nam để đưa IFRS vào CTĐT, trong đó việc thay đổi tư duy và cách tiếp cận theo thông lệ quốc tế là biện pháp cốt lõi mà các trường nên chú trọng. Những vấn đề kỹ thuật có thể được giải quyết ổn thỏa, nhưng vấn đề con người thực sự rất phức tạp và cần nhiều thời gian cũng như tâm sức để hoàn thiện. Các trường đại học Việt Nam cũng phải cần nhiều sự giúp đỡ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới trong quá trình đưa IFRS vào các trường đại học.‡  ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐  Tài liệu tham khảo 1. Archana, P., Gupta, V.K., (2012), Adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Accounting Curriculum in India - An Empirical Study, Procedia Economics and Finance, 227-236. 2. IASB Publication,Who WeAre andWhatWeDo(2009). 3. Fay. RG, Brozovsky. JA, Edmonds. JH, and Lobingier. PG., (2008),DeloitteIncorporatingInternationalFinancialReportingStandards(IFRS)intoIntermediateAccountingIASB Standards. Review of VirginiaTech. 4. Hans Hoogervorst - Chairman, International Accounting Standards Board, 8 March 2016, IFRS Standards and Vietnam, Hanoi, Vietnam 5. Katherine K., Peter H., John M., (2010), Introducing IFRS into introductory financial accounting courses, 1, (2), 39-47. 6. Wong, H. and Wong, KH., (2013), An Empirical Study - Adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Hong Kong Education, 5, (4), Journal of Management Research, 98-107. 7. Nguyễn Thu Hà, Trần Đình Tuân (2016), Rút ngắn khoảng cách giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế, Tạp chí Tài Chính Kỳ 2 số tháng 4/2016, 49 – 50. 8. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy Hồng (2015), IFRS: 10 năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 143: 27-29. 9. TS. Trần Mạnh Dũng & ThS. Nguyễn Thúy Hồng (2016), Giảng IFRS trong đào tạo kế toán. 10. www.deloitte.com/dtt/section_node/0,1042,sid%253D49563,00.html 11. www.deloitte.com/dtt/article/0,1002,cid%253D184083,00.html 12. www.ey.com/global/content.nsf/International/Assurance__IAS_-_Tools_and_Resources 13. www.kpmgifrg.com/pubs/index.cfm 14. www.kpmgifrsinstitute.com/Events.aspx?CallFrom=ONDEMAND 15. www.pwc.com/extweb/pwcpublications.nsf/docid/D7ECA7B0D78F3C7E8025699E0071ACBE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgioi_thieu_ifrs_vao_chuong_trinh_dao_tao_nganh_ke_toan_cua_c.pdf