Giới thiệu cây song mật

Cây có thân ngầm và thân khí sinh.

Thân ngầm là phần phình lên của thân khí

sinh,có dạng giống như“củhành ta” và

được bao bọc bởi nhiều bẹlá màu trắng

hay vàng nhạt. Cây một năm đường kính

thân ngầm đạt 1cm, cây trưởng thành

đường kính thân ngầm tới 4-6cm hay hơn.

Thân khí sinh mọc thành bụi, nhưng thường

rất thưa và ít hơn so với mây nếp; đôi khi ta

gặp bụi song mật chỉcó một thân khí sinh.

Ở cây non, thân được bao bọc bởi bẹlá

hình ống, màu xanh lá cây, trên mặt có

nhiều gai dẹt màu vàng. Khi già, bẹ ởgốc

thân chuyển thành màu vàng, màu nâu rồi

rụng đi, đểlộthân khí sinh màu xanh rêu.

Thân rất dài, cóthể đến 100m. Thân non

màu trắng ngà, sau chuyển sang màu xanh;

lóng dài 8-25cm, đốt hơi nổi, đường kính

trung bình đạt 2,3-2,8cm; cây to đạt 4-5cm.

Lá đơn, xẻdạng lông chim, gần giống lá

dừa; bẹlá rất dài, bao bọc kín thân, có gai

dẹt, dài 8-10cm; lá gồm 20-38 lá nhỏ, mọc

thành cụm 2-6 cái một,các cụm cách nhau

15-30cm, đỉnh lá mang 4-7 lá nhỏ, 2 lá nhỏ

ởgiữa dính nhau ởgốc. Lá nhỏhình bầu

dục, không cuống, dài 40cm, rộng 6-8cm,

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây song mật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SONG MẬT Calamus platyacanthus Warb. ex Becc, 1908 Tên khác: Song gai dẹp, mạy nạm lượng (Dao) Họ: Cau Dừa – Palmae Hình thái Cây có thân ngầm và thân khí sinh. Thân ngầm là phần phình lên của thâ sinh, có dạng giống như “củ hành ta được bao bọc bởi nhiều bẹ lá màu hay vàng nhạt. Cây một năm đường thân ngầm đạt 1cm, cây trưởng t đường kính thân ngầm tới 4-6cm hay Thân khí sinh mọc thành bụi, nhưng thư rất thưa và ít hơn so với mây nếp; đôi k gặp bụi song mật chỉ có một thân khí Ở cây non, thân được bao bọc bởi b hình ống, màu xanh lá cây, trên mặ nhiều gai dẹt màu vàng. Khi già, bẹ ở thân chuyển thành màu vàng, màu nâ rụng đi, để lộ thân khí sinh màu xanh Thân rất dài, có thể đến 100m. Thân màu trắng ngà, sau chuyển sang màu x lóng dài 8-25cm, đốt hơi nổi, đường trung bình đạt 2,3-2,8cm; cây to đạt 4- Lá đơn, xẻ dạng lông chim, gần giốn dừa; bẹ lá rất dài, bao bọc kín thân, c dẹt, dài 8-10cm; lá gồm 20-38 lá nhỏ, thành cụm 2-6 cái một, các cụm cách 15-30cm, đỉnh lá mang 4-7 lá nhỏ, 2 lá ở giữa dính nhau ở gốc. Lá nhỏ hình dục, không cuống, dài 40cm, rộng 6- gân hình cung; Thường khi cây cao 2- rên đỉnh cuống lá; roi dài 1,5m hay hơn. ex Becc Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa ngọn; mỗi thân thường mang 5-10 bôn với 14-17 hoa. Hoa đực xếp sát nhau th 14-32 hoa trong một bông nhỏ. Thường Quả hình trứng, dài 15-22mm, rộn mũi hình nón dài 4mm; vỏ quả mang 1 lá cây, khi già màu vàng nhạt. Hạt 1, đen, rất cứng. n khí ” và trắng kính hành hơn. ờng hi ta sinh. ẹ lá t có gốc u rồi rêu. non anh; kính 5cm. g lá ó gai mọc nhau nhỏ bầu 8cm, 3m, từ lá thứ 6-7 trở lên xuất hiện roi (flagelle) t Song mật - Calamus platyacanthus Warb. 1. Thân và lá; 2. Lá mây; 3. Quả hình bông mo, dài hơn 1m, mọc ở gần nách các lá phía g mo. Mỗi bông mo mang nhiều bông nhỏ dài 2-2,5cm, ành 2 dãy, lá đài 3, cánh hoa 3, nhị 6. Hoa cái tập trung chỉ 17-20 hoa cái phát triển thành quả. g 9-14mm, cuống mập màu xanh vàng dài 6mm, đỉnh có 8 hàng vảy dọc, mỗi hàng 8 vẩy; khi non quả màu xanh hình trái xoan, khi non màu trắng ngà, khi già màu nâu Phân bố Phân bố của song mật ở Việt Nam Việt Nam: Đây là loài cây cận đặc hữu của Việt Nam. Gặp ở ở các tỉnh từ Đồng Nai (Nam Cát Tiên) trở ra, nhưng tập trung nhất ở các tỉnh: Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ,Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Bắc, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam. Cuối thể kỷ XX đã được mang trồng thử ở Hoà Bình (Trạm thí nghiệm Bình Thanh), Hà Nội (Viện Điều tra Qui hoạch rừng - huyệnThanh Trì), Phú Thọ (VQG Xuân Sơn) trên qui mô rất nhỏ. Thế giới: Song mật cũng phân bố ở miền Nam Trung Quốc (Vân Nam). Đặc điểm sinh học Song mật phân bố ở dộ cao 100-1.500m trên mặt biển, tập trung nhất ở độ cao 400-900m. Cây ưa sáng và ẩm, mọc trên đất feralite vàng trên núi và các loại đất phân hóa trên phiến thạch, sa thạch, granít hoặc đá vôi. Cây thường mọc ven thung lũng núi đất; chân và sườn núi đá; ven các khe ẩm; nơi độ đốc 30-350 cũng gặp song mật. Cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh mới bị tác động nhẹ; tầng trên là các cây gỗ lớn như: trường, sâng, trám, chẹo tía, côm… Tầng lâm hạ là cây thân cỏ và dương xỉ ưa ẩm như: sa nhân, sẹ, cẩu tích…. Ngọn song mật luôn vươn lên các tầng cao nhất của tán rừng. Sau đó lại rủ xuống và vươn lên ngọn cây khác, tạo thành các cây song dài 40-60m. Cũng gặp song mật trong các rừng thứ sinh với vối thuốc, bồ đề chiếm ưu thế hoặc rừng nứa lá to thuần loại, rừng vầu… ở độ cao trên 800m, như ở xã Trung Thành, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, song mật cho rất nhiều quả, và hạt tái sinh tốt; nhưng dưới tán rừng rậm hầu như không gặp cây con tái sinh. Song mật chỉ tái sinh tốt ở tàn che 0,2-0,3 hay ở ven rừng, ven suối. Cây 5-6 tuổi ra hoa nhưng thường 8 tuổi mới cho quả. Chồi hoa xuất hiện tháng 9-10, hoa nở tháng 4-5 năm sau. Quả chín tháng 10-11. Quả song mật ăn rất ngon nên dễ bị các loài chim và thú nhỏ đến ăn ngay khi còn non. Sau khi bị chặt, bụi song mật vẫn nảy chồi mới, không bị chết. Công dụng Thân song mật dài, rất dẻo, chịu uốn và bền, nên được dùng làm bàn ghế, hàng mây đan và cốn bè. Hiện nay song mật là loại nguyên liệu quan trọng nhất trong các cơ sở chế biến song mây của các tỉnh phía Bắc. Giá song mật đắt hơn giá các loài song khác khoảng 2-3 lần. Quả song mật có vị chua ngọt, ăn ngon. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Chọn cây giống tốt trong rừng tự nhiên, đó là những cây có ngọn vượt khỏi tán rừng, thân to mập, lá xanh mượt, không sâu bệnh. Cây đã trưởng thành (hơn 10 tuổi), thể hiện ở các bẹ lá phần gốc thân đã khô và để lộ thân song màu xanh. Ở rừng song mật trồng nên chọn cây trên 8 tuổi, sinh trưởng tốt, tán lá xanh, thân mập, cây cho nhiều quả lớn. + Thu hái quả. Từ giữa tháng 10 đến tháng 11 dương lịch, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt, thịt quả mọng nước, có vị chua, hạt từ màu trắng chuyển sang màu đen, vỏ hạt trở nên cứng là có thể thu hái. Cành quả thường nằm trên ngọn cây cao, phải bắc thang hay trèo cây gỗ bên cạnh, dùng móc hay liềm cắt cả chùm quả. Không được kéo thân song xuống để thu quả. Quả tốt bình quân 500-600quả/kg. Một cây song mật có thể cho 20- 30kg quả. + Bảo quản hạt: Chùm quả mang về ủ thêm 2-3 ngày cho chín đều. Khi ủ nên để cả chùm, không nên bứt rời, thịt quả bị sây sát, nước ngọt chảy ra lên men rất nhanh sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của hạt. Sau khi ủ cần bứt rời từng quả, ngâm nước lạnh trong 24 giờ, mang xát và đãi sạch vỏ, thịt quả. Loại bỏ hạt non màu trắng, hạt lép nhỏ, hong khô hạt trong bóng râm. Hạt thu về gieo ngay là tốt nhất, tỷ lệ nảy mầm cao. Nếu chưa gieo ngay phải bảo quản trong cát ẩm 20-22%. Trộn hạt song và cát ẩm theo tỷ lệ 1kg hạt + 3kg cát. Hàng tuần kiểm tra, đảo hạt và tưới thêm nước cho đủ độ ẩm. Cũng có thể bảo quản khô trong trường hợp cần vận chuyển hạt đi xa, nhưng không để hạt quá 3 tháng. - Tạo cây con. + Chuẩn bị đất gieo. Đất gieo hạt tốt nhất là đất cát a. Ở vùng núi chọn nơi đất bằng, gần suối ẩm nhưng không bị ngập úng khi có mưa lũ Cũng có thể gieo hạt trong các vườn ươm của lâm trường, các đội sản xuất lâm nghiệp. Các xã. Đất vườn ươm được làm sạch cỏ. Làm tơi xốp rồi đánh thành luống rộng 0,8-1m, chiều dài tùy theo kích thước của vườn. Làm gờ và san phẳng mặt luống. Có thể bón lót phân chuồng hoai, 3-4kg/m2. Mặt luống được xử lý bằng thuốc diệt nấm trước khi gieo. + Xử lý hạt: Hạt có lớp vỏ rất cứng, để tăng tỷ lệ và rút ngắn thời gian nảy mầm cần xử lý hạt trước khi gieo. Theo kinh nghiệm của Trung Tâm Thực nghiệm lâm sinh Bình Thanh, Hòa Bình, hạt ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh trong 16 giờ đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Cũng có thể ngâm hạt trong acid sulfuric loãng (nồng độ 3%) trong 5 phút, hạt sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao. Sau khi xử lý, rửa sạch hạt rồi đem gieo. + Gieo hạt: Hạt thu hái đem gieo ngay là tốt nhất. Khi gieo, hạt được rải đều trên mặt luống. Lượng hạt gieo bình quân 2kg/m2 mặt luống. Dùng vật phẳng ấn trên mặt luống để hạt lún đều xuống đất. Phủ kín hạt bằng một lớp đất bột dày 1cm, sau đó che kín bằng một lớp rạ để giữ độ ẩm và tránh mưa làm trôi hạt. + Làm giàn che: Khi thấy trên mặt luống xuất hiện những chồi nhọn như kim, thì phải dỡ lớp phủ ra và làm giàn che. Giàn che có tác dụng hạn chế nắng và che mưa. Trường hợp gieo song mật dưới tán cây có độ tàn che 50%, thì không phải làm giàn. Giàn che có thể làm bằng phên nứa, thân cây nhỏ hoặc cỏ tranh. Giàn có độ che trên 75%, chiều cao giàn 40-50cm trên mặt luống, chiều rộng hơn mặt luống 20cm. - Chăm sóc cây mạ. Mỗi ngày tưới nước 1 lần, khi lá đầu tiên xòe hết có thể tưới phân: muời ngày một lần, tưới phân đạm nồng độ 0,05%. Trước khi cấy 1 tháng phải ngừng tưới phân. - Cấy cây mạ. Có 2 phương pháp cấy: + Cấy trên luống: Cây mầm cao 5cm, thùy lá mở hết mới đánh cây mạ cấy trên luống. Làm đất và đánh luống giống như luống gieo hạt. Khoảng cách cấy cây 10x10cm. Cấy xong ấn chặt đất, sau đó lấp đất phủ kín hạt để cây con chóng bám rễ. + Cấy cây trong bầu: Cây mầm xuất hiện lá đầu tiên mầu xanh, hình kim dài 2-3cm, có thể cấy vào bầu. Bầu làm bằng nhựa polyethylen dạng túi có đục lỗ hay thủng 2 đầu. Kích thước bầu rộng 6-10cm, dài 12cm. Đất ruột bầu theo các công thức sau: 1/ 89kg đất pha cát (8 phần đất, 2 phần cát sông) trộn đều với 10kg phân chuồng hoai và 1kg phân lân 2/ Lớp đất mặt trong rừng 85%, trộn đều với 10% cát và 5% phân lân và đạm 3/ 90% lớp đất mặt dưới tán rừng với 8% đất bùn phơi khô đập nhỏ và 2% phân lân và đạm Bầu đóng xong xếp sát nhau tạo thành luống rộng 0,8-1,0m, chiều dài tùy kích thước vườn ươm. Dùng đất bột lấp kín các kẽ hở và đắp bờ quanh luống. Khi cấy cây mầm vào bầu xong, lấp đất bột kín hạt và cách mặt bầu 1cm. - Chăm sóc cây con. Tưới nước đều, ngày một lần cho đến khi cây con bén rễ, sau đó có thể tưới phân đạm hay nước giải pha loãng. Mười ngày tưới phân 1 lần. Trước khi trồng 2 tháng ngừng tưới phân. Sau khi cấy cây phải làm giàn che cho cây con, tỷ lệ che 50-70%, chiều cao giàn 0,5m - Vận chuyển cây con đi trồng: Cây con 15 tháng tuổi, chiều cao 20-25cm, có 3-4 lá, có thể mang trồng. Cũng có thể trồng bằng rễ trần với điều kiện nơi trồng gần vườn ươm và trồng vào mùa xuân. Kỹ thuật trồng: + Thời vụ: Trồng vào mùa xuân và đầu mùa mưa. + Xử lý thực bì: Phát dọn theo băng rộng 2m, băng cách băng 6-10m hoặc phát dọn theo đám quanh hố rộng 1-2m + Mật độ: 400-500cây/ha (cự ly 2,5x10m hoặc 2x10m) + Kích thước hố: 25x25x25cm; cách gốc cây gỗ làm giá thể 0,7m. + Cách trồng: mỗi hố 2 cây, xé bầu, đặt cây, lấp đất ngang cổ rễ, lèn chặt. Chăm sóc: Phát dọn thảm tươi. Cây bụi xâm lấn và vun xới gốc đường kính rộng 0,8-1m trong 3-4 năm đầu; 1-2 lần/năm. Chú ý điều tiết độ tàn che, tốt nhất là 0,4-0,5. Hàng năm có điều kiện bón thúc 2-4 lần, lượng bón 2-3kg phân hữu cơ vi sinh/bụi, bón theo rạch sâu 10-15cm xung quanh và cách gốc 0,5m. Lấp đất kín rạch sau khi bón. Nếu trồng dưới tán rừng chú ý lá rụng phủ kín và trâu bò đi lại làm chết cây. Khai thác, chế biến và bảo quản Chỉ khai thác khi các cây có chiều dài trên 5m. Thu hoạch tốt nhất là vào đầu mùa khô để dễ hong phơi, tránh ẩm, mốc. Khi thu hoạch nhớ chặt sát gốc, cắt bỏ ngọn và bóc hết bẹ lá trên thân. Sau đó phơi khô để bán hoặc đưa vào chế biến theo qui trình công nghệ riêng. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Đây là loại nguyên liệu quí để làm bàn ghế. Hiện nay nguồn song mật cho chế biến, sử dụng vẫn chủ yếu dựa vào việc khai thác từ rừng tự nhiên. Nguồn tài nguyên song mật đang cạn kiệt. Song mật rất thích hợp phát triển trong các rừng của Việt Nam, vì vậy cần phải có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, phát triển gieo trồng và sử dụng bền vững. Trước mặt cần có kế hoạch tích cực bảo vệ cây song mật trong các khu bảo tồn để làm nguồn giống; đặc biệt cần bảo vệ các cây song mật đã được trồng ở Trạm nghiên cứu Lâm Nghiệp Bình Thanh, tỉnh Hoà Bình và VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ để lấy giống nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn đầu. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Hòe (chủ biên) (1994). Song mật. Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng. Trang 216-220. Vụ Khoa học Công Nghệ, Bộ Lâm Nghiệp. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 2. Triệu văn Hùng (chủ biên) (2002). Cây song mật. Kỹ thật trồng một số cây đặc sản rừng. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường (1996). Gây trồng và phát triển Mây song. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsongmat_74.pdf