Giới thiệu cây MÂY NẾP

Cây leo mọc thành bụi, với

nhiều thân khí sinh, có thân ngầm

giống “củgừng” nhưng rất cứng và

đen nhưsừng. Thân khí sinh chỉto

bằng ngón tay, nhưng có thểdài 20-30m, nếu được leo trên cây gỗ.

Thân khí sinh không phân nhánh,

leo được nhờcác taymâynằm đối

diện với nách lá. Toàn bộthân được

bao bọc trong các bẹlá màu xanh,

có gai. Lá dài khoảng 1m, trông

giống nhưmột lá kép với 14-20 lá

nhỏ, mọc thành nhóm 2-4 chiếc;bẹ

lá hình ống, ôm lấy thân; lá nhỏhình

mũi mác, dài 15cm, có 3-5 gân hình

cung, nổi rõ, chạy từcuống đến

đỉnh.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây MÂY NẾP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÂY NẾP Calamus tetradactylus Hance, 1875 Tên đồng nghĩa: Calamus bonianus Becc.,1910; C. tetradactylus Hance var. bonianus (Becc.) Gagnep. & Conrard, 1937; C. cambojensis Becc.,1910. Tên khác: Mây tắt, mây ruột gà, mây vườn Họ: Cau dừa - Palmae Tên thương phẩm: White rattan Hình thái Cây leo mọc thành bụi nhiều thân khí sinh, có thân n giống “củ gừng” nhưng rất cứn đen như sừng. Thân khí sinh c bằng ngón tay, nhưng có thể dà 30m, nếu được leo trên cây Thân khí sinh không phân nh leo được nhờ các tay mây nằm diện với nách lá. Toàn bộ thân bao bọc trong các bẹ lá màu x có gai. Lá dài khoảng 1m, giống như một lá kép với 14- nhỏ, mọc thành nhóm 2-4 chiế lá hình ống, ôm lấy thân; lá nhỏ mũi mác, dài 15cm, có 3-5 gân cung, nổi rõ, chạy từ cuống đỉnh. Cây đơn tính khác gốc. hoa dạng bông mo ở nách lá 0,8-1m, có nguồn gốc từ các ta ở phía ngọn. Mỗi cụm hoa có nhánh, mỗi nhánh lại có rất n gié dài 3-4cm, gồm những chù 13 hoa nhỏ màu vàng, có hư thơm. Quả hình cầu, đường kính bọc, vẩy xếp thành 18 hàng dọ hình cầu, đường kính 6mm, kh cứng. Quanh hạt có cùi mọng n Các thông tin khác về thực vậ Loài mây nếp có thể gồm Nhiều người trồng mây ở huyện Mây nếp - Calamus tetradactylus Hance , với gầm g và hỉ to i 20- gỗ. ánh, đối được anh, trông 20 lá c; bẹ hình hình đến Cụm , dài y mo 4-7 hiều 1. Thân mang lá; 2. Cụm quả; 3. Quả m 3- ơng 8mm, đầu có mỏ nhọn và núm nhụy tồn tại; vỏ quả có vẩy bao c. Khi non quả màu xanh, già màu xám vàng. Mỗi quả có 1 hạt i non hạt màu trắng trắng, vỏ mềm, khi già màu nâu đen, vỏ rất ước, khi non có vị đắng, khi già cùi hơi ngọt, ăn được. t một số đơn vị dưới loài (phân loài, thứ hoặc giống trồng trọt). Kiến Xương Thái Bình cho rằng, có 2 giống mây nếp: - Mây nếp tía: Khi già gốc mây đỏ tím, sợi săn rất bền, thân dẻo, đẻ nhánh khỏe, chịu hạn giỏi, ưa đất cao, thoát nước, khả năng vươn dài mạnh. - Mây nếp trắng: Thân to, mập hơn, lúc già gốc vẫn trắng, sợi hơi ròn, khả năng đẻ nhánh mạnh, vươn dài, nhiều sợi. Tính chịu đựng của mây trắng yếu hơn mây tía, cần trồng nơi đất tốt mới cho năng suất cao. Người trồng mây ở huyện Vũ Thư (giáp thị xã Thái Bình) lại cho rằng ở Thái Bình có 2 giống mây: - Mây tẻ: Lá nhỏ hơn, màu nhạt, quả rất sai, sợi mây màu mỡ gà, dẻo hơn mây nếp. - Mây nếp: Lá to dày, quả to tròn, thưa quả hơn, sợi trắng, giòn. Cần tìm hiểu kỹ cứu các nhận xét trên của người trồng mây trong công tác nghiên cứu tính đa dạng của loài mây nếp, đặc biệt là với việc chọn giống để gây trồng. Phân bố Phân bố của mây nếp ở Việt Nam Việt Nam: Mây nếp phân bố rộng từ Hà Giang, Cao Bằng Lạng Sơn vào đến Đồng Nai, nhưng tập trung nhất ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình và Quảng Trị. Thế giới: Miền Nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến), Lào, Cămpuchia, Thái Lan. Hiện nay Trung Quốc, Lào và Thái Lan cũng đang chú ý phát triển gieo trồng loài mây quí này. Đặc điểm sinh học Đây là loài mây phổ biến nhất của Việt Nam, cả trong trạng thái hoang dã và trong trồng trọt. Có thể gặp mây nếp từ vùng ven biển đến miền núi cao dưới 800m. Hầu hết các tỉnh có rừng nhiệt đới thường xanh đều có mây nếp phân bố. Cách đây hàng trăm năm, mây nếp đã được trồng làm hàng rào ở nhiều gia đình thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng như: Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên. Khoảng mười năm gần đây, nhiều tỉnh trung du và miền núi cũng bắt đầu trồng loài. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, nhiều tỉnh ở phía Nam cũng đã bắt đầu trồng mây nếp. Trong rừng tự nhiên, mây nếp phân bố ở độ cao 100-800m, chủ yếu tập trung ở độ cao 100-500m. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là nơi sống chủ yếu của loài mây này. Trong rừng nửa rụng lá hay rụng lá hầu như không gặp loài mây nếp. Điều kiện thích hợp cho sinh trưởng phát triển của loài mây nếp là: nhiệt độ trung bình năm 20-300C, mùa lạnh không có nhiệt độ quá thấp, nếu xuống dưới 50C, cây có thể bị chết; lượng mưa hàng năm trên 1.500mm, lượng mưa càng cao, mây nếp phát triển càng tốt; nhưng cây không chịu được úng, ngập. Rừng có mây nếp mọc thường phải có độ mở tán trên 50%, đất tốt, giàu mùn, độ pH 4,5- 6,5. Trong rừng nguyên sinh thường ít gặp mây nếp. Chúng thường mọc trong các khu rừng thứ sinh đã bị khai thác ở các mức độ khác nhau, ở ven rừng và ven suối. Tại vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, mây nếp thường mọc tự nhiên ở các hàng rào quanh nhà. Khi còn non (1-3 tuổi) mây nếp là cây ưa bóng, cần có tán che mới sinh trưởng, phát triển bình thường; nhưng sau 4 tuổi, nếu rừng không được mở sáng kịp thời hoặc nếu không leo bám vươn lên được ngọn các cây gỗ, mây nếp sẽ ngừng sinh trưởng hoặc chết dần. Cây cao 0,5m, trên bẹ lá xuất hiện tay mây để giúp cây bám vào giá thể và phát triển rất mạnh. Mây nếp đẻ nhánh mạnh, sau khi trồng 1 năm, cây đã có thể đẻ nhánh. Nó đẻ nhánh quanh năm, mỗi nhánh phát triển thành một thân khí sinh. Mùa mưa cây đẻ nhánh mạnh hơn mùa khô. Từ các mắt thân ngầm đẻ ra các nhánh con, nhánh con lại đẻ ra các nhánh con khác. Thường mây chỉ đẻ 1 nhánh, rất ít khi đẻ 2 nhánh. Sự đẻ nhánh diễn ra liên tục, nhánh mẹ cao 1m đã có nhánh con cao 0,5m và có cả nhánh của các thế hệ tiếp sau. Sự đẻ nhánh còn phụ thuộc vào đất tơi xốp hay không và cách vun gốc khi trồng. Lấp đất sâu, sẽ ảnh hưởng xấu đến sự đẻ nhánh, vì vậy khi trồng chỉ cần lấp đất ngang cổ rễ. Nếu gốc được phơi thoáng, khả năng đẻ nhánh cũng cao. Bụi mây 7 tuổi có khoảng 30 nhánh. Những bụi mây lớn, ở trạng thái hoang dại, có tới gần 100 nhánh; khi đó tổng chiều dài thân mây của cả bụi tới hơn 300m. Mây nếp tăng trưởng khá nhanh, mỗi năm thân dài ra được 4-5m. Bụi mây có thể cắt liên tục 1-2 năm 1 lần. Sau khi trồng 4-5 năm, mây nếp ra hoa kết quả lần đầu. Mầm hoa bắt đầu xuất hiện từ tháng 3, có dạng nụ hoa từ tháng 5-6, kéo dài tới tháng 9, thời gian đó quả mây non cũng đã xuất hiện, nhưng phải tháng 4-5 năm sau quả mới chín ở Đồng bằng Bắc bộ. Công dụng Mây nếp được sử dụng từ rất lâu đời và rất quen thuộc ở nước ta. Do có sợi với độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng đều, mặt ngoài có màu trắng ngà, bóng rất đẹp, lại dễ uốn; lại có thể kết hợp tốt với kim loại và vật liệu khác như gỗ, da, nhựa để làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ cao cấp. Sợi mây cũng dễ chẻ thành thanh nhỏ, nên mây nếp là một trong những loài mây được dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát, tạo mặt bàn ghế cao cấp có giá trị ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Độ dài lóng của sợi mây thay đổi từ 10-30cm. Khối lượng riêng 0,432; lực căng kéo 38,0N/mm2. Hàm lượng lignin 18,7%. Chất lượng sợi mây phụ thuộc vào tuổi cây, độ ẩm trong sợi, điều kiện môi trường sống, độ dài và đường kính của lóng... Cây mọc thành bụi kín, có nhiều gai, nên mây nếp thường đuợc trồng làm hàng rào quanh nhà, quanh vườn, quanh chuồng trại để bảo vệ gia súc. Quả mây nếp có vị chua ngọt, được trẻ con ưa thích Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Mây nếp trồng 4-5 năm sẽ ra hoa, nhưng chỉ ở cây cái mới có quả. Mỗi cây có khoảng 5.000 quả. Mùa thu hạt vào tháng 4-5 hàng năm. Chọn cây mẹ trên 7 tuổi, mọc nơi quang trống hoặc có ngọn vượt lên khỏi tán rừng hay tán cây gỗ. Cây mẹ xanh tốt, không sâu bệnh. Không lấy quả từ cây mây nằm bò trên mặt đất. Cuối tháng 4 Dương lịch, khi quả chuyển từ màu xanh sang trắng ngà, cùi có vị chua ngọt, hạt chuyển từ trắng sang đen và cứng lại là có thể thu hạt. Nếu thu muộn quả sẽ rụng nhiều trong lúc cắt buồng quả. Cần cắt từng chùm quả có số qủa chín trên 1/3 và cắt cả buồng. Quả tốt khoảng 3.200-3.500 quả/kg. Quả mang về để cả cành ủ thêm vài ngày cho chín đều, sau đó cầm cuống chùm rũ nhẹ và thu lấy các quả rụng. Có thể gieo ngay cả quả, nhưng thời gian nảy mầm rất chậm và tỷ lệ nảy mầm thấp. Để hạt mây có thể mang đi xa, bảo quản tốt và hạt nảy mầm nhanh, cần phải đãi hạt. Quả sau khi ủ chín đều, ngâm trong nước lạnh 24 giờ rồi mang đãi sạch vỏ và cùi hạt. Hạt thu được hong khô trong nhà và cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát.Hạt tốt, trung bình 8.000-8.500hạt/kg. Hạt chỉ cất trữ được không quá 3 tháng. - Gieo hạt: Ngâm hạt hoặc quả vào nước ấm 40-450 (2 sôi 3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra rửa sạch, để ráo rồi đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn. Nếu gieo cả quả thì phải sau 4 tháng hạt mới nảy mầm; còn gieo bằng hạt, chúng sẽ nảy mầm, sau khi gieo khoảng 1 tháng. Luống gieo phải được làm đất kỹ, bón lót 3-4kg phân chuồng hoai/m2. Kích thước luống rộng 0,8-1,0m, cao 15-20cm, dài 5-10m. Rãnh giữa 2 luống rộng 35-40cm. Cũng có thể gieo vãi (khoảng 2 kg hạt/m2); gieo hạt xong cần, phủ đất dày 1cm, tủ rơm rạ kín mặt luống. Thời gian gieo tốt nhất là đầu tháng 5. Tưới đủ ẩm sau khi gieo. Cần làm giàn che bóng 90-100%, tưới nước hàng ngày. Khi hạt nảy mầm dỡ bỏ vật che tủ, nhổ cỏ trên luống. - Tạo cây con: Khi cây mạ có 1-2 lá, cần tiến hành cấy cây trên luống hoặc vào bầu đã chuẩn bị sẵn. Luống cấy cây cũng chuẩn bị như luống gieo, cự ly cây 5-10cm. Cấy cây vào bầu polyethylen rộng 6-10cm, dài 12-15cm. Ruột bầu gồm 89% đất thịt tầng mặt với 10% phân chuồng hoai và 1% supe lân theo khối lượng. Làm giàn che cho cây sau khi cấy. Độ che thích hợp 50-70%. Tưới nước thường xuyên nhưng không để úng. Định kỳ làm cỏ, phá váng cho cây.Trước khi trồng 1 tháng dừng chăm sóc. Tiêu chuẩn cây con: Tuổi: 18 tháng; chiều cao trên 20cm; số lá: 3-4 lá/cây; sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Kỹ thuật trồng: Thời vụ trồng: Mùa xuân hoặc đầu mùa mưa Phương thức: trồng dưới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có độ tàn che 0,3-0,4 trồng theo đám, ở các lỗ trống rừng khoanh nuôi tự nhiên; hoặc trồng quanh vườn rừng, vườn nhà. Mật độ trồng: 3.300 cây/ha (1x3m) hay 2.500 cây/ha (1x4m) hoặc 1.650 cây/ha (2x3m) Nếu trồng quanh vườn thì nên trồng 2 hàng. Hàng cách hàng 50cm; cây cách cây 30-50cm. Trồng theo kiểu nanh sấu. Xử lý thực bì: Phát dọn quanh hố trồng, nhưng vẫn phải giữ cây che bóng và làm giá thể cho cây leo lên. Nơi không có cây gỗ phải trồng thêm hoặc cắm cọc cho mây. Làm đất: Cục bộ theo hố đào, kích thước 15x15x15cm hoặc 20x20x20cm. Có điều kiện bón lót 0,2-0,3kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 1-2kg phân chuồng hoai/cây. Khi trồng moi đất, xé bỏ vỏ bầu, đặt cây vào hố, lấp đất và dậm chặt, không lấp quá cổ rễ. Chăm sóc: Làm cỏ, xới đất quanh gốc trong 2 năm đầu, 2-3 lần/năm. Hàng năm phát bỏ dây leo, bụi rậm, đảm bảo đủ ánh sáng cho cây. Lê ngọc Hạnh và cộng sự (1996) khi nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để rút ngắn thời gian tạo giống mây nếp đã đi đến các kết luận sau: + Thời vụ thu quả mây nếp thích hợp vào tháng 4 đến hết tháng 5 Dương lịch. + Sức nảy mầm của hạt mây giảm rõ rệt theo thời gian kể từ sau khi thu hái. Ở điều kiện bình thường, không nên cất trữ khô quá 3 tháng. + Các hóa chất 2,4D, HCl, nước vôi trong ở các nồng độ thích hợp có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống và đều có thể áp dụng trong gieo ươm mây, song trong sản xuất nên dùng nước vôi trong vì hiệu quả kinh tế cao và dễ sử dụng. + Nền gieo mây là cát ẩm ở trong phòng rất thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt giống. So với gieo ươm thông thường (gieo hạt trên nền đất và ử bằng rơm rạ, bùn ao) thì gieo trên cát ẩm ưu việt hơn như: giảm công gieo hạt, chăm sóc hạt gieo, giảm diện tích gieo hạt 3-4 lần, đặc biệt là rút ngắn thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm rất cao. + Thực hiện chế độ chăm sóc (nước phân), phòng trừ sâu bệnh tốt và đặc biệt là chế độ che bóng phù hợp 80%, mây con 1 năm tuổi đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn và tỷ lệ xuất vườn cao. Đây là những kết luận rất hợp lý, cần xác định để áp dụng trong quá trình nhân giống mây nếp. Khai thác, chế biến và bảo quản Sau khi trồng 3-4 năm, nơi đất tốt có thể bắt đầu khai thác. Khi khai thác chặt cách gốc 10cm, lôi dây mây ra ngoài khóm rồi dóc vỏ, bỏ bẹ lá. Đem sợi mây phơi nắng nhẹ rồi mang bán. Nếu để lâu phải sấy diêm sinh để tránh mốc và mối mọt. Bụi mây nếp 20-30 năm tuổi vẫn cho thu hoạch bình thường, không phải trồng lại, nếu được chăm sóc tốt. Có thể thu hoạch 1-2 năm/lần. Hiện nay giá bán giao động từ 4.000-7.000 đồng/kg sợi mây. Người thu mua thường đến tận nhà để tự chặt và cân. Một gia đình miền núi trồng khoảng 200-300m hàng rào mây có thể thu hoạch 500-1.000kg mây sợi/năm và bán được 5-6 triệu đồng, tương đương với 1-2 tấn thóc. Ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, các khu trồng mây nếp thử nghiệm trên các sườn đồi, đã có thể thu hoạch đợt đầu vào năm thứ 7 với năng suất chừng 1,2 tấn/ha, đợt 2 vào năm thứ 11 với năng suất khoảng 1,1 tấn/ha và tiếp theo có thể thu hoạch 4 đợt nữa, với mỗi lần cách nhau 3 năm. Năng suất chung cho một chu kỳ sinh trưởng 25 năm của mây nếp có thể đạt 6 tấn/ha. Nhưng nếu trồng trên đất tốt và được chăm sốc đày đủ có thể đạt 25 tấn/ha trong chu kỳ 25 năm. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Mây nếp là một loài mây quan trọng nhất trong chiến lược phát triển mây song của ta. Do có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ trồng, dân lại có tập quán trồng lâu đời, nên mây nếp có khả năng phát triển trên qui mô lớn. Nếu được đầu tư kỹ thuật và có chính sách phù hợp thì trong một tương lai gần, mây nếp không chỉ đáp ứng nhu cầu mây sợi nhỏ cho sản xuất trong nước mà còn có triển vọng lớn để xuất khẩu. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Hòe (chủ biên) (1994). Mây nếp. Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng. Vụ Khoa học Công Nghệ, Bộ Lâm Nghiệp. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 2. J.Dransfield và N. Manokaran (chủ biên) (1998). Calamus tetradactylus Hance. Các cây song mây. Tài nguyên thực vật Đông Nam Á - PROSEA, Tập 6: 87-91. Nhà xuất bản Nông Nghiệp - Hà Nội (Bản dịch); 3. Lê ngọc Hạnh và cộng sự (1996). Bước đầu tìm hiểu một số biện pháp kỹ thuật rút ngắn thời gian tạo giống mây (Calamus tetradactylus). Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp 1991 - 1995: 176- 178. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 4.Triệu văn Hùng (chủ biên) (2002). Cây mây nếp. Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng; Tr.38-43. Nxb Nông Nghiệp; Hà Nội; 5. Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường (1996). Gây trồng và phát triển Mây song. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmaynep_1953.pdf