Thân ngầm dạng củ, thân khí
sinh mọc cụm, chiều cao thân 15-20cm, đường kính 6-12(-20)cm, ngọn
dài, rủxuống, mấy đốt ởgốc thân
thường có vòng rễkhísinh; chiều dài
lóng 30-50cm, lúc non có lông gai
nhỏmàu nâu nhạt, và phủlớp phấn
trắng mỏng; vòng thân không nổi lên;
trên và dưới vòng đốt đều có một
vòng lông nhung màu nhạt.
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây MẠNH TÔNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNH TÔNG
Dendrocalamus asper (J. A. et J. H. Schult.) Backer ex Heyne, 1927
Tên đồng nghĩa: Bambusa aspera Schult f., 1830; Dendrocalamus flagellifer
Munro,1 spera
(Schult.
Tên khác: Bương;
Họ: Hoà thả
Phân họ: Tre – Ba
Tên thương phẩm: Giant ba
Hình thái
Thân ngầm dạng củ, thâ
sinh mọc cụm, chiều cao thâ
20cm, đường kính 6-12(-20)cm,
dài, rủ xuống, mấy đốt ở gốc
thường có vòng rễ khí sinh; chiề
lóng 30-50cm, lúc non có lôn
nhỏ màu nâu nhạt, và phủ lớp
trắng mỏng; vòng thân không n
trên và dưới vòng đốt đều có
vòng lông nhung màu nhạt.
thường chia cành cao, bắt đầu
thứ 9; mỗi đốt có nhiều cành
cụm, cành chính rõ. Bẹ mo rụng
chất da, lúc tươi màu lục nhạ
lưng có lông gai nhỏ ép sát,
trắng xám đến màu nâu, sau kh
màu nâu nhạt, đầu hình cung trò
mo hình tam giác hẹp, dài 2cm
khoảng 7mm, gấp dạng sóng,
đầu hơi mở rộng và gần hình
mép có mấy chiếc lông mi dạng
cong dài tới 6mm; lưỡi mo nổ
cao 7-10mm, mép đính lông tua
nâu dài 3-5mm; phiến mo hình
mác, thường lật ra ngoài, hai bê
thu hẹp vào trong, gấp nhăn
sóng. Cành nhỏ mang 7-13 lá,
lúc đầu có lông gai nhỏ ép sát, v
trở nên nhẵn, tai lá nhỏ, lôn
miệng bẹ mấy chiếc; lưỡi lá
khoảng 2mm, mép nguyên hay
30(-35)cm, rộng (1,5-)3-5cm, mặ
rõ, mép lá một bên ráp, một bên
Cụm hoa không lá, dài tới
9mm, rộng 4mm, chứa 4 hay 5866; D. merrilinianus Elmer, 1915; Gigantochloa a
f.) Kurz., 1876
mạy puốc đeng
o – Poaceae
mbusoideae
mboo
n khí
n 15-
ngọn
thân
u dài
g gai
phấn
ổi lên;
một
Cây
từ đốt
mọc
sớm,
t, mặt
màu
i khô
n, tai
, rộng
phía
tròn,
sóng
i lên,
màu
lưỡi
n gốc
dạng
bẹ lá
ề sau
g mi
, cao
xẻ răng nhỏ; phiến lá hình lưỡi mác đến hình mác, dài (10-)20-
t dưới phủ lông mềm, gân cấp hai 7-11 đôi, gân ngang nhỏ hơi
hơi ráp, cuống lá dài 2-7mm.
Mạnh tông - Dendrocalamus asper (J. A. et J. H. Schult.)
Backer ex Heyne
1. Một bụi; 2. Măng; 3. Mo thân; 4. Cành lá;
5. Bẹ lá; 6. Cụm hoa
50cm, mỗi đốt có ít đến nhiều bông nhỏ; bông nhỏ dẹt, dài 6-
hoa lưỡng tính, và một hoa thoái hoá ở đỉnh; mày ngoài hình
trứng rộng, càng lên phía trên càng dài, dài nhất 8mm, lưng có lông nhỏ, phần trên của mép có
lông mảnh; mày trong dài bằng mày ngoài, lưng có 2 gờ, giữa các gờ có 2-3 gân, trên gờ và
mép đều có lông mảnh, mày trong của hoa nhỏ trên cùng bị thoái hoá, trên gờ không có lông
mảnh, nhưng khoảng giữa các gờ có lông ráp; mày cực nhỏ không; bao phấn dài 3-5mm (hoa
nhỏ phía trên dài nhất), đầu có mũi nhọn ngắn, không lông; bầu và vòi đều phủ lông nhỏ, đầu
nhuỵ 1, dạng lông vũ.
Các thông tin khác về thực vật
Tre mạnh tông ở phía nam hay bương ở phía Bắc trước đây được xác định là một loài và
mang tên khoa học là: Dendrocalamus flagellifer Munro, 1866. Các tài liệu xuất bản trước năm
1980 vẫn sử dụng tên khoa học đó. Vào cuối thế kỷ XX, tên khoa học của tre mạnh tông được
chuyển là Dendrocalamus asper (J. A. et J. H. Schult.) Backer ex Heyne, 1927 vì tên này hợp
với luật danh pháp thực vật đã được thừa nhận.
Phân bố
Phân bố của mạnh tông
ở Việt Nam
Việt Nam:
Trước đây mạnh tông được trồng nhiều ở vùng trung du
và Đồng bằng Bắc Bộ (Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên,
Bắc Kạn, Bắc Giang, Hoà Bình, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh
Hoá, Nghệ An) và vùng Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình
Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Long An...). Hiện nay vùng trồng mạnh tông đã được mở
rộng do có nhiều giá trị sử dụng.
Mạnh tông được trồng phân tán từng khóm trong vườn
nhà. Ở Thái Bình mạnh tông đựơc trồng từng hàng ven đê. Ở
Hạ Hoà (Phú Thọ) nó được trồng thành đám.
Thế giới:
Mạnh tông phân bố ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan,
Malaysia, Ấn Độ, Myanmar, Indonesia, Philippin.
Về nguồn gốc, nhiều người cho mạnh tông có nguồn gốc
từ vùng Đông Nam Á. Việt Nam có thể là quê hương của
mạnh tông vì ở đây nó đã được trồng từ rất lâu đời và theo
một số thông tin gần đây thì tre mạnh tông mọc tự nhiên trong
một số thung lũng đá vôi vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, giáp
với Ninh Bình.
Đặc điểm sinh học
Cây phân bố ở vùng có khí hậu nhiệt đới mưa mùa, độ cao so với mặt biển dưới 1.500m.
Tuy vậy nơi trồng thích hợp nhất của mạnh tông là vùng có độ cao 400-600m, lượng mưa:
2.000-2.500mm. Trong vùng này mạnh tông có thể mọc trên mọi loại địa hình và đất; nhưng
vùng có địa hình đồi thấp, đất cát pha đến đất thịt, thành phần cơ giới nặng và thoát nước là tốt
hơn cả. Vùng chân núi và thung lũng núi đá vôi cũng thích hợp để trồng mạnh tông vì ở đây cây
phát triển rất tốt, kích thước đạt tối đa, thể hiện rõ nhất là ở vùng núi đá vôi Hoà Bình, Ninh
Bình vàThanh hoá.
Măng xuất hiện khi bắt đầu có mưa và phát triển thành cây tre mới, trong khoảng 2-3
tháng. Cành cây phát triển khi thân tre đạt chiều cao tối đa. Cây trưởng thành khi 3-4 tuổi. Đây
cũng là tuổi tốt nhất để khai thác thân tre. Bụi tre trưởng thành, lúc cây đạt chiều cao và đường
kính tối đa, là khoảng 5-6 năm sau khi trồng. Khi đó bụi có đường kính khoảng 3m hay hơn và
số cây trong bụi khoảng 60 cây.
Mạnh tông có khả năng sinh sản bằng hạt (đã thu được cây con từ hạt). Cây cho nhiều
măng, có thể ra nhiều đợt trong một vụ, nếu măng đợt trước bị khai thác mạnh.
Công dụng
Mạnh tông cho thân to, thẳng, cứng, vách thân dày nên thường dùng làm cột nhà, cột điện,
cầu cống... Măng ăn ngon, được nhiều người ưa thích và được coi là một trong những loại
măng ngon nhất trong các loài tre. Trồng mạnh tông lấy măng có lợi vì cho măng nhiều, to, thịt
dầy, nặng cân... (vì vậy có địa phương người dân gọi là "Tre măng").
Mạnh tông được trồng khá nhiều ở Thái Lan. Theo con số thống kê năm 1995, diện tích
trồng mạnh tông của Thái Lan là 6.000ha.
Kích thước trung bình của sợi thân tre mạnh tông là: chiều dài 3,78mm, đường kính 19µm,
khoang tế bào sợi rộng 7µm; vách dày 6 µm. Độ ẩm trung bình trong thân mạnh tông tươi là
55% (76% ở gốc và 36% ở ngọn); độ ẩm của thân sau khi chặt và hong tự nhiên ngoài không
khí là 15% (15-17% ở phần dưới và 13-14% ở phần ngọn); trọng lượng riêng khoảng 0,7; lực
chẻ dọc 81,6 N/mm2 và 103,4%, lực ép dọc thớ là 22 N/mm2.
Thành phần hoá học của thân tươi là: holloxenlulose 53%, pentosan 19%, lignin 25%, tro
3%; chất tan trong nước lạnh là 4,5%, trong nước nóng là 6%, trong cồn ben zen 1%, trong sút
là 22%.
Phần non ăn được của thân tre khoảng 34% trọng lượng và nặng khoảng 5,4kg, khi chưa
bóc bẹ; khoảng 1,8kg, sau khi bóc bẹ. Măng mạnh tông có thể dùng đóng hộp và chất lượng
khá tốt.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Cũng như các loài tre mọc cụm có thân to khác như: mai, luồng, diễn, mạnh tông được
trồng chủ yếu bằng thân ngầm. Hiện nay nhân giống bằng cành chét mới được nghiên cứu và
áp dụng đối với tre mạnh tông.
Muốn lấy giống gốc cần chọn cây bánh tẻ (12-18 tháng tuổi), không sâu bệnh, phát triển
tốt. Dùng thuổng đào gốc, đến khi toàn bộ thân ngầm lộ rõ. Dùng dao sắc chặt đứt cổ thân
ngầm (nơi tiếp súc thân ngầm với cây tre mẹ); vết cắt cần gọn, nhẵn, không làm ảnh hưởng
đến các mắt trên thân ngầm. Cắt bớt rễ, chỉ để dài 1-3cm. Phần thân tre để lại cùng với thân
ngầm (gốc tre) dài khoảng 0, 7-1,5m, mang 3-4 mắt thân.
Muốn tạo giống bằng cành chét, là những cành mọc gần phía gốc, có gốc cành to (thường
gọi đùi gà), phải chọn các cành bánh tẻ, có lá phát triển đày đủ, màu xanh thẫm, có rễ màu
xanh nhạt, đầu rễ màu hơi trắng để làm giống. Trồng bằng cành chét có ưu điểm là ít tốn công
vận chuyển, không ảnh hưởng đến cây mẹ và cả búi tre vì không phải đào gốc sâu. Nên ươm
cành chét trong vườn ươm hay trong túi bầu để thành cây con có đủ cành lá mới trồng, để đảm
bảo tỷ lệ sống cao.Trồng bằng cành chét, sẽ lâu thành bụi hơn, thường phải 6-8 năm; trong khi
trồng bằng giống gốc chỉ 4-5 năm đã thành bụi tre, có thể khai thác măng được.
Hố trồng phải đào trước một tháng, đất đào lên cần để lớp đất mặt riêng, khi lấp hố sẽ lấp
đất mặt xuống trước. Thường bón 10-20kg phân chuồng hoai cho 1hố. Kích thước hố to nhỏ
tuỳ theo kích thước gốc trồng, thường là 40x40x40cm. Khi trồng nên đặt gốc tre nghiêng một
góc 450, hai hàng mắt quay ra 2 bên. Dùng lớp đất mặt lấp kín gốc và phần thân sát gốc. Nén
chặt, rồi phủ cỏ hay rác để giữ ẩm cho gốc tre mới trồng.
Sau khi trồng phải chú ý chăm sóc, làm cỏ, phát quang bụi rậm cho cây. Nếu đất khô quá
phải tưới nước để đảm bảo độ ẩm. Thời gian chăm sóc cho cây non từ 2-3 năm sau khi trồng.
Mỗi năm chăm sóc 2-3 lần. Nếu có điều kiện có thể bón phân hữu cơ hay phân NPK cho cây
mỗi năm 1 lần. Thường bón 100-300kg/ha phân 15-15-15NPK trong năm đầu và năm thứ 2 bón
20-30kg/ha cho mỗi khóm tre. Việc làm cỏ, vun gốc là rất cần thiết để giữ độ ẩm và tăng số
lượng măng sinh ra hàng năm.
Khai thác chế biến và bảo quản
Khi khai thác thân tre mạnh tông để dùng trong xây dựng, làm nhà, chỉ chặt các cây trên 3
năm tuổi. Sau khi chặt tốt nhất là ngâm nước hoặc ngâm bùn trong thời gian 1-2 tháng để nâng
cao độ bền của cây và tránh mối mọt.
Khai thác măng khi măng nhú khỏi mặt đất 25-30cm. Thường khai thác vào đầu mùa mưa,
tháng 6-7, và chỉ khai thác măng ra đầu và cuối vụ, còn để lại măng giữa vụ để thành cây tre.
Măng tre mạnh tông thường dùng để chế biến “măng lưỡi lợn” loại cao cấp với chất lượng
và giá trị giống như măng mai cây và mai ống.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Ở Việt Nam, mạnh tông mới được trồng trên qui mô nhỏ, phạm vi hộ gia đình. Người dân
trồng và khai thác mạnh tông theo tập quán; chặt nhiều hay ít tuỳ theo nhu cầu sử dụng.
Phùng Thị Cẩm Thạch (Phân Viện KHLN Nam Bộ) đã ứng dụng kỹ thuật chiết cành để tạo
giống mạnh tông và mở ra khả năng trồng trên qui mô lớn ở nhiều vùng khác nhau. Vùng Hạ
Hoà (Phú Thọ) người dân trồng mạnh tông trong rừng thứ sinh thấy phát triển tốt nên cũng đã
tự nhân giống cành để bán rộng rãi.
Mạnh tông cho thân tre hoặc măng, có chất lượng tốt, năng suất cao vì vậy nên khuyến
khích và mở ra nhiều vùng trồng mạnh tông nếu có điểu kiện thích hợp.
Cũng cần nghiên cứu toàn diện loài tre này làm cơ sở khoa học vững chắc để chỉ đạo sản
xuất.
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Quang Đê (chủ biên) (2003). Tre trúc. Gây trồng và sử dụng. Nxb Nghệ An; 2. Academia Sinica (1996). Poales. Flora
Reipublicae Popularis Sinicae. Tomus 9(1): 193-194. Science Press. Beijing (Trung văn); 3. Dransfield S. and Widjaja E.A.(Editors)
(1995). Plant Resources of South-East Asia Bamboo. 7: 80- 83. Bogor, Indonesia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- manhtong_6786.pdf