Câythảo, sống nhiều năm, cao 0,4 – 0,8 m.
Thân rễ(củ) nạc gồm nhiều đốt, phân nhánh, nằm
ngang, đường kính 1,5 – 2,5 cm, phần đầu có nhiều
vết sẹo do thân khi sinh tàn lụi. Lá kép chân vịt, gồm
2 – 3 cái, mọc vòng; lá chét thuôn, dài 10 – 14 cm,
rộng 3 – 5 cm; gốc nhọn, đầu vuốt nhọn; mép khía
răng cưa; cuống lá chét ngắn dưới 1 cm.
3 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây SÂM NGỌC LINH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÂM NGỌC LINH
Panax vietnamensis Ha et Grushv., 1985
Tên khác: Sâm việt nam, sâm khu V, thuốc dấu, sâm đốt trúc; rơm con (Xê
Đăng); Vietnam ginseng (Anh)
Họ: Ngũ gia bì - Araliaceae
Sâm ngọc linh
Panax vietnamensis Ha et Grushv.
1- Ngọn thân mang hoa; 2- Nụ; 3- Hoa; 4- Quả;
5- Hạt; 6- Thân rễ (củ)
Hình thái
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,4 – 0,8 m.
Thân rễ (củ) nạc gồm nhiều đốt, phân nhánh, nằm
ngang, đường kính 1,5 – 2,5 cm, phần đầu có nhiều
vết sẹo do thân khi sinh tàn lụi. Lá kép chân vịt, gồm
2 – 3 cái, mọc vòng; lá chét thuôn, dài 10 – 14 cm,
rộng 3 – 5 cm; gốc nhọn, đầu vuốt nhọn; mép khía
răng cưa; cuống lá chét ngắn dưới 1 cm.
Cụm hoa tán, mọc ở ngọn, thường gồm 1 tán, cá
biệt có tán phụ, cuống cụm hoa dài 15 – 30 cm. Hoa
nhỏ, màu trắng ngà, cuống hoa 1 – 1,5 cm; đài 5,
hợp ở gốc, hình tam giác; 5 cánh hoa hình tam giác
rộng; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu 2 ô, cá biệt 1 ô; đầu
nhụy chẻ đôi.
Quả hình cầu hoặc hình cầu hơi dẹt, đường kính
0,6 – 1,0 cm; khi chín màu đỏ, có chấm đen. Hạt 1 –
2, gần tròn, đường kính 2 – 3 mm, dài 3 – 4 mm; màu
trắng xám.
Phân bố
Vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; theo Phạm Hoàng Hộ (2000),
còn có ở núi Langbian – Lâm Đồng, nhưng hiện nay không còn. Việt Nam là nơi phân bố duy
nhất của sâm Ngọc Linh trên toàn thế giới.
Đặc điểm sinh học
Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ dưới tán rừng
kín thường xanh ẩm; độ cao 1.900 – 2.300 m. Nhiệt độ trung bình ở vùng có sâm mọc tự nhiên
từ 15 đến 18oC, độ ẩm 90%, lượng mưa khoảng 3.000 mm / năm; đất nhiều mùn, giàu chất
dinh dưỡng.
Hàng năm, phần thân mang lá tàn lụi vào tháng 11; đến tháng 3 năm sau mọc lên thân
mới, ra hoa tháng 4 – 5; quả chín tháng 9 – 10. Tái sinh tự nhiên từ hạt hoặc từ phần đầu mầm
thân rễ.
Bộ phận dùng, công dụng
Bộ phận dùng:
Thân rễ (củ), rễ và lá phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học:
Thân rễ chứa các hợp chất saponin (49 loại);
polyacetylen (7 loại), acid béo, acid amin, các hợp chất sterol,
đường tự do, chất vi lượng… Thân và lá cũng có chứa nhiều
loại saponin và chất vi lượng…
Công dụng:
Làm thuốc bổ, chữa viêm họng, huyết áp thấp, xuất huyết
dạ dày, chống stress… Sử dụng dưới dạng bột uống hoặc
chế tạo thành dạng viên, dạng sâm nước. Lá dùng làm trà
uống.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Gây giống từ hạt:
Giữa tháng 9, quả chín hái về ủ 3 – 5 ngày cho mềm vỏ.
Đãi bỏ phần thịt quả và vỏ, chỉ lấy hạt chìm, sau đem trộn tro
bếp khô hay mùn núi khô và gieo ngay.
Phân bố sâm Ngọc Linh
ở Việt Nam
Vườn ươm làm ngay trong rừng, vẫn phải có mái che. Đất làm kỹ, rải trên mặt luống toàn
bộ bằng mùn núi. Gieo hạt theo hàng 10 x 10 cm / hạt; lấp đất và phủ luống bằng cỏ tranh.
Hạt gieo tháng 10, đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau mọc. Tỷ lệ nảy mầm khoảng gần
70%. Cây mầm được chăm sóc trong vườn ươm 1 – 2 năm mới đem trồng.
Cây giống từ đầu mầm thân rễ:
Khi thu hoạch sâm, cắt lại phần đầu mầm thân rễ, dài 3 – 4 cm; rải trên giàn trong vườn
ươm 1 tháng cho khô đất bên ngoài mới đem trồng.
Cách trồng:
Hiện tại mới trồng đại trà dưới tán rừng tự nhiên, ngay tại chân núi Ngọc Linh, độ cao
1.800 – 2.000 m, độ tàn che 50 – 60%.
Đất rừng được dọn sạch tầng cỏ quyết; cuốc bỏ hết gốc và rễ cây. Lên luống theo đường
đồng mức, rộng 1 – 1,2 m (để trồng 4 hàng), cao 20 – 30 cm. Đất trồng được bón thêm mùn núi
và phân NPK.
Thời vụ trồng:
Tháng 2 – 3 hoặc tháng 10 – 12. Cự ly trồng 25 – 30 cm / cây. Khi trồng lấp chặt đất và
tưới nước ngay.
Chăm sóc sâm Ngọc Linh đơn giản, bao gồm làm cỏ, vun gốc; hàng năm bón thêm mùn
núi lên mặt luống. Cây trồng sau 4 – 5 năm cho thu hoạch.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Thu hoạch sâm vào tháng 10 – 11, khi cây bắt đầu tàn lụi. Cắt lấy phần thân mang lá (nếu
chưa bị lụi) để riêng. Đào toàn bộ phần thân rễ, đem rửa sạch đất cát, cắt riêng phần rễ; phần
thân rễ (củ) được phân ra 2 – 3 loại.
Cách chế biến củ:
Củ tươi đem đồ chín hoặc dội qua nước sôi, vớt ra để ráo nước, sau đem sấy ở 50oC hoặc
phơi cho đến khô.
Phần rễ và lá không cần đồ, chỉ dội qua nước sôi sau đem sấy hoặc phơi khô.
Bảo quản nơi thoáng mát. Chú ý dễ bị mốc.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Sâm Ngọc Linh là loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, phát hiện năm 1973, đến năm 1985
được xác định là loài mới đối với khoa học. Kết quả điều tra năm 1980 đã xác định trữ lượng
sâm tự nhiên ở vùng núi Ngọc Linh tới trên 10 tấn. Do khai thác quá mức sâm Ngọc Linh đã
lâm vào tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao. Đây là bài học về vấn đề quản lý không đồng bộ
và tuyên truyền thái quá về loài sâm này ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ và hiện tại là tỉnh Quảng Nam,
đã kịp thời thu thập, trồng lưu giữ được khoảng 1 ha sâm dưới tán rừng. Từ nguồn sâm giống
này, hiện đã nhân trồng thêm tại chỗ được gần 10 ha sâm (1 – 3 tuổi) ở vùng núi Ngọc Linh,
thuộc tỉnh Quảng Nam và phát triển sang cả phía Kon Tum.
Việc phát triển trồng sâm Ngọc Linh hiện tại không phải là vấn đề kỹ thuật hay vốn kinh phí,
mà chủ yếu phụ thuộc vào biện pháp tổ chức và quản lý, trong cơ chế thị trường ngày nay.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang (1991). Sơ lược quá trình phát hiện cây sâm đốt trúc ở vùng núi Ngọc
Linh (Kon Tum). Trong: Liên chi hội Dược học và Sở Y tế Quảng Nam – Đà Nẵng; Lịch sử ngành Dược Khu V và tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng; Sở Y tế Quảng Nam – Đà Nẵng xuất bản; trang 138 - 146; 2. Nguyễn Tập (2006). Danh lục Đỏ
cây thuốc Việt Nam năm 2006. Tạp chí Dược liệu; số 3 (11); trang 97 – 105; 3. Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (1996).
Sách Đỏ Việt Nam, Tập II- Phần thực vật. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 207 - 208; 4. Nhiều tác giả (2004).
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; trang 704 - 710.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- samngoclinh1_7124.pdf