Giới thiệu cây vẹt rù

Câygỗtrung bình đến lớn, có thểcao

tới 30m, đường kính thân đạt 40-50cm, có

bạnh gốc.Rễhô hấp hình đầu gối (rễ

khuỷu) mọc trồi lên khỏi mặt đất, xung

quanh gốc.Vỏthân màu xám đen, xù xì và

có nhiều lỗvỏlớn. Lá đơn, mọc đối, hình

trái xoan thuôn, gốc hình nêm, đỉnh nhọn,

mép nguyên, khá lớn (kích thước: 10-20x6-8cm), dày, chất da, xanh bóng ởmặt trên

và nhạt ởmặt dưới; gân lá 9-10 đôi; cuống

lá dài 2-4,5cm, màu đỏnhạt; lá kèm dài

4cm, màu đỏ.

pdf4 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây vẹt rù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẸT DÙ Bruguiera gymnorhiza (L.) Savigny, 1798 Tên đồng nghĩa: Bruguiera conjugata Merr.; B. rheedii Bl.; Rhizophora gymnorhiza L.,1753 Tên khác: Vẹt đen, vẹt rễ lồi,vỏ già, đước hồng Họ: Đước - Rhizophoraceae Hình thái Cây gỗ trung bình đến lớn, có thể cao tới 30m, đường kính thân đạt 40-50cm, có bạnh gốc. Rễ hô hấp hình đầu gối (rễ khuỷu) mọc trồi lên khỏi mặt đất, xung quanh gốc. Vỏ thân màu xám đen, xù xì và có nhiều lỗ vỏ lớn. Lá đơn, mọc đối, hình trái xoan thuôn, gốc hình nêm, đỉnh nhọn, mép nguyên, khá lớn (kích thước: 10-20x6- 8cm), dày, chất da, xanh bóng ở mặt trên và nhạt ở mặt dưới; gân lá 9-10 đôi; cuống lá dài 2-4,5cm, màu đỏ nhạt; lá kèm dài 4cm, màu đỏ. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Đài màu đỏ, thường chia nhiều thùy nhỏ ở phía trên (10-14 thùy). Cánh hoa màu trắng, sớm rụng, chia 2 thùy ở phía trên, đỉnh mỗi thùy lại chia thành 3-4 sợi nhỏ; mép cánh hoa có nhiều lông tơ. Nhị gấp đôi số cánh hoa. Bâù dưới. Quả mang đài tồn tại. Trụ mầm hình thuôn nhọn đầu, có nhiều cạnh dọc, dài 15- 20cm, rộng 1,5-2cm, khi chín chuyển từ màu lục sang nâu-lục, không có vòng cổ (annulus). Vẹt dù - Bruguiera gymnorhiza (L.) Savigny 1. Cành mang hoa; 2. Hoa; 3. Quả và trụ mầm Các thông tin khác về thực vật Ở Việt Nam, ngoài loài vẹt dù, trong các rừng ngập mặn còn gặp 3 loài vẹt khác. Đó là: 1/ Vẹt trụ (B. cylindrica (L.) Bl.) có kích thước nhỏ hơn, cây cao nhất trong điều kiện thích hợp chỉ đạt 15m. Thường phân bố từ Vũng Tàu trở vào. Hoa mọc thành cụm 4-5 chiếc một. Đài màu lục, chia 8 thùy. Trụ mầm dài 15-20cm. Hoa nở vào tháng 3-5, trụ mầm chín vào tháng 8- 10. Cây thường nhỏ nên chỉ dùng làm củi, cọc hàng rào, cọc cừ… Vỏ có rất ít tanin. 2/ Vẹt khang (B. sexangula (Lour) Poir. in Lam.) là cây gỗ trung bình đến lớn, cao trung bình 15-20m. Khác với vẹt dù, cuống lá không đỏ mà màu hồng hoặc đỏ nhạt, mép cánh hoa thường không có lông tơ. Đài hoa cũng không có màu hồng mà là màu vàng xanh. Trụ mầm nhỏ (dài 6-10cm, rộng 0,8-1,5cm), chín từ tháng 6 đến tháng 8. Phân bố từ Hà Tĩnh vào Nam. Cây ưa đất bùn ướt, gần cửa sông, nước lợ. Phân bố của vẹt dù ở Việt Nam 3/ Vẹt tách (B. parviflora (Roxb.) W. et Arn. ex Griff.): Cây gỗ cao 15-20m, gốc có bạnh. Hoa mọc thành cụm 2-5 chiếc. Trụ mầm dài 10-12 cm. Cây mọc trên đất bùn có nhiều mùn, đất phù sa mới bồi, ven sông kênh rạch nước lợ, thường xen lẫn với đước. Phân bố ở Nam Bộ. Phân bố Việt Nam: Vẹt dù phân bố ở vùng ven biển cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tất cả các tỉnh ven biển từ Hải Phòng trở vào đến Cà Mau đều có vẹt dù phân bố. Thế giới: Vẹt dù phân bố khá rộng rãi; từ vùng nhiệt đới Đông Phi và Madagascar qua Nam và Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia…) tới vùng đông bắc Australia, Micronesia, Polynesia và quần đảo Ryukyu. Vùng Nam và Đông Nam Á có thể là trung tâm phát sinh của loài này. Đặc điểm sinh học Cây mọc trên bãi ngập triều cao hoặc triều cường từ giữa tới phía trong rừng ngập mặn; ưa đất bùn hơi rắn hoặc đất có nhiều sỏi đá. Cây chịu bóng và nhạy cảm với độ mặn cao (bị chết khi độ mặn trên 3%). Trong rừng ngập mặn, vẹt dù thường mọc lẫn với một số loài khác như đước đôi (Rhizophora apiculata), dà (Ceriop tagal), su (Xylocarpus molluca), nhưng đôi khi cũng mọc thành rừng thuần loại. Sự khác nhau về đặc tính sinh thái của các loài vẹt được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm sinh thái của 4 loài vẹt ở Việt Nam Đặc điểm sinh thái Loài Dạng sống Độ ngập triều Đất và vị trí Phân bố (1) (2) (3) (4) (5) Vẹt trụ (B.cylindrica) Gn 3-4 Đất bùn hơi chặt gần biển N Vẹt dù (B. gymnorhiza) Gtb/Gl 3-4 Đất bùn hơi rắn, nhiều sỏi đá BT Vẹt khang (B. sexanqua) Gtb/Gl 2-3 Đất bùn ướt gần sông nước lợ NT Vẹt tách (B. parviflora) Gtb 2-3 Đất bùn nhiều mùn, mọc lẫn với đước N Nguồn: Phan Nguyên Hồng, 1997 Chú thích: Cột (2). Gn: Cây gỗ nhỏ; Gtb: Cây gỗ trung bình; Gl: Cây gỗ lớn Cột (3), 2: Đất ngập triều trung bình cao; 3: Đất ngập triều cao; 4: Đất chỉ ngập triều cường Cột (5): B: Miền Bắc ; T: Miền Trung; N: Miền Nam Cũng như một số loài cây ngập mặn khác trong họ Đước (Rhizophoraceae), ở vẹt dù có hiện tượng “sinh con” (viviparous), nghĩa là hạt nảy mầm ngay khi đang còn ở trên cây mẹ. Khi chín, trụ mầm rơi xuống bùn, cố định ở đó và phát triển thành cây. Ở Campuchia và Việt Nam cây ra hoa nhiều vào ®Çu mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 5. Trụ mầm chín: tháng 4-10. Nhưng tuỳ theo địa phương các giai đoạn ra hoa và trụ mầm chín có khác nhau (Bảng 2) Bảng 2. Thời gian ra hoa và trụ mầm chín của vẹt dù ở các địa phương khác nhau Địa điểm Thời gian ra hoa Thời gian trụ mầm chín Quảng Ninh Tháng 7-8 và 2-3 Tháng 12-1 và 6-7 Hà Tĩnh Tháng 4-11 Tháng 9-12 Cây vẹt dù Cần Giờ Tháng 5-11 Tháng 7-9 Nguồn: Phan Nguyên Hồng, 1977 Công dụng Vỏ cây chứa nhiều tanin (20-43%, trung bình 35% trọng lượng khô). Hàm lượng tanin trong vỏ thay đổi tùy thuộc vào tuổi cây, mùa và nơi sống. Ở miền Bắc lượng tanin trong vỏ vẹt dù bao gồm: - Độ ẩm: 19,80% - Chất không tan: 57,16% - Chât tan: + Không tanin: 7,40% + Tanin: 15,64% Tanin được khai thác để thuộc da, nhuộm vải và lưới đánh cá, ngoài ra còn có thể dùng làm thuốc chữa lị và ỉa chảy. Gỗ vẹt dù màu đỏ nâu, cứng chắc, nặng (tỷ trọng 0,98), thớ mịn, được dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc, làm cột trụ, làm củi, hầm than cho nhiệt lượng khá cao. Gỗ cũng có thể dùng cho công nghiệp giấy, nhưng chất lượng kém. Trụ mầm và lá có thể dùng làm thức ăn gia súc. Rừng vẹt dù có tác dụng chống gió bão, sóng biển và cố định đất rất tốt. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Thường trồng vẹt dù bằng trụ mầm. Có thể thu thập trụ mầm từ trên cây hoặc khi đã rụng xuống và trôi nổi trên mặt nước (khả năng sống của chúng như nhau). Chọn những trụ mầm chín, cắm 1/3 trụ mầm cùng với quả xuống bùn, chú ý không cắm phần ngọn xuống đất. Nên gieo trong túi bầu ở vườn ươm, sau một thời gian sẽ mang trồng, vì trụ mầm ngắn nên khi trồng ngay trên bãi có thể dễ bị sóng và thủy triều đánh bật đi. Thời gian ở vườn ươm thường 3-5 tháng; khi cây cao khoảng 25-30cm thì chuyển ra bãi trồng; khoảng cách trồng 3mx1m. Nơi trồng tốt nhất là có thủy triều giao động 0,35m và nước có độ mặn 1-2,5%. Vẹt tái sinh tự nhiên rất tốt, hạt ngâm trong nước 5-6 tháng vẫn giữ khả năng nảy mầm. Điều này giải thích tại sao vẹt có thể mọc thành những quần thụ lớn ven biển. Cần theo dõi phòng trừ sâu đục thân cây con.Cây mầm của vẹt dù khi mới trồng ở Malaysia thường bị các loài cua phá hại như: Scylla serrata, Sesarma meineri và S. smithii. Ở Indonesia, rừng trồng thường bị loài xén tóc thuộc giống Acanthopsyche phá hại, nhưng loài côn trùng này dễ bị tiêu diệt bằng cách dùng Dimercon 100 với nồng độ 0,1%. Khai thác, chế biến và bảo quản Việc khai thác vỏ vẹt dù rất đơn giản, không phụ thuộc vào mùa vụ. Thường mùa đông tỷ lệ tanin cao hơn mùa mưa. Sau khi cây vẹt được chặt xuống, dùng rìu hay dao lóc hết vỏ của thân chính và cành lớn. Những vỏ này được xếp đống trong râm (không phơi khô ngoài nắng) và là nguyên liệu chế biến của các nhà máy tanin. Các mảnh vỏ thái nhỏ ra có thể dùng để nhuộm trực tiếp hoặc dùng để đun trong nước và chiết xuất tanin. Chu kỳ kinh doanh lấy gỗ hoặc lấy thân, cành đốt than của cây vẹt dù là 10-20 năm, tuỳ thuộc vào điều kiện lập địa tốt xấu khác nhau. Các nước Đông Phi, Indonesia, Papua New Guinea và Philippin thường sản xuất nhiều tannin từ vỏ vẹt dù. Borneo hiện nay được coi là thị trường cung cấp tanin vẹt du quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, không có số liệu cụ thể, vì vỏ và tanin của vẹt dù được bán cùng với vỏ và tanin của một số loài cây ngập mặn khác như đước và dà. Ở Malaysia, việc sản xuất tanin từ vỏ vẹt dù chỉ được coi là thứ yếu. Mục tiêu lấy gỗ xây dựng, đốt than và làm nhiên liệu quan trọng hơn. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Vẹt dù là một loài cây gỗ quan trọng và quen thuộc trong các rừng ngập mặn của Việt Nam. Ngày nay vai trò cung cấp tanin của vẹt dù không quan trọng như trước đây, nhưng nó vẫn là nguồn cung cấp gỗ và than rất quan trọng đối với các tỉnh ven biển. Ngoài ra cần chú ý vai trò đặc biệt quan trọng của rừng ngập mặn ven biển, trong đó có cây vẹt dù, đối với công tác phòng chống sóng, chống gió bão và sụt lở ở vùng bờ biển. Cây vẹt dù dễ trồng, nguồn hạt lớn lại phát triển nhanh, vì vậy nên chọn là một trong những cây gỗ chủ đạo để khôi phục rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Phan Nguyên Hồng (chủ biên) (1997). Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam. Kỹ thuật trồng và chăm sóc. Tr.162-163. Trung Tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 2. Phan Nguyên Hồng (chủ biên) (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2002). Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, trang 45-56. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 4. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam (2002). Báo cáo Chuyên đề cây bản địa ở Việt Nam. Tr. 84-89. Hội thảo “Đánh giá tiềm năng sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Hà Nội, 8/04/2002. (Chưa xuất bản); 5. Crevost Ch. & Petelot A., (1941). Catalogues des produits de L’Indochine. Tome VI. Tannins et tinctoriaux. Gouvernement génerale de l’Indochine, 124 pp. - Hanoi; 6. Lememns R.H.M.J. & Wuli jarni - Soet jipto.N. (Editors) (1991). Plant Resources of South - East Asia. No3. Dye and Tannin producing Plants, 53-55. Pub. House Pudoc Wageningen. Netherlands.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvetdu_1241.pdf
Tài liệu liên quan