Câygỗlớn, cao 20-30(-40)m;
thân thẳng, tròn; vỏ ngoài màu nâu
đỏ, nhưng ởphía gốc lại có màu nâu
đen, khi già thường bong ra từng
mảng. Cành non màu hung hoặc màu
vàng nhạt, nhẵn. Lá hình kim, màu
xanh nhạt, tập trung ở đầu cành,
mềm, rủxuống, thường 2 (rất ít khi 3)
lá trong một bẹ, dài 12-20cm.
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây thông đuôi ngựa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG ĐUÔI NGỰA
Pinus massoniana Lam., 1803
Tên khác: Thông mã vĩ, mã vĩ tùng
Họ: Thông – Pinaceae
Tên thương phẩm: Maweisong pine
Hình thái
Cây gỗ lớn, cao 20-30(-40)m;
thân thẳng, tròn; vỏ ngoài màu nâu
đỏ, nhưng ở phía gốc lại có màu nâu
đen, khi già thường bong ra từng
mảng. Cành non màu hung hoặc
vàng nhạt, nhẵn. Lá hình kim,
xanh nhạt, tập trung ở đầu
mềm, rủ xuống, thường 2 (rất ít
lá trong một bẹ, dài 12-20cm.
Nón cái có dạng gần hình cầ
còn non, nhưng khi già lại có
hình trứng, dài 4-7cm, đường
2,5-4cm; khi chín có màu hạt dẻ.
Hạt màu nâu nhạt, có cánh
dài khoảng 1,5cm.
Các thông tin khác về thực vật
Một số tác giả Trung Quố
rằng, thông đuôi ngựa có quan h
gũi với các loài Pinus sylvestris
mongolia Litvin; Pinus pumila Re
Pinus tabulaeformus Carr. Đây là nhiệt đới
và phân bố chủ yếu ở các khu vự
am.
Phân bố
Việt Nam:
Đã được trồng tại Lạng Sơn úc, Thái
Nguyên, Hà Tây, Thanh Hoá, Ng
Thế giới:
Thông đuôi ngựa là cây nguy
Đặc điểm sinh học
Cây ưa khí hậu á nhiệt đới
không vượt quá 21,50C. Cây thí màu
màu
cành,
khi 3)
u khi
dạng
kính
mỏng
c cho
ệ gần
var.
g. và
những loài thông thích hợp với điều kiện khí hậu á
c miền Bắc Trung Quốc.
Thông đuôi ngựa - Pinus massoniana L
1- Cành mang lá và nón; 2- Lá
(Lộc Bình), Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Ph
hệ An.
ên sản ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây).
, thường phân bố ở các khu vực có nhiệt độ trung bình năm
ch hợp với những khu vực có nhiệt độ không khí trung bình
năm trong khoảng 18-21,50C và tổng lượng mưa hàng năm
(1.000-)1.500-2.000(-2.500) mm. Tuy vậy, vẫn có thể đưa
thông đuôi ngựa đến trồng ở những khu vực có nhiệt độ trung
bình năm lên tới 22-230C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất
25(29)0C; song chúng sinh trưởng kém và dễ bị sâu bệnh.
Thông đuôi ngựa ưa sáng, ưa nóng ấm và không chịu
được bóng. Hệ rễ của cây phát triển nhanh và ăn sâu vào đất.
Chúng sinh trưởng tốt ở những khu vực có tầng đất mặt sâu,
chua (pH 4,5-6) và thoát nước. Tuy vậy, thông đuôi ngựa vẫn
có thể mọc trên các vùng đất bạc màu, với tầng đất mặt mỏng,
chua và khô hạn. Trên các đồi núi, đất bạc màu với thảm thực
vật ưu thế là sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hass.), chổi
xuế (Baeckea frutescens L.), mua (Melastoma spp.), Tế guột
(Dicranopteris linearis (Burm.) Underw)… đều có thể trồng
thông đuôi ngựa.
Ở điều kiện đất nghèo kiệt, khô hạn thông đuôi ngựa có
sức chống chịu kém hơn so với thông nhựa. Nhưng nếu ở
điều kiện khí hậu và đất đai tương đối thích hợp thông đuôi
ngựa lại sinh trưởng nhanh hơn so với thông nhựa. Trong 10
năm đầu tiên, thông đuôi ngựa có tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm đạt khoảng 0,7-0,8m theo chiều cao và 1,3-
1,5cm theo đường kính thân. Sinh khối tăng trưởng hàng năm
có thể đạt trung bình 5-10m3/ha. Trong giai đoạn đầu tốc độ
tăng trưởng của thông đuôi ngựa thường tương đối cao, nhưng ở các giai đoạn sau thì chậm
dần. Thông đuôi ngựa thường bắt đầu ra nón ở giai đoạn 5-6 tuổi: Cây thường ra nón vào
tháng 4-5 và chín vào các tháng 11-12 của năm sau.
Phân bố của thông đuôi ngựa ở
Việt Nam
Công dụng
Thành phần hoá học:
So với thông nhựa và thông ba lá thì thông đuôi ngựa cho năng suất nhựa thấp hơn. Song
vẫn là nguồn cung cấp nhựa để lấy colophan và tinh dầu thông đáng kể. Trong nhựa thông đuôi
ngựa thì hàm lượng tinh dầu có khoảng 30-35%, colophan khoảng trên dưới 60%. Trong lá
chứa 0,2% tinh dầu và trong nón cái cũng chứa 0,2-0,4% tinh dầu. Thành phần chính trong tinh
dầu lá là các hợp chất pinen, còn trong tinh dầu nón cái là limonen.
Công dụng:
Nhựa thông đuôi ngựa cũng được sử dụng tương tự như thông 3 lá và thông nhựa.
Một số địa phương tại miền Nam Trung Quốc đã dùng nhựa thông đuôi ngựa làm thuốc
chữa sỏi mật, thấp khớp và mụn nhọt.
Gỗ thông đuôi ngựa chứa trên 60% cellulose, nên đây là nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp giấy, sợi và gỗ trụ mỏ có giá trị.
Tuy có tính chống chịu kém hơn so với thông nhựa và thông ba lá, nhưng thông đuôi ngựa
vẫn được coi là “cây tiên phong”, là đối tượng trồng rừng trên các vùng đất trống, đồi núi trọc,
đất đai cằn cỗi, khô hạn.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Hạt giống cần thu ở những cây mẹ sinh trưởng khoẻ, có hình thái tốt, không sâu bệnh,
chưa bị chích nhựa hoặc đang chích dưỡng, ở giai đoạn (8-)10-25(-35) tuổi. Hạt thông đuôi
ngựa rất nhỏ, 1.000 hạt chỉ nặng chừng 13,6-13,8g.
Hạt tốt, đem gieo ngay tỷ lệ nẩy mầm có thể đạt 82,5 – 98,5%; nhưng nếu lưu giữ ở điều
kiện khô lạnh (nhiệt độ 50C và độ ẩm 13-18%) sau 12 tháng tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 55-60%. Kỹ
thuật xử lý hạt giống và gieo ươm cũng tương tự như với thông nhựa. Thời vụ gieo hạt thông
đuôi ngựa ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường từ tháng 9-10 đến tháng 1 năm sau (vụ
đông xuân). Nên gieo hạt vào bầu đất. Nếu gieo trong vườn ươm theo rạch trên luống, khi cây
thông non đạt 75-90 ngày tuổi cần đưa cấy vào bầu đất.
Trồng và chăm sóc:
Cây con ở giai đoạn 1 tuổi có thân cứng, cao 25-30cm, ngọn chắc, rễ phát triển tốt, có
nhiều nấm cộng sinh; lá kim màu xanh lục, cứng là có thể chuyển đi trồng. Có thể trồng cả bầu
hoặc trồng rễ trần, tuỳ điều kiện cụ thể. Tốt nhất là trồng vào vụ Đông Xuân.
Với thông đuôi ngựa mục tiêu chính là trồng rừng lấy gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy sợi; còn
khai thác nhựa chỉ là biện pháp tận dụng trước khi chặt lấy gỗ. Do đó nên trồng thuần loại với
mật độ ban đầu tương đối dày. Tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai có thể trồng với mật độ ban đầu
trong khoảng 2.500-5.000 cây/ha. Ở điều kiện thuận lợi, rừng thông đuôi ngựa có thể khép tán
ở giai đoạn khoảng 3 tuổi. Sau thời gian này, tốc độ tăng trưởng của rừng có thể nhanh hơn
trước và dần xuất hiện sự phân hoá về chiều cao, cần tiến hành tỉa thưa. Trong quá trình tỉa
thưa, cần chú ý đảm bảo cho rừng cây luôn ở trạng thái phát triển thuận lợi cả về chiều cao,
đường kính, hình thái tán cây; đồng thời loại bỏ những cá thể sinh trưởng kém, sâu bệnh… Vì
trồng lấy gỗ là chính, nên cần tạo ra quần thể thông đuôi ngựa có thân dài, thẳng, tròn, đều, ít
cành, tán tập trung ở trên cao… Do đó cần đảm bảo mật độ thích hợp sau mỗi lần tỉa thưa để
tạo điều kiện tối ưu cho rừng cây sinh trưởng tốt, tự tỉa cành.
Với thông đuôi ngựa sâu róm (Dendrolimus punctatus) ăn lá là nguy hại nhất, đặc biệt là ở
giai đoạn cây dưới 10 tuổi. Chúng thường tồn tại khá lâu và rất dễ lây sang thông nhựa. Việc
chọn giống chống chịu khoẻ, chọn vùng trồng thích hợp, phát huy tác dụng của đấu tranh sinh
học trong tự nhiên đã đem lại những hiệu quả cao. Khi sâu đã phát triển và tạo thành dịch cần
tập trung tiêu diệt tận gốc (bằng thuốc hoá học, sinh học diệt cả sâu, trứng sâu và nhộng).
Khai thác, chế biến và bảo quản
Thông đuôi ngựa, trồng để lấy gỗ trụ mỏ và nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi là chủ
yếu. Do đó việc khai thác nhựa thường áp dụng biện pháp chích kiệt là chính, cả với trường
hợp tỉa thưa hoặc trước các đợt chặt cây lấy gỗ. Phương pháp mở máng, lấy nhựa, xử lý, bảo
quản nhựa và chưng cất tinh dầu cũng tương tự như với các loài thông nhựa và thông ba lá.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Diện tích trồng thông đuôi ngựa ở nước ta còn nhỏ, nên khối lượng nhựa và gỗ chưa
nhiều. Tại Trung Quốc, diện tích trồng thông đuôi ngựa rất lớn. Khối lượng colophan được khai
thác ở Trung Quốc hàng năm đạt khoảng trên 50.000 tấn, trong đó chủ yếu là từ thông đuôi
ngựa. Cần có biện pháp khoanh vùng và bảo tồn nguồn gen của thông đuôi ngựa mọc tự nhiên
ở nước ta. Đồng thời quan tâm nghiên cứu các cơ sở khoa học để mở rộng diện tích trồng
rừng thông đuôi ngựa tạo nguồn nguyên liệu giấy sợi, gỗ trụ mỏ, nguồn cung cấp nhựa – một
mặt hàng lâm sản ngoài gỗ có giá trị và nhu cầu ngày càng lớn.
Tài liệu tham khảo chính
1. Cục điều tra quy hoạch rừng – Tổng cục lâm nghiệp (1971). Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam. Tập I, Tr. 188-
189. Nxb Nông thôn – Hà Nội; 2. Lã Đình Mỡi (2002). Chi Thông – Pinus L. Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở Việt
Nam. Tập II. (Lã Đình Mỡi - Chủ biên). Tr. 380-410. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 3. Lâm Công Định (1977). Trồng rừng
thông. Tr. 1-220. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 4. Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc (1961). Trung Quốc Kinh tế Thực
vật chí. Tập I. Tr. 692-697. Khoa học xuất bản xã (Tiếng Trung); 5. Lopez, F. R. & Valbuena, R. R. (1970). Improved
pine oleoresin production and its prospects in the Philippinses. Philippine Lumberman 16(2): 18-20; 6. Militante, E. P.
(2000). Pinus L. In: E. Boer and A. B. Ella (Editors). Plant Resources of South-East Asia 18. Plants Producing exudates.
pp. 98-104. Backhuys Publishers, Leiden; 7. Suhardi, Sosef, M. S. M., Laming, P. B.& Ilic, J. (1993). Pinus L. In:
Soerianegara, I. & R. H. M. J. Lemmens (Editors): Plant Resources of South – East Asia 5(1). Timber trees: Major
commercial timbers, pp. 349-357. Pudoc Scientific Publishers, Wageningen.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thongduoingua_2833.pdf