Câygỗthường xanh, cao 10-18m,
đường kính thân có thể đạt 50-60cm.
Câythường phân cành từgần gốc,tạo
thành tán rậm, hình bán cầu. Vỏngoài
ởcành non có màu nâu nhạt, nhẵn;
nhưng ởcành và thân già lại có màu
nâu xám hay nâu đậm. Các tếbào
chứa tinh dầu thường có trong vỏhoặc
ởlớp gỗdác trên thân. Lá đơn, mọc
đối; phiến lá hình trứng hay hình trái
xoan, kích thước 5-25x3-10cm; đầu
nhọn, gốc gần nhưtròn; mặt trên xanh
đậm, bóng; mặt dưới xanh nhạt, có
mùi thơm mạnh; gân chính 3 hoặc 5;
cuống lá dài 1-2cm.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây QUẾ QUAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẾ QUAN
Cinnamomum verum J. S. Presl., 1825
Tên đồng nghĩa: Laurus cinnamomum L., 1753; Cinnamomum zeylanicum Blume, 1826
Tên khác: Quế xây lan, quế hồi, quế rành, quế ống, quế khâu, quế tích lan.
Họ: Long não – Lauraceae
Tên thương phẩm: Ceylon cinnamon, true cinnamom, ceylon cinnamon bark oil, ceylan
cinnamon leaf oil, ceylon cinnamon bark
Hình thái
sl.
Cây gỗ thường xanh, cao 10
đường kính thân có thể đạt 50-6
Cây thường phân cành từ gần gố
thành tán rậm, hình bán cầu. Vỏ
ở cành non có màu nâu nhạt,
nhưng ở cành và thân già lại có
nâu xám hay nâu đậm. Các tế
chứa tinh dầu thường có trong vỏ
ở lớp gỗ dác trên thân. Lá đơn
đối; phiến lá hình trứng hay hìn
xoan, kích thước 5-25x3-10cm
nhọn, gốc gần như tròn; mặt trên
đậm, bóng; mặt dưới xanh nhạ
mùi thơm mạnh; gân chính 3 ho
cuống lá dài 1-2cm.
Cụm hoa thường dạng chùm
ở nách lá hay ở đầu cành, dài kh
10cm, cuống có lông mềm, màu
kem. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt; đà
ở phía dưới, dạng hình chuông
nhị hữu thụ 9, xếp thành 3 vòn
nhị có lông mượt; vòi nhuỵ ngắn.
Quả hình trứng hay hình trá
hạt 1.
Các thông tin khác về thực vật
Những nghiên cứu về mặt th
chưa có gì đáng kể. Do đó còn có
Các thông tin đã có cho biết,
còn gặp nhiều dạng mọc hoang
nhiều giống khác nhau. Việc xác đ
và địa điểm gây trồng.
Quế quan - Cinnamomum verum J. S. Pre
1- Cành mang lá và hoa; 2- Hoa; 3- Quả
-18m,
0cm.
c, tạo
ngoài
nhẵn;
màu
bào
hoặc
, mọc
h trái
; đầu
xanh
t, có
ặc 5;
, mọc
oảng
trắng
i hợp
ngắn;
g, chỉ
i xoan, dài 1,3-1,7cm, có đài tồn tại, to, khi chín có màu đen,
ực vật cũng như hoá học về loài quế quan ở nước ta hầu như
sự nhầm lẫn đáng tiếc về cả tên gọi và sản phẩm.
loài quế quan (C. verum) tại Sri Lanka rất đa dạng. Hiện vẫn
dại hoặc bán hoang dại. Thậm chí trong trồng trọt cũng có
ịnh sự khác nhau của chúng thường chỉ căn cứ vào hương vị
Phân bố của quế quan ở Việt Nam
Phân bố
Việt Nam:
Thanh Hoá (Bái Thượng), Nghệ An (Quỳ Châu), Khánh
Hoà, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu (Bà Rịa, Côn Đảo), Kiên
Giang (Phú Quốc).
Thế giới:
Cây có nguồn gốc từ Sri Lanka, miền Tây Nam Ấn Độ và
vùng Tenasserim Hill của Myanmar. Hiện đã được các nước
Trung Quốc, Indonesia và Madagascar đưa vào gây trồng.
Đặc điểm sinh học
Cây sinh trưởng thuận lợi ở những khu vực có khí hậu
ẩm, ấm áp với nhiệt độ trung bình năm đạt 270C, tổng lượng
mưa hàng năm 2.000-2.500mm và phân bố đều trong các
tháng. Cây ưa sáng, sinh trưởng tốt ở những khu vực đất
thấp, quang đãng. Điều kiện đất đai có ảnh hưởng rõ rệt đến
chất lượng vỏ. Tại Sri Lanka và Ấn Độ, cây thường cho sản
phẩm có chất lượng cao khi được trồng trên các loại đất cát,
đất feralit có lẫn sỏi đá.
Quế đơn có hệ rễ phát triển mạnh và tương đối sâu. Cây phân cành nhiều ngay từ đoạn
thân gần gốc, tạo thành bộ tán rậm, nhiều cành. Ngọn và lá non thường có màu đỏ nhạt, sau
đó chuyển dần sang màu xanh đậm. Cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Mùa quả tháng 4-9.
Công dụng
Thành phần hoá học:
Hàm lượng tinh dầu trong vỏ khoảng 0,5-2,0% với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd
(46-89%). Ngoài tinh dầu trong vỏ quế quan còn chứa tanin, nhựa dầu (oleoresin), protein,
pentosan, chất keo, xơ và các chất khoáng.
Tinh dầu lá quế quan có màu vàng đến vàng nâu nhạt với thành phần chính là eugenol
(70-95%), ngoài ra còn khoảng 50 hợp chất khác, trong đó các hợp chất có hàm lượng đáng kể
là linalool, cinnamyl acetat, β-caryophyllen, (E)-cinnamic aldehyd, benzyl benzoat…. Do có hàm
lượng eugenol cao, nên tinh dầu lá quế quan được dùng làm nguyên liệu để chuyển hoá thành
iso-eugenol và tổng hợp vanilin. Hạt chứa dầu béo (hàm lượng khoảng 30%) nên được dùng
làm dầu thực phẩm tại Ấn Độ và Sri Lanka.
Công dụng:
Quế vỏ được dùng làm gia vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm (ướp thịt, cá, làm
bánh kẹo, sản xuất đồ hộp, nước giải khát). Tinh dầu từ vỏ và lá được sử dụng nhiều trong
công nghiệp dược phẩm và hoá mỹ phẩm.
Tại các nước châu Âu, tinh dầu từ vỏ quế quan được dùng để uống với chè vì nó có đặc
tính kích thích và diệt khuẩn.
Vỏ và tinh dầu quế quan cũng được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời trong y học dân tộc
tại các nước Nam Á (chữa đau bụng, đau dạ dày, tiêu hoá kém, kích thích tuần hoàn, hô hấp,
tăng nhu động ruột, gây co bóp tử cung, chữa tiêu chảy và bồi bổ cơ thể cho phụ nữ sau khi
sinh…).
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Có thể nhân giống quế quan bằng hạt hoặc bằng sinh dưỡng.
Hạt cần thu từ những cây sinh trưởng tốt, chống chịu khoẻ và ở độ tuổi 10-15 năm. Hạt
quế quan mất sức nẩy mầm rất nhanh, nên cần gieo ngay sau khi thu hái hoặc chỉ lưu giữ trong
cát ẩm một vài tuần. Có thể gieo hạt trên các luống đất trong vườn ươm, trong các bầu đất đã
được chuẩn bị sẵn hoặc gieo trực tiếp vào các hố đã đào sẵn trên diện tích sản xuất. Hạt tươi
thường nẩy mầm sau khi gieo khoảng 20-25 ngày.
Các cây con gieo theo luống, khi đã có đủ lá nên đánh ra ươm vào các bầu đất đã được
chuẩn bị trước và chừng 4-5 tháng sau đó đã có thể đưa trồng.
Cũng có thể nhân giống bằng các hom cành, chiết cành hoặc các chồi non tách từ các
đoạn rễ. Hom giống cần lấy từ những cành non hay cành bánh tẻ, mỗi hom dài 2-3 đốt. Trước
khi giâm nên xử lý hom giống bằng chất kích thích IBA (Indole Butyric Acid) ở nồng độ 2.500
ppm. Đất giâm cành cần được chuẩn bị, xử lý trước và đựng vào túi polyethylen. Mỗi hom
giống giâm vào một túi. Các túi đã giâm cành cần giữ đủ ẩm và che nắng tương tự như khi gieo
hạt. Khoảng 12-18 tháng sau đã có thể chuyển đi trồng. Cũng có thể tách từng đoạn rễ gần mặt
đất ở những cây đã bị đốn, mỗi đoạn dài 15-20cm còn cả rễ hút và bầu đất đem trồng.
Trồng và chăm sóc:
Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.
Mật độ trồng tuỳ thuộc vào yêu cầu khai thác và điều kiện đất đai, khí hậu. Tại Sri Lanka,
thường trồng theo khoảng cách 0,9-1,2x0,9-1,2m. Đôi khi trồng thưa hơn, với khoảng cách
3x3m. Mỗi khóm trồng 4-5 cây gần nhau để tạo thành từng bụi. Cần làm sạch cỏ quanh gốc,
nhất là năm đầu tiên. Giữ cho cây mọc thẳng trong thời gian đầu, sau đó tỉa thưa dần. Trước
khi trồng cần bón lót phân chuồng đã ủ mục hoặc khô bã dầu, phân xanh và một lượng nhỏ
supe lân. Hàng năm cần bón bổ sung NPK theo tỷ lệ 2:1,5:1,5. Những năm đầu chỉ cần bón
khoảng 40-50kg/ha; sau đó nâng lên khoảng 100kg/ha, khi cây đã trưởng thành.
Với các quần thể quế quan đạt 2 năm tuổi ở Ấn Độ và Sri Lanka, cây quế thường bị đốn
ngang thân (cách mặt đất 10-15cm) rồi vun đất quanh gốc cho đâm chồi. Mỗi gốc chỉ giữ lại 4-6
chồi. Sau đó 2 năm, cây đã cho thu hoạch đợt đầu. Sau mỗi lần thu hoạch, cần chặt bỏ toàn bộ
các chồi quanh gốc, dọn sạch cỏ rồi vun đất. Các chồi mới lại hình thành và được chọn lựa chỉ
giữ lại 4-6 chồi cho sinh trưởng để thu hoạch lứa tiếp theo. Từ các năm thứ 10-12 trở đi thì số
chồi từ mỗi gốc cần giữ lại ít đi (2-3 chồi). Tuỳ thuộc điều kiện chăm bón và chế độ quản lý, mỗi
chu kỳ canh tác có thể cho thu hoạch trong vòng 15-45 năm mới phải phá đi để trồng lại.
Sâu bệnh hại với quế quan ở nước ta hầu như chưa được nghiên cứu.
Các thông tin đã có tại Ấn Độ và Sri Lanka cho biết, quế quan có thể bị các bệnh thối đen
(do Phellinus lamaensis), mốc trắng (do Fomes lignosus), đốm khảm màu hồng (do Corticium
salmonicolor), muội than (do Glomerella cingulata) và rỉ sắt (do Aecidium cinnamoni,
Cephaleuros virescens, Diplodia spp., Exobasidium spp…). Cũng đã gặp một số loài sâu hại vỏ,
chồi non và lá như Phyllocnistis chrysophthalma, Sorolopha archimedias, Acrocercops spp.,
Eriophyes bois, Eriophyes doctersi, Typhlodromus spp… Một số loài tuyến trùng (như
Meloidogyne spp….) xâm nhập từ đất vào rễ cũng có thể gây hại đối với các quần thể quế
quan. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp ngay từ khâu chọn giống, gieo hạt, xử lý đất
thường đạt hiệu quả cao.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Quế quan ở nước ta mới được trồng lẻ tẻ và với số lượng rất nhỏ. Thường bắt đầu thu
hoạch sau khi trồng khoảng 4 năm. Thời vụ thu hoạch được tiến hành sau mùa mưa, vì đó là
thời điểm dễ bóc vỏ. Lá và cành nhỏ cũng được thu hái để cất tinh dầu. Vỏ quế sau khi thu hái
được phơi khô ở nơi râm mát và việc chế biến không cầu kỳ như với quế thanh.
Tại Sri Lanka và Ấn Độ, đợt khai thác đầu tiên thường ở giai đoạn 3-4 năm sau khi trồng.
Thường khai thác quế quan vào mùa mưa ẩm, vì ở điều kiện này dễ bóc vỏ. Trước khi bóc vỏ,
thường cạo bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, cắt từng khoanh dài 30cm hoặc 1m tuỳ theo yêu cầu về
sản phẩm, rạch 2 đường đối diện nhau theo chiều dọc thân cây. Vỏ thu về được phơi khô ở nơi
thoáng mát, trong bóng râm. Các ống quế vỏ thương phẩm thường có màu nâu vàng nhạt và
dày không quá 0,5cm; mặt trong có màu đậm hơn so với phía ngoài đôi chút cùng những vạch
sọc đều. Lá và cành vụn cũng được thu hoạch để cất tinh dầu.
Năng suất quế ống tại Sri Lanka và Ấn Độ trong những năm đầu có thể đạt 50-120kg/ha và
khoảng 2 tấn lá/ha. Hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 0,6-1,2%, nên mỗi héc ta có thể cho
11-16 kg tinh dầu lá quế. Nhưng đến những năm từ thứ 10-12 trở đi, năng suất cũng giảm dần.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Quế quan đã được gây trồng trên diện tích lớn tại Sri Lanka, Ấn Độ, và Seyshelles. Theo
số liệu của FAO thì đến năm 1998, diện tích quế quan tại Sri Lanka ở giai đoạn thu hoạch vào
khoảng 24.000 ha với sản lượng khoảng 12.000 tấn, tiếp đến là Seyshelles (3.400 ha) với sản
lượng khoảng 600 tấn. Năm 1988 diện tích quế quan tại Ấn Độ là 350 ha.
Hàng năm khối lượng quế vỏ từ những nước này xuất khẩu ra thị trường thế giới khoảng
6.000 tấn. Thời kỳ từ 1987-1992, Sri Lanka xuất khẩu hàng năm khoảng 3 tấn tinh dầu từ vỏ và
115 tấn tinh dầu từ lá. Các nước Tây Âu và Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chủ yếu. Giá 1kg
tinh dầu vỏ đạt tới 385 USD/kg (trong năm 1993), còn tinh dầu từ lá thường thấp, chỉ 8,25
USD/kg (năm 1993).
Nhu cầu về quế quan trên thị trường thế giới khá ổn định. Quế quan là loài thích ứng với
các vùng thấp, nóng, ẩm. Đây cũng là loài có thể nghiên cứu để phát triển ở một số địa phương
thuộc các tỉnh Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, các đảo Côn Đảo và Phú
Quốc).
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Tất Lợi (1995). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Tr. 1069-1071. Nxb Khoa học và kỹ thuật; 2. Lã Đình
Mỡi (2001). Chi Long não – Cinnamomum Schaeffer. Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập I. (Lã Đình Mỡi
– Chủ biên). Tr. 179-227. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 3. Nguyễn Kim Đào (1994). Các loài cây họ Long não (Lauraceae
Juss.) trong Hệ Thực vật Việt Nam. TC Sinh học 16(4): 31-46; 4. Nguyễn Kim Đào (2003). Lauraceae Juss.- Họ Long
não. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam. T. II (Nguyễn Tiến Bân – Chủ biên). Tr. 65-112. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội;
5. Phạm Hoàng Hộ, 1991. Cây cỏ Việt Nam. Q.I. T.I. Tr. 423-427. Printed by Mekong Printing; 6. Akhtar Husain,
Virmani, O. P., Ashok Sharma, Anup Kumar, Misra, L. N. (1988). Major Essential Oil-Bearing Plants of India. Central
Institute of Medicinal and Aromatic Plants. 237 pp. Lucknow, India; 7. Coppen, J. J. W. (1995). Flavours and fragrances
of plant origin. Non wood Forest Products 1. FAO, pp. 7-17, Rome, Italy; 8. Flash, M. & Siemonsma, J. S. (1999).
Cinnamomum verum J. S. Presl. In: C. C. de Guzman and J. S. Siemonsma (Editors). Plant Resources of South-East
Asia 13. Spices, pp. 99-104. Bachkuys Publishers, Leiden; 9. Lawrence, B. M., 1992-1994. Essential Oils 1992-1994.
Natural Flavor and Fragrance Materials- “Perumer & Flavorist”. pp. 201-207. Published by Allured Publishing
Corporationg.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quequan_2094.pdf