âygỗcao 15-20m, đường kính
50-60cm; tán rộng, rậm, xanh mướt;
thân hình trụ vặn xoắn, vỏxám nâu,
nứt nhỏnông đều dặn, thỉnh thoảng
tạo thành múi do thân vặn. Cây phân
cành sớm, cành non có khía phủlông
mịn.
3 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây MUỒNG ĐEN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUỒNG ĐEN
Senna siamea (Lam.) Irwin & Barneby, 1982
Tên đồng nghĩa: Cassia siamea Lamak. 1785; C. florida Vahl, 1794; C. sumatrana Roxb
ex Hornem, 1819; Senna sumatrana Roxb. 1832
Tên khác: Muồng xiêm, muồng vàng, muồng vàng nhạt
Họ: Vang – Caesalpiniaceae
Hình thái
Cây gỗ cao 15-20m, đường kính
50-60cm; tán rộng, rậm, xanh mướt;
thân hình trụ vặn xoắn, vỏ xám nâu,
nứt nhỏ nông đều dặn, thỉnh thoảng
tạo thành múi do thân vặn. Cây phân
cành sớm, cành non có khía phủ lông
mịn.
Lá kép lông chim 1 lần, chẵn, mọc
cách, dài 10-25cm, cuống lá dài 2-
3cm. Lá nhỏ 7-15 đôi, hình bồ dục
rộng đến bầu dục dài, dài 3-7cm,
rộng1-2cm, đầu tròn hay lõm,với 1 mũi
kim ngắn; gốc lá tròn. Lá kèm nhỏ
sớm rụng.
Cụm hoa chuỳ ở đầu cành. Lá
bắc hình trứng ngược, đầu có mũi
nhọn dài, cánh đài 5, hình tròn dày,
không bằng nhau, mặt ngoài phủ lông
nhung. Cánh tràng mềm màu vàng
tươi, hình trứng ngược, rộng, có móng ngắn. Nhị 2, mở ở đỉnh. Bầu phủ lông mịn, vòi nhẵn.
Muồng đen - Senna siamea (Lam.) Irwin & Barneby
Cành mang lá và hoa
Quả đậu dẹt, nhẵn, lượn sóng; mép có gờ nổi rõ, dài 20-30cm, rộng 1-1,5cm, khi non màu
xanh lục, khi già đen. Hạt 20-30, hình bầu dục dẹt, vỏ cứng, màu nâu nhạt. Một kg có khoảng
32.000-36.000 hạt.
Phân bố
Việt Nam:
Cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Bình trở vào. Tập trung nhiều ở các tỉnh
Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk Lâm Đồng và Đồng Nai. Ở các tỉnh miền Bắc muồng
đen thường được trồng để làn cây bóng mát và cây che bóng cho cây nông nghiệp như chè.
Thế giới:
Muồng đen là cây của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Nam Trung Quốc. Thường gặp ở Ấn
Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Philippin, Malaysia, Indonesia.... Hiện nay, muồng
đen đã được trồng ở hầu khắp các nước thuộc vùng nhiệt đới trên thế giới.
Phân bố của muồng đen
ở Việt Nam
Đặc điểm sinh học
Muồng đen thường phân bố ở độ cao dưới 1.200m, tập
trung nhiều ở độ cao 400-800m. Ở các khu vực có khí hậu
nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình năm 20-260C; nhiệt độ tháng
trung bình lạnh nhất không dưới 150C, lượng mưa năm trung
bình trên 800mm, một năm có 2-3 tháng khô hạn (lượng mưa
dưới 50mm/tháng). Thường phân bố trên các loại đất feralit
đỏ vàng phát triển trên các loại đá bazan, poóc phia, phiến
thạch mica, đá vôi có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ.
Muồng đen sống được nơi đất xấu, khô hạn, nhưng cây phát
triển kém, dáng cằn cỗi, thấp nhỏ, cây phân cành sớm, thân
cong queo. Cây ưa sáng hoàn toàn. mọc thành quần thụ trong
rừng thứ sinh ở độ cao dưới 1.200m. Chúng thường chiếm
tầng trên hay mọc ở rìa rừng. Tái sinh tốt nơi đất trống. Trong
điều kiện đất tót, đủ nước, nhiệt độ cao, muồng đen thay lá rất
nhanh và không rụng lá toàn phần, nhưng trong điều kiện khô
hạn và nhiệt độ thấp, cây rụng lá toàn bộ trong mùa đông
(như ở Trung Quốc). Cây không kén đất, nhưng không chịu
được nơi đất thấp, không thoát nước, dễ bị úng, ngập trong
mùa mưa.
Cây tái sinh bằng hạt tốt nơi đất trống, đủ ẩm; tái sinh
chồi cũng tốt; chịu được cắt tỉa mạnh.
Mùa hoa tháng 5-6, quả chín tháng 11-12. Cũng có khi ra hoa tháng 10-12, quả chín tháng
2-4 năm sau.
Công dụng
Do có tán lá tròn, tạo bóng râm tốt, lá gần như xanh quanh năm, không rụng hoàn toàn, chỉ
thay lá dần từ tháng 1 đến tháng 3 và hoa đẹp, mỗi năm 2 vụ hoa (tháng 4-5 và tháng 9-10), lại
dễ trồng. Vì thế, muồng đen đã được trồng khá phổ biến để làm cây bóng mát dọc đường phố
hoặc cây làm cảnh trong các công viên của Việt Nam. Hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều trồng
loài cây này. Hiện nay muồng đen được trồng rộng rãi để lấy gỗ, trồng rừng phòng hộ, trồng
làm cây phù trợ cho cây nông nghiệp và công nghiệp như chè, cà phê, trồng cải tạo đất và lấy
bóng mát.... Hoa muồng đen không hắc, không hấp dẫn ruồi, bọ; bộ rễ của cây rất khoẻ, rễ cái
ăn khá sâu, nhiều rễ ngang nhờ vậy cây ít bị nghiêng, đổ khi gió bão lớn, lại rất chịu hạn nên
nhiều nơi trồng muồng đen làm hàng cây chắn gió bảo vệ đô thị.
Gỗ muồng đen cứng, nặng, vòng sinh trưởng rõ, có dác lõi phân biệt nên được xếp vào
loại gỗ quí với các đặc tính: Khối lượng thể tích gỗ khô 810kg/m3; hệ số co rút thể tích 0,62.
Điểm bão hoà thớ gỗ 23%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 615kg/cm2; lực uốn tĩnh 1.520kg/cm2;
sức chống tác 20kg/cm; hệ số uốn va đập 0,64. Gỗ muồng đen được dùng trong những kết cấu
chịu lực, chủ yếu trong xây dựng và giao thông vận tải.
Ở Trung Quốc, muồng đen được coi là cây làm củi rất quan trọng của nhân dân vùng núi
và nông thôn vì tốc độ nảy chồi của cây rất nhanh, củi muồng đen lại chắc, nặng, dễ cháy và có
nhiệt lượng cao.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Gieo ươm. Cây trồng 4-5 tuổi đã có hoa và quả, nhưng để lấy giống chỉ chọn những cây từ
8-10 tuổi trở lên. Cây thường có chu kỳ sai quả 2 năm; thời gian thu hái quả chín vào tháng 2-4.
Khi chín vỏ quả có màu nâu thẫm, hạt đen bóng, cứng. Thu hái bằng cách trèo lên cây hoặc
đứng dưới dùng cù nèo móc giật từng quả chín. Quả thu về ủ 2-3 ngày cho chín đều, Hàng
ngày xới đảo một lần. Khi quả chín đều, dem phơi dưới nắng nhẹ 3-4 lần cho quả tách hạt ra;
thu hạt hàng ngày; sau hong khô ở nơi mát 3-4 ngày; khi hạt khô cho vào chum vại để bảo
quản khô, ở nhiệt độ bình thường.
Hạt có một số thông số cơ bản sau: 3-5kg quả cho 1kg hạt; số lượng hạt khoảng 32.000-
36.000hạt/kg; tỷ lệ nảy mầm trên 80%, hàm lượng nước 7-8%.
Xử lý hạt: ngâm trong nước nóng 60-700C, để nguội qua đêm, vớt ra, ủ hoặc gieo vào khay
cát, khi hạt nảy mầm đem gieo. Thời gian nảy mầm sớm nhất 8 ngày, kết thúc nảy mầm 20
ngày sau khi gieo. Đem hạt nảy mầm cấy vào bầu, Bầu có kích thước 9x15cm, thành phần ruột
bầu 80% đất mặt vườn + 20% phân chuồng hoai, những nơi gần rừng, ruột bầu có thể là lớp
đất mặt dưới tán rừng + 1% supe lân. Trong thời gian gieo ươm phải chăm sóc cây tích cực.
Trong 3 tháng đầu phải đảm bảo cây đủ ẩm, 15 ngày làm cỏ phá váng và tưới nước phân
chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 0,1-0,2% (tưới 2,5l/m2), 2 ngày tưới 1 lần. Cây con cần
được che bóng 25% so với ánh sáng tự nhiên.
Thời vụ gieo đầu mùa mưa, thời gian nuôi cấy trong vườn 2-3 tháng. Khi cây con có chiều
cao 20-25cm, đem trồng ở vườn ươm, sau khoảng 20-25 tháng, khi cây cao trên 2m mới đánh
bầu đất đi trồng. Cũng có nơi để cây cao 3m mới trồng.
Kỹ thuật trồng:
Phải rất chú ý đến kỹ thuật bứng cây. Thông thường cây cao 3m, kích thước bầu là phía
trên 30-40cm, phía dưới 20-30cm. và chiều cao 40-50cm. Để chắc chắn cây sống 100%, kích
thước bầu có thể lớn hơn. Nếu dùng kích thước bầu nhỏ hơn để tiết kiệm công đánh bầu và
vận chuyển, phải chú ý moi bới lấy càng nhiều rễ và rễ cọc càng dài càng tốt. Những rễ bới moi
lên này nằm ngoài bầu đất, phải được quấn lại xung quanh bầu để khỏi bị gãy hoặc bị xây xát
trong lúc vận chuyển. Sau khi đào xong, chưa vội nhắc bầu lên mặt đất mà phải dùng dây ràng
buộc bầu theo kiểu mắt cáo để khỏi vỡ. Dùng dao sắc cắt những chỗ bị giập. Trước hoặc sau
khi bứng cây cần cắt bớt 50-70% tổng số lá của cây để hạn chế sự phát tán hơi nước qua lá.
Bứng cây ngày nào nên trồng luôn trong ngày đó, không để hôm sau vì để lâu cây trồng dễ chết
hoặc cây lâu phục hồi.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Muồng đen là cây LSNG đa tác dụng, đặc biệt là cây bóng mát và cây cảnh có nhiều giá trị
thẩm mỹ, môi trường, thích hợp để trồng trong các khu đô thị, vườn hoa, có thể phát triển ở hầu
hết các tỉnh của nước ta.
Tài liệu tham khảo
1. Công ty giống và phục vụ trồng rừng (1995). Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loại cây rừng. Nxb
Nông nghiệp - Hà Nội.Tr.118-122; 2. Hoàng Hoè (Chủ biên) (1994). Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. Vụ Khoa học
Công nghệ, Bộ Lâm Nghiệp, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 3. Trương Hữu Tuyên (1983). Trồng cây xanh đô thị. Nxb
Nông Nghiệp - Hà Nội; 4. Anon, (?). Trees species forrestoration of inland forest of South Vietnam. p: 155- 156; 5.
Faridah Hanum I. & Van der Maesen L.J.G. (Editors) (1997). Plant Resources of South- East Asia. Auxiliary plants. 11:
207-208. PROSEA foundation. Leiden, Netherlands; 6. Lemmens R.H.M. et Wulijarni- Soetjito N. (Editors) (1999). Plant
Resources of South- East Asia. Dye and Tannin. 3: 101-104.PROSEA foundation. Leiden, Netherlands; 7. Vu Van Dung
(Editor) (1996). Vietnam Forest Trees. P: 425-426. A gricultural Publishing House - Hanoi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muongden_7054.pdf