Giới thiệu cây LIM XANH

Câygỗlớn, thường xanh cao 20-25(-45)m, đường kính 70-90(-250)cm. Tán lá

dày, xoè rộng, thân tròn, gốc có bạnh nhỏ.

Lúc non vỏngoài có mầu xám với các vết

nứt dọc nhẹ màu nâu, khi già vỏcó màu nâu

sẫm, nứt ô vuông hay bong vảy lớn và có

nhiều lỗvỏnổi rõ; thịt vỏdày, màu hồng.

pdf4 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây LIM XANH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIM XANH Erythrophloeum fordii Oliver, 1883 Tên khác: Lim, thiết lim Họ: Vang – Caesalpiniaceae Hình thái Cây gỗ lớn, thường xanh cao 20-25(- 45)m, đường kính 70-90(-250)cm. Tán lá dày, xoè rộng, thân tròn, gốc có bạnh nhỏ. Lúc non vỏ ngoài có mầu xám với các vết nứt dọc nhẹ màu nâu, khi già vỏ có mà sẫm, nứt ô vuông hay bong vảy lớn nhiều lỗ vỏ nổi rõ; thịt vỏ dày, màu hồn Lá kép lông chim 2 lần, mọc so l đôi cuống thứ cấp, mỗi cuống có 9- chét nhỏ, mọc cách hình trái xoan, c nhọn, gốc tròn; mặt trên xanh bóng dưới xanh nhạt, có gân nhỏ nổi rõ ở mặt. Cụm hoa hình chuỳ, gồm nhiều dài 20-30cm mọc ở đầu cành. Hoa n nhỏ, màu trắng vàng. Lá đài 5, hợp ở thành hình chuông, đầu chia 5 thuỳ; tràng 5, rời, hẹp và dài; nhị 10, bao quay vào trong và nứt theo rãnh dọc đính ở đáy của đài, vòi ngắn, núm không rõ. Quả đậu, hình thuân, dài khoảng (15-30cm), rộng 3-4cm. Hạt 6-12, dẹt, cứng, màu nâu đen và có rãnh tròn qua er uả Phân bố Việt Nam: Lim xanh là loài cây cận đặc hữu Nam, còn phát hiện lim xanh mọc rải liệu trước đây, lim xanh mọc tập trung cực nam của loài cây gỗ quí này là tỉnh có ở Quảng Ngãi, Bình Định, và Bình phân bố của lim xanh từ 10-23o vĩ Bắc là: Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Thá Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng tỉnh Quảng Nam còn những khu rừng v u nâu và có g. e; 3-4 17 lá ó mũi , mặt cả 2 bông hiều, gốc cánh phấn ; bầu nhuỵ 20cm có vỏ nh hạt. Một kilogram có khoảng 700-1.100 hạt. Lim xanh - Erythrophloeum fordii Oliv 1. Cành mang hoa; 2. Hoa; 3. Nhuỵ ; 4. Qcủa Việt Nam vì ngoài khu phân bố tập trung nhất ở Việt rác ở miền Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, theo các tài ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và biên giới Quảng Nam. Nhưng gần đây đã phát hiện lim xanh còn Thuận (huyện Hàm Tân, độ vĩ 10,47 Bắc). Như vậy khu và 102-108o kinh Đông. Các tỉnh có nhiều lim xanh nhất i nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Trị, Quảng Nam. Vùng sông Thanh, huyện Nam Giang, ới nhiều cây lim xanh có đường kính trên 1,5m. Phân bố của lim xanh ở Việt Nam Thế giới: Lim xanh mọc ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Triết Giang và phía Đông đảo Đài Loan. Đặc điểm sinh học Lim xanh là cây gỗ lớn, phân bố trong vành đai nhiệt đới thấp, từ 200-800m, nhưng tập trung nhất ở độ cao 300-500m. Vùng phân bố của lim xanh có nhiệt độ bình quân năm 22,2- 23,80C; nhiệt độ tối cao 42,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1,40C; lượng mưa biến động từ 1.500mm/năm (Quì Châu, Nghệ An) đến 3.000mm/năm (Móng Cái, Quảng Ninh), độ ẩm trung bình năm 80-86%. Yêu cầu ánh sáng của cây thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển: Giai đoạn 4-5 tháng tuổi, lim xanh là cây chịu bóng, sinh trưởng bình thường ở độ tàn che 25-75%; đặc biệt thích hợp ở độ tàn che 50%. Trong điều kiện được chiếu sáng tự nhiên 100%, ánh sáng hoàn toàn (không che) hoặc che tối 100%, cây lim xanh non sinh trưởng rất kém. Giai đoạn càng lớn (từ 5 tuổi trở lên) cây sinh trưởng bình thường ở điều kiện ánh sáng tự nhiên. Khi trưởng thành, lim xanh luôn vươn lên tầng cao nhất của rừng. Cây phân bố trên nhiều loại đất có nhiều nguồn gốc khác nhau như: sa thạch, phiến thạch sét, gnai, mica sit, poóc phia... có thành phần cơ giới từ cát pha, sét nhẹ, sét trung bình đến sét nặng. Cây thích hợp nhất với đất sâu, dày, ẩm; nhưng cũng mọc được ở các loại đất thoái hoá với tầng đất mỏng, độ ẩm không cao, tuy vậy cây sinh trưởng kém. Đất có lim xanh mọc thường khá chua đến chua trung bình. Lim xanh thường mọc thành quần thụ hỗn loại; chúng mọc xen với các loài cây thuộc chi Dẻ đá và Dẻ gai (họ Dẻ), và các loài gội nếp, trâm, săng lẻ, sau sau, trám trắng... Cây tái sinh tốt dưới tán rừng có độ tàn che 0,3-0,7. Đặc biệt tái sinh tốt dưới tán rừng có các loài cây sau sau, săng lẻ để tạo thành các khu rừng Lim + Sau sau ở vùng Lạng Sơn và Lim + Săng lẻ ở vùng Tây Nghệ An. Tăng trưởng hàng năm không quá chậm so với nhiều loài cây gỗ khác: Tăng trưởng đường kính 0,7-0,8cm/năm và tăng trưởng chiều cao 0,8m/năm. Cây trồng 25 tuổi đạt chiều cao 17-21m và đường kính ngang ngực 20-21cm. Tuy nhiên, sự hình thành gỗ lõi hơi chậm so với các loài khác. Vỏ hạt lim có chất sừng nên giữ được sức nẩy mầm trong đất nhiều năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi hạt mới nảy mầm. Hoa tháng 3-4; quả chín tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Công dụng Lim xanh được coi là một cây giàu tanin, vỏ cây chứa khoảng 15,21% tanin. Trong thời Pháp thuộc đã có xí nghiệp sản xuất tanin ở Yên Cát (Thanh Hoá) với nguyên liệu chủ yếu là vỏ lim. Sau này vì rừng lim ở vùng Tây Thanh hoá bị suy thoái, không còn vỏ đẻ cung cấp, nên xí nghiệp thiếu nguyên liệu và đã đóng cửa. Gỗ lim có dác lõi phân biệt, dác màu xám nhạt hay vàng nâu; lõi khi mới chặt màu xanh vàng sau chuyển màu nâu sẫm, rất cứng, thuộc loại tứ thiết; một trong những loại gỗ tốt nhất của Việt Nam. Gỗ có tỷ trọng 0,94; lực kéo ngang thớ 29 kg/cm2; nén dọc thớ 608 kg/cm2, oằn 1,546 kg/cm2; hệ số co rút 0,47-0,61. Gỗ lõi không bị mối mọt, rất bền nên được dùng trong các công trình xây dựng lâu dài như đền chùa, nhà thờ..., hoặc dùng đóng đồ đạc, làm cửa, ván sàn, tà vẹt và đồ trang trí trong nhà. Nhưng theo kinh nghiệm nhân dân, gỗ lim khá độc nên thường không dùng làm giường ngủ vì sẽ làm đau mình mẩy. Nhiều nguồn tin cho rằng, vùng rừng lim có khí hậu và nguồn nước suối độc (Cần kiểm tra lại các thông tin trên). Rễ cây có nốt sần cố định đạm làm tăng độ phì của đất. Khi cây bị chết, rễ mục là giá thể tốt nhất cho loài nấm linh chi (Ganoderma lucida), một loài nấm làm thuốc bổ rất quí phát triển. Cây có tán lá dậm nên là đối tượng rất thích hợp trồng ở các khu rừng phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn nước. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Quả lim chín vào tháng 12, tháng 1; lúc đó vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu sẫm là có thể thu hoạch để làm giống. Thường thu khi quả còn trên cây hoặc nhặt các quả rụng xuống đất; mang về phơi vài nắng rồi đập lấy hạt. Hạt có vỏ rất cứng, đem phơi khô rồi cất trữ bình thường, sau 1-2 năm hạt vần giữ được tỷ lệ nảy mầm cao. Xử lý hạt: ngâm hạt trong nước ấm 60-800C trong 10-12 giờ, sau đó rửa sạch hết lớp keo quanh hạt và ngâm vào nước lã 14-16 giò rồi đem gieo. Có thể gieo trong bầu có đường kính 8- 10cm, chiều cao 12-15cm. Cũng có thể gieo trực tiếp trên luống, sau đem trồng bằng cách xắn, tạo bầu đất, Tiêu chuẩn cây con đem trồng: 7-12 tháng tuổi, chiều cao 25-30cm, đường kính gốc 0,6-0,8cm. Trồng và chăm sóc: Đất trồng: Trồng lim xanh trên đất rừng nghèo, còn giữ được tính chất đất rừng, đất sau nương rãy, các loại đất feralít trên đá mác ma kiềm và trung tính, đá sét và đá biến chất, đá mác ma acid, đá cát hoặc trên đất dốc tụ. Xử lý thực bì: những nơi đất rừng nghèo, cây bụi, phát rạch rộng 2-3m, băng chừa rộng 5- 10m. Cự ly cây cách cây 3m, hàng cách hàng 7m hoặc 12m. Mật độ trồng 280-500 cây/ha. Trong băng chừa phải chặt hết các cây gỗ có chiều cao trên 15m. Kích thước hố: 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm. Mùa trồng: vụ xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4; vụ thu trồng từ tháng 7 đến tháng 9. Nếu trồng thẳng bằng hạt, mỗi hố gieo 3-4 hạt, lấp đất dày 1-1,5cm. Nếu trồng bằng cây con, giữ lại cây che bóng trong băng chừa, đảm bảo độ che 50% ánh sáng. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Giai đoạn đầu chống dây leo, cỏ dại xâm lấn, nhưng không để cây con bị phơi trống, chỉ loại bỏ những cây che cớm hoặc chen lấn cây. Cần phải chừa lại các cây bụi để giữ ẩm và che bớt áng sáng cho cây trong mùa hè đầu tiên. Năm đầu chăm sóc 2 lần: Phát cục bộ quanh gốc cây với đường kính 1m. Xới, vun gốc, đường kính 60-80cm. Năm thứ hai: phát chăm sóc 2 lần, nhằm chống dây leo, cỏ dại, cây bụi xâm lấn. Cuối năm thú 3, lim xanh có thể đạt chiều cao 1-1,7m và có khả năng cạnh tranh với các loài cây khác. Phải chặt bỏ các loài cây chèn lấn cây lim xanh con. Khai th¸c, chế biến và bảo quản Vỏ lim làm nguyên liệu chế tanin, được bóc từ các vỏ thân và cành lớn của cây đã được hạ xuống lấy gỗ. Thường tiến hành bóc vỏ ở bãi gỗ 1, nơi tập kết cây để vận chuyển về nhà máy. Gỗ lim được thu hoạch và chế biến như các loài cây gỗ khác. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Lim xanh là loài cây gỗ và LSNG đa tác dụng. Cần nghiên cứu để sử dụng nguồn tanin rất lớn chứa trong vỏ lim, tránh bỏ đi một nguồn lợi LSNG rất quí khi khai thác lim lấy gỗ. Cũng cần chú ý nghiên cứu để phát triển nấm linh chi mọc trên rễ lim. Đây là một nguồn hàng LSNG có thị trường trong nước và xuất khẩu rất lớn. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Hoè (chủ biên) (1994). Cây lim xanh. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng: 99-103. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội; 2. Phạm Hoàng Hộ (2002). Cây cỏ Việt Nam, T.I: 846. Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; 3. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2002). Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội: 74-83; 4. Crevost Ch. Et Petelot A (1941). Catalogue des produit de L’Indochine - Tannins et Tinctoriaux. Tome VI: Gouvernement général de l’Indochine, 124 pp. - Hanoi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflimxanh_6604.pdf