Thân cói đã được dùng từ rất lâu đời để bện dây, dệt chiếu, dệt
thảm, túi và nhiều hàng mỹ nghệ khác. Loại thân cói ngắn không đan lát
được (bổi), có thể dùng lợp nhà, làm chất đốt hay nguyên liệu chế biến giấy
cao cấp. Tế bào sợi cói có chiều dài 1,8(1-4)µm, và rộng trung bình 12(8-25)µm; chúng thường hẹp, vách dày và nhọn đều. Ở Việt Nam, cói còn được
dùng làm thuốc. Bộ phận dùng là thân rễ hay thân ngầm. Do có vị ngọt, hơi
the, mùi thơm, tính mát nên thân ngầm được dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu
viêm, thông huyết mạch. Theo các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, thân
ngầm ở cói chứa 3,1% tanin; 0,7% flavonoid; 0,5% tinh dầu và 0,5%
alkaloid. Theo Đỗ Tất Lợi (1997) bài thuốc có củ cói dùng chữa trẻ em gầy
yếu như sau: Củ cói sao vàng (40g), vỏ chuối tiêu chín còn tươi (240g), bột
thịt cóc 40g. Sấy khô và tán nhỏ củ cói, vỏ chuối thành bột; trộn đều với bột
thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành viên. Mỗi viên 4g, ngày cho ăn
2-4 viên, chia làm 2 lần.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giới thiệu cây Cói, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cói
Cói chiếu, cói hoa vàng, lác, lác nước
Công dụng:
Thân cói đã được dùng từ rất lâu đời để bện dây, dệt chiếu, dệt
thảm, túi và nhiều hàng mỹ nghệ khác. Loại thân cói ngắn không đan lát
được (bổi), có thể dùng lợp nhà, làm chất đốt hay nguyên liệu chế biến giấy
cao cấp. Tế bào sợi cói có chiều dài 1,8(1-4)µm, và rộng trung bình 12(8-
25)µm; chúng thường hẹp, vách dày và nhọn đều. Ở Việt Nam, cói còn được
dùng làm thuốc. Bộ phận dùng là thân rễ hay thân ngầm. Do có vị ngọt, hơi
the, mùi thơm, tính mát nên thân ngầm được dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu
viêm, thông huyết mạch. Theo các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, thân
ngầm ở cói chứa 3,1% tanin; 0,7% flavonoid; 0,5% tinh dầu và 0,5%
alkaloid. Theo Đỗ Tất Lợi (1997) bài thuốc có củ cói dùng chữa trẻ em gầy
yếu như sau: Củ cói sao vàng (40g), vỏ chuối tiêu chín còn tươi (240g), bột
thịt cóc 40g. Sấy khô và tán nhỏ củ cói, vỏ chuối thành bột; trộn đều với bột
thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành viên. Mỗi viên 4g, ngày cho ăn
2-4 viên, chia làm 2 lần.
Hình thái:
Cây thảo nhiều năm, thân khí sinh mọc thành cụm, với thân ngầm
cứng, mập, bò lan trong đất, thường được gọi là “củ”; thân ngầm có mùi
thơm, vị cay, hơi đắng, vỏ ngoài màu đen, thịt màu trắng. Thường có 5-6
thân khí sinh mọc từ thân ngầm, mọc đứng, cứng, 3 cạnh lõm, màu xanh
bóng, cao trung bình 1,5m; có cây đạt 1,7-2,0m; đường kính 12-15mm;
thường chỉ mang lá ở gốc. Lá mọc thành 3 dãy, hẹp hình đường, dạng lá cỏ,
ít khi có hình lưỡi mác hay hình bầu dục, dài bằng nửa thân, rộng khoảng 5-
10(-18)mm, và có bẹ dài; các lá ở gốc thường tiêu giảm thành các bẹ hay
vẩy, bao phủ thân ngầm và gốc thân khí sinh.
Cụm hoa mọc ở đỉnh, dài 10-12cm, mọc xoè rộng, với đường kính
khoảng 15cm, màu xanh vàng, có mút thơm, với 3-10 nhánh, mỗi nhánh dài
3-10cm; mang 4-10 bông nhỏ. Gốc cụm hoa có 3-4 lá bắc tổng bao rộng 8-
15mm, dài 30cm, hơn chiều dài cụm hoa. Các bông nhỏ hơi bị ép, dài 15-
22mm, mang 16-20(-40) hoa. Bao hoa dạng vảy khô chất giấy, hình trứng
đến hình bầu dục, xếp thành 2 dãy, trong đó 2 vảy lớn ở gốc trống (không
mang hoa); hoa lưỡng tính; những hoa trên cùng của bông là hoa đực hay bất
thụ; Nhị đục 1-3, vòi nằm trên bao, đầu chia 2-3 núm. Quả bế màu nâu đen,
không cuống hay có cuống ngắn, hình thấu kính 3 cạnh (2x0,5mm), đầu
mang 3 vòi nhuỵ tồn tại.
Phân bố:
- Việt Nam: Cây mọc hoang và được trồng ở các vùng ven biển Việt
Nam. Tập trung nhất ở 3 tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Hồng và 1 tỉnh thuộc
Bắc Trung Bộ (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá). Hiện nay,
cói được trồng nhiều ở các huyện ven biển như: Huyện Hưng Hà, Tiền Hải
(Thái Bình), Nghĩa Hưng, Xuân Thuỷ, Giao Thuỷ và Hải Hậu (Nam Định),
Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Riêng huyện
Nga Sơn có 22 xã thì 6 xã ven biển có nghề trồng cói chuyên canh và 2 xã
bán chuyên canh.
- Thế giới: Cói là loài có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng
hiện nay vùng phân bố đã được mở rộng, phía tây tới IRắc, Ấn Độ, phía Bắc
tới Nam Trung Quốc; phía nam tới Australia và Polynesia. Cói cũng được
nhập vào trồng ở Brazil để làm nguyên liệu đan lát.
Đặc điểm sinh học:
Cây cói mọc ở vùng đầm lầy ven biển, có ảnh hưởng của thuỷ triều
hay không. Cây tập trung nhiều ở vùng nước mặn hay lợ (đầm lầy của sông,
bãi bùn ven biển); thường mọc thành các dải cói dày đặc, thuần loại hoặc
xen với một số loài thuỷ sinh khác như: sậy (Phragmites karka), cói quăm
bông tròn (Fimbristyis umbellata Vahl) và một số loài khác thuộc họ Cói.
Cây chịu được nước mặn do thuỷ triều lên xuống hàng ngày, nước lợ (hay
gọi là nước đôi) Và cả nước ngọt sau khi quai đê lấn biển. Cói ưa đất nhiều
phù sa sét, màu gần gà. Cây sinh trưởng, phát triển hàng năm. Nếu không
thu hoạch, cây cũng ra hoa rồi chết toàn bộ phận thân khí sinh. Năm sau, từ
thân ngầm lại xuất hiện các chồi và mọc thành cây mới. Trong bụi, những
thân khí sinh mọc từ đầu mùa, chưa kịp thu hoạch cũng sẽ bị chết 1/3-1/2
phần thân phía ngọn. Khi thu hoạch cần rũ bỏ loại thân đó (dân địa phương
gọi là bổi), phơi khô để lợp nhà hay dùng đun nấu. Trong điều kiện tự nhiên,
cói thường mọc với sậy nên thân vươn cao và có kích thước lớn hơn so với
cói trồng thuần loại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77_2387.pdf