Gieo thẳng bằng công cụsạhàng được thực hiện thành công ởcác tỉnh: Hà Tây,
Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương đã khẳng định gieo thẳng vượt trội so với gieo
cấy lúa truyền thống như:
-Giả m công lao động, giảm chi phí vềgiống.
-Gieo thẳng hàng, gieo thưa thuận lợi cho chăm sóc, lúa đẻkhoẻsinh trưởng phát
triển tốt, hạn chếđược sâu bệnh hại.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Gieo thẳng lúa bằng công cụxạhàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gieo thẳng lúa bằng công cụ xạ hàng
Gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng được thực hiện thành công ở các tỉnh: Hà Tây,
Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương… đã khẳng định gieo thẳng vượt trội so với gieo
cấy lúa truyền thống như:
- Giảm công lao động, giảm chi phí về giống.
- Gieo thẳng hàng, gieo thưa thuận lợi cho chăm sóc, lúa đẻ khoẻ sinh trưởng phát
triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại.
- Thời gian rút ngắn được 7 - 10 ngày so với lúa cấy, tăng năng suất 10 - 15% .
Góp phần giải phóng đất sớm cho cây trồng vụ đông trên đất hai lúa.
- Năm 2009 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn triển khai thực
hiện mô hình gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng tại 3 huyện: Nà Phặc, Chợ Đồn,
Ngân Sơn, đây là mô hình tiến bộ kỹ thuật mới đến với nông dân tỉnh Bắc Kạn.
- Mục tiêu của mô hình nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dâ
áp dụng vào sản xuất, giảm chi phí về giống, giảm sức lao động, rút ngắn thời gian
và nâng cao năng suất. Để các hộ nông dân thực hiện có hiệu quả sau đây chúng tôi
xin hướng dẫn kỹ thuật gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng:
1. Chuẩn bị ruộng gieo.
- Chọn cánh đồng chủ động tưới nước
- Cần quy hoạch, khoanh vùng gieo tập trung để tiện tưới tiêu, chăm sóc, bảo vệ,
phòng trừ sâu bệnh.
- Làm đất kỹ phẳng (như làm đất gieo mạ)
- Bón đủ phân lót trước khi bừa cấy
- Để lắng bùn, sau đó vét rãnh xung quanh, lên luống ruộng bằng chiều dài của
giàn kéo, tính từ tâm bánh nọ đến tâm bánh kia (dùng hai ống quần, đổ đầy cát bên
trong, buộc chặt vào hai đầu cây chuối dài 2,2m rồi kéo tạo rãnh và san phẳng mặt
ruộng), giữ nước trên ruộng đến khi gieo.
Lưu ý: Nếu ruộng phẳng, dốc thì không cần lên luống, vét bánh của giàn kéo đồng
thời là đường thoát nước.
2. Ngâm ủ hạt giống
- Xử lí giống trước khi ngâm ủ bằng nước muối nhằm chọn ra 100% hạt chắc, mẩy,
loại bỏ hoàn toàn hạt lép, lửng và hạt cỏ dại : Trước khi ủ, xử lí hạt giống bằng
CRUISER (5ml pha với 1 - 1,5 lít nước trộn đều trên 20kg thóc giống), để diệt các
mầm bệnh và bọ trĩ gây hại thời kỳ đầu.
- Điều khiển để mầm dài hơn rễ, khi gieo xuống rễ bám ngay vào đất: Khi mầm dài
½ – 1/3 hạt thóc thì đem gieo.
Lưu ý: Không để mầm quá dài, hạt giống sẽ không xuống được lỗ gieo, mầm quá
ngắn, hạt giống xuống nhiều, mất công tỉa bỏ.
3. Thời vụ:
- Vụ xuân: Gieo sau lập xuân đến 25/2, khi nhiệt độ bình quân trong ngày > 150C
- Vụ mùa: Gieo từ 10/6 – 20/6, gieo vào buổi chiều hoặc những ngày mát.
4. Gieo hạt:
* Chuẩn bị trước khi gieo:
- Tháo cạn nước, dùng cây chuối hoặc tấm ván trang lại mặt luống để tạo lớp bùn
lắng trên mặt, đảm bảo khi gieo hạt giống chìm nhưng không lọt vào lỗ hổng lớn.
- Chuẩn bị giàn gieo: Giàn gieo có 6 trống để đựng giống, mỗi trống có bốn hàng
(hai hàng mau gieo với mật độ 40kg/ha; hai hàng lỗ thưa gieo với mật độ 30kg/ha);
hàng cách hàng 20cm. Tuỳ theo từng chân đất, giống, thời vụ mà gieo mật độ khác
nhau:
- Đất vàn cao, vụ xuân, mầm hơi dài thì gieo với mật độ 40kg/ha, dùng dây chun
hoặc băng dính bịt bớt hàng, lỗ mật độ 30kg/ha.
- Đất vàn, vàn thấp, vụ xuân mầm ngắn thì gieo với mật độ 30kg/ha, dùng dây
chun bịt bớt hàng, lỗ 40kg/ha.
- Đối với lúa lai hoặc áp dụng biện pháp thâm canh cải tiến thì gieo hàng lỗ thưa
30kg/ha. (Điều khiển ủ để mầm hơi dài, lượng giống sẽ xuống ít hơn).
- Mở nắp trống, chia đều lượng giống vào trong các trống (chỉ độ đầy 2/3 trống),
đóng nắp lại, kiểm tra nắp cho chắc chắn để tránh bật nắp, hạt giống rơi ra ngoài.
Lưu ý: Không được đổ đầy, hạt giống sẽ không xuống được.
* Gieo hạt:
- Sau khi chuẩn bị xong, đưa giàn gieo vào vị trí gieo, kéo thẳng theo chiều mũi tên
trên nắp trống, khi tới đầu bờ nhắc giàn gieo lên quay ngược 1800, đặt một bánh ở
lần kéo sau trùng với bánh ở lần kéo trước rồi tiếp tục kéo, cứ như vậy cho đến khi
gieo hết ruộng.
Lưu ý: - Trước khi gieo phải đẩy lùi giàn gieo về phía sau để hạt giống văng ra
ngay từ đầu hàng, kéo đều tay để giống xuống đều theo hàng. Khi đang kéo mà
dừng lại, nếu muốn kéo tiếp phải đẩy lùi, kéo đi kéo lại cho hạt giống rơi xuống rồi
mới kéo tiếp, nếu không làm như vậy thì sẽ có một khoảng trống không có giống,
sau này phải dặm lại.
- Phải đặt bánh ở lần kéo sau trùng với bánh ở lần kéo trước để vừa đảm bảo mật
độ, vừa đồng thời là rãnh thoát nước và đi chăm sóc sau này.
- Khi hết ruộng phải mở nắp trống ra, kiểm tra lượng giống bên trong để điều chỉnh
kịp thời.
5. Bón phân.
- Bón lót cho lúa gieo thẳng như đối với lúa cấy (Riêng lượng đạm giảm 10 – 15%;
Kali tăng 10 -15% so với lúa cấy để lúa cứng cây, chống đổ tốt).
* Cách bón.
- Bón lót: Trước khi bừa lần cuối 100% phân chuồng + phân lân + 20% đạm
(hoặc100% NPK bón lót).
- Bón thúc lần 1: Khi lúa được 2 - 2,5 lá, bón 20% đạm + 30% Kali (hoặc 30%
lượng NPK bón thúc). - Bón thúc lần 2: Khi lúa được 5 – 6 lá, bón 50% đạm +
30% Kali (hoặc 70% lượng NPK bón thúc).
- Bón đón đòng: Khi lúa có đòng cứt gián bón lót lượng phân còn lại. Nếu lượng
lúa còn xanh, ruộng trũng không cần bón thêm đạm.
6. Chăm sóc sau khi gieo:
- Phun thuốc trừ cỏ: Đối với lúa gieo thẳng phun thuốc trừ cỏ là yêu cầu bắt buộc,
dùng Sofit 300EC phun ngay sau khi gieo từ 1 – 3 ngày (hoặc có thể sử dụng một
số thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm khác, phun theo hướng dẫn ghi trên bao gói), sau khi
phun phải giữ nước ở rãnh để đảm bảo ruộng luôn đủ ẩm, không để nứt lẻ ít nhất
trong vòng một tuần. Đặc biệt lưu ý; đối với vụ xuân, nếu để ruộng khô hạn, gặp
rét đậm, vừa không phát huy hiệu lực của thuốc,vừa lúa dễ bị chết rét; vụ mùa sau
khi phun nếu gặp mưa phải đắp bờ giữ nước trong 24h, sau đó tháo nước từ từ để
không ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc, trôi dạt hạt giống.
- Khi lúa đạt 2 – 2,5 lá, đưa nước láng mặt ruộng, kết hợp bón thúc lần một, tỉa
dặm sau khi bón phân 2 – 3 ngày tháo cạn nước, giữ ẩm.
- Khi lúa đạt 5 – 6 lá, đưa nước trở lại, bón thúc lần hai, kết hợp làm cỏ, sục bùn,
tỉa dặm định mật độ, giữ mực nước nông để lúa đẻ nhánh thuận lợi
- Khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản xung quanh 350 dảnh/m2, tháo cạn để ruộng lẻ
chân chim.
- Khi lúa có đòng cứt gián, đưa nước trở lại, kết hợp bón phân đón đòng, giữ nước
cho đến khi lúa chín đỏ đuôi, tháo cạn nước để thu hoạch được thuận lợi.
- Các biện pháp chăm sóc khác như đối với cây lúa
7. Phòng trừ sâu bệnh
- Như lúa cấy nhưng thường xuyên kiểm tra hơn ở đầu vụ để phát hiện và xử lí kịp
thời.
- Thực hiện thâm canh lúa gieo thẳng đúng quy trình kỹ thuật sẽ đơn giản hoá gieo
trồng lúa, giảm sức lao động và chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian sinh trưởng và
năng suất tăng so với cấy lúa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gieo_thang_lua_bang_cong_cu_xa_hang_1091.pdf