Giaùo trình văn học Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII

Thế kỷ XV thịnh đạt kết thúc, bước sang thế kỷ XVI với xu thế tiến triển của

lịch sử, chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ những mâu thuẫn phức

tạp. Triều Lê sơ với kết cấu kinh tế - xã hội, thiết chế chính trị và hệ tư tưởng Nho

giáo dần trở nên trì trệ, thoái hóa. Vua quan sa đọa, tàn bạo, triều chính ngày càng

suy thoái, mâu thuẫn giữacác phe phái phong kiến trong nội bộ giai cấp thống trị,

giữa nhà nước phong kiến với nhân dân ngày càng trở nên căng thẳng, quyết liệt.

Thế kỷ XVI chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều chính phong

kiến mục nát như khởi nghĩa Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng (1511), khởi nghĩa

Trần Tuân (1511) và lớn nhất là cuộc nổi dậy của Trần Cảo (1516 - 1521) ở vùng

Đông Triều. Cùng với sự trì trệ, thoái hóacủa triều Lê, nạn tranh chấp quyền lực

giữa các phe phái phong kiến gây ra những cuộc hỗn chiến triền miên, dai dẳng

giữa các tập đoàn phong kiến. Kết cục là Mạc Đăng Dung, con người “vũ dũng,

khôn ngoan” trong cảnh tranh chấp hỗn loạn, hạ sát lẫn nhau giữa các phe phái đối

lập đã thao túng được binh quyền, phế truất vua Lê vào giữa năm 1527. Triều đại

phong kiến nhà Mạc được thành lập như một tất yếu lịch sử thay thế triều Lê đổ

nát, tha hóa. Thay thế nhà Lê trị vì đất nước, trong khoảng thời gian mấy chục

năm đầu, nhà Mạc với những cố gắng nhất định đã tạo được sự ổn định, phát triển

cho xã hội, kinh tế Đại Việt.

pdf23 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giaùo trình văn học Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dường như với Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong cuộc đời này không có gì là vĩnh viễn, bất di bất dịch, mà tất cả đều nằm trong quá trình biến dịch không Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 13 - ngừng nghỉ. Nắm được qui luật này, ông khiến người đời phải ngạc nhiên bởi những đúc rút uyên bác: Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò Thơ Nôm Đừng có nồng chi mà lại lạt, Nếu mà thắm lắm ắt liền phai. Thơ Nôm Ông cảnh báo: Làm người chớ thấy tài mà cậy, Có nhọn bao nhiêu lại có tù. Thơ Nôm Sự biến dịch, chuyển hóa của muôn vật từ dạng nọ sang dạng kia, từ hình thái này sang hình thái nọ, nổi bật nhất là sang hình thái đối lập, đó là điều Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn khẳng định. Đằng sau những nhật xét mang tính chất triết học, triết lý đó là hình bóng xã hội, cuộc đời, là thời đại đầy thăng trầm, biến cải lúc bấy giờ. Những tư tưởng triết học trong thơ Trạng Trình không phải do ông “lần đầu tiên đề xuất ra, mà đã từng được triết học phương Đông đề cập tới. Nhưng có điều là lẽ ra tương sinh tương khắc ấy, sự biến dịch có tính chất tuần hoàn ấy, ông đã có điều kiện thể nghiệm trong đời sống chính trị lúc đương thời. Vua quan dựng nhau lên rồi lại hạ nhau xuống, hết đời vua này lại đến đời vua khác, luôn luôn thay đổi không có gì bền vững, hết hưng lại vong, cứ ở trong cái vòng tuần hoàn lẩn quẩn của chế độ phong kiến mục nát mà không có lối thoát” (1). Và: “Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi nhấn mạnh đến sự biến đổi tuần hoàn của doanh và hư, vinh và nhục, được và mất, dài và ngắn, phúc và họa, giàu và (1) , (2) Lịch sử văn học Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hà Nội 1980, trang 258, 259 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 14 - nghèo.v..v. đều có ý cảnh cáo những kẻ đương quyền, những kẻ đắc thời đắc thế. Thời ấy, thế ấy, quyền ấy là không cố định, là không vững chắc” (2). Ta biết, nếu như Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ nhắc lại đơn thuần những tư tưởng triết học xưa, thơ ông có lẽ không có gì đáng chú ý. Với việc cày xới lại những nhận thức sâu sắc về vạn vật của các nhà triết học thời trước, nhà thơ đã phản ánh phần nào hiện thực lịch sử, xã hội đương thời, gửi gắm phần nào những băn khoăn, day dứt trước những biến cải của đất nước, tình đời. Là người tinh thông triết học, rất lý trí nhưng cũng giàu tình đời, tình người. Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ là con người vời niềm yêu, ghét rất rõ ràng. Ông ghét thói đời đen bạc, tráo trở, thực dụng, trọng của hơn người. Bạch Vân cư sĩ đã đúc kết được những kinh nghiệm vĩnh viễn về thói đời, tình người: Giàu trọng, sang yêu, khó chẳng vì, Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ. Mỡ bùi, mật ngọt kiến vào đi Thơ Nôm Thớt có tanh tao ruồi dạm miệng, Ang không mật mỡ kiến bò chi Thơ Nôm Nhân nghĩa thời bấy giờ hiếm hoi “tựa vàng mười”, người đời coi “của nặng hơn người”, ông cảm thán xót xa: Người, của lấy cân ta thử nhắc, Mới hay rằng của nặng hơn người Thơ Nôm Ở thế mới hay người bạc ác, Giàu thời tìm đến khó thời lui Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 15 - Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm không ám chỉ riêng ai, mà triết lý về thói đời lòng người một cách khái quát. Bởi thế, ta cũng có thể nói rằng đó là xã hội, là cuộc sống con người thời đại ông. Thơ ông là sự khúc xạ hiện thực cuộc sống, con người thời bấy giờ: hám danh, hám lợi, thực dụng, trọng tiền tài hơn nhân nghĩa. Nguyễn Bỉnh Khiêm căm ghét, phê phán tất cả những thói xấu đó của con người thời ông * * * Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chan chứa nỗi lòng một sĩ phu yêu nước, thương dân. Tấm lòng ưu ái với nước với dân của ông cũng tựa như Nguyễn Trãi cứ “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng” mà rút cục không được toại nguyện. Nói đến nước đang chìm trong loạn lạc, nhân dân lầm than, cơ khổ, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chất chứa một nỗi trầm buồn, xa xót. Ông than thở, bất lực trước cảnh binh đao triền miên, con người cơ khổ: Lạc lạc can qua mãn mục tiền, Nhân dân bôn thoán dục cầu tuyền. Điên liên huề bão ta vô địa, Ái nộ căng linh bản hữu thiên Cảm hứng thi - Thơ chữ Hán (Giáo và mộc tua tủa bày đầy ra trước mắt, Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an toàn. Khốn đốn dắt díu nhau thở than không có đất, Thương yêu che chở cho chắc rằng vẫn còn thời) Thơ cảm hứng - Thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm “ưu quốc” (lo nước) vì bấy giờ “khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chất như núi” (Ngụ hứng - Thơ chữ Hán), dân Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 16 - tình khốn khổ, ly tán. Các bài Thương loạn, Cảm hứng, Hữu cảm, Ngụ ý.v..v. đều nói lên sự lo lắng của ông trước hậu quả của chiến tranh. Thái độ đới với chiến tranh phong kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dứt khoát, rõ ràng. Ông bày tỏ sự chán ngán, băn khoăn: Cổ lai nhân giả tư vô địch Hà tất khu khu sự chiến tranh Cảm hứng thi - Thơ chữ Hán (Từ xưa đến nay người có nhân không ai địch nổi, Việc gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh) Thơ cảm hứng - Thơ chữ Hán Cùng với chiến tranh, các tệ nạn xã hội như sự tham bạo, xa hoa của thế lực cầm quyền, giai cấp phong kiến quí tộc cũng góp phần đẩy nhân dân vào vòng đói khổ, đất nước suy vi. Nguyễn Bỉnh Khiêm ví bọn quan lại đục khoét tài sản của dân, nước như loài chuột tham lam “ngấm ngầm ăn vụng ăn trộm” bằng cách “chui vào góc thành, ẩn trong hang hốc ở nền xã, núp ở đó để tính mưu gian” (Tăng thử - Ghét chuột) Bọn quí tộc quan liêu, giàu có bất nhân cũng khiến ông căm ghét, khinh bỉ. Theo ông, bọn người này khi “Ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa giành nhau cái lợi. Khoe là sang thì xe mát quán ấm, khoe là giàu thì nhà múa lầu hát. Thấy người chết đói dọc đường, không dám bỏ một đồng tiền ra cứu giúp” (Trung Tân quán bi ký - Bài bi ký quán Trung Tân). Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm lòng “ưu quốc” gắn liền với lòng nhân ái chan chứa. Nói đến thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nói đến lòng lo đời, thương đời đến niềm “tiên ưu, hậu lạc” (lo trước, vui sau). Ông có hai câu thơ tự thuật thâm trầm thể hiện tráng chí: Lão lai vị ngải tiên ưu chí, Đắc táng cùng thông khởi ngã ưu. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 17 - Tự thuật - Thơ chữ Hán (Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi, Cùng, thông, đắc, táng ta có lo chi cho riêng mình) Tự thuật - Thơ chữ Hán Không chỉ lo buồn, căm ghét, bi phẫn trước thời thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn khẳng định bằng hành động cứu nước cứu dân của mình. Điều này được chứng minh bằng cuộc đời của ông, những nỗ lực tác động đến thời cuộc của ông. Trong bài thơ chữ Hán Cự ngao đới sơn (Con ngao lớn đội núi) ông thổ lộ tâm sự: Ngã kim dục triển phù nguy lực, Vãn khước quan hà cựu đế thành. (Ta đây muốn thi thố sức phò nguy, Kéo lại giang sơn thành cũ của nhà vua) Với lý tưởng “trí quân, trạch quân” lớn lao của một trí thức Nho học, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự trao trách nhiệm cho mình, tự mình phấn đấu. Tuy nhiên, nếu như khát vọng “vãn khước quan hà” (kéo lại giang sơn) của ông thành đạt, đất nước thanh bình, an lạc thì thơ ông đã không chất chứa nhiều nỗi buồn, lo, ưu tư trĩu nặng như thế. Ông thú nhận sự bất lực của mình: Trí trạch vị thù ngô túc chí, Khu khu thâm quí lão phi tài. Trung Tân quán ngụ hứng - Thơ chữ Hán (Giúp nước thương dân chưa thỏa lòng ta hồi trước, Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 18 - Băn khoăn rất thẹn già không có tài) Ngụ hứng ở quán Trung Tân - Thơ chữ Hán Ưu ái sâu sắc với dân với nước nhà thơ chỉ còn biết khao khát sẽ có ngày “y cựu kiền khôn nhất thái hòa” (xoay lại kiền khôn buổi thái hòa) (Ngụ hứng - Thơ chữ Hán). Cuộc đời ông, rút lại khát vọng nhiều, hoài bão lớn nhưng không thực hiện được bao nhiêu. Tấc dạ lo đời (ưu thời thốn niệm - chữ trong bài thơ chữ Hán Trung Tân quán ngụ hứng) trĩu nặng khiến cho những vần thơ ông cũng trở nên ưu uất. Trong một bài thơ chữ Hán, ông tâm sự: Quang cảnh trục nhân niên tự thỉ, Nguy thời ưu quốc mấn thành ti. Thu tứ - Thơ chữ Hán (Bóng mặt trời đuổi đời người năm tháng nhanh như tên, Thời nguy nan lo việc nước mái tóc bạc như tơ) Thu tứ - Thơ chữ Hán Mái tóc bạc trắng như tơ - được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thơ ông - là hình ảnh vừa thực vừa mang tính tượng trưng cho niềm “ưu quốc” của Bạch Vân cư sĩ. * * * Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú về thể tài, có thất ngôn, ngũ ngôn, Đường luật, cổ thể; đề tài nội dung cũng đa dạng có ngôn chí, ngôn hoài, cảm thán, vịnh cảnh, vật.v..v. Trong khuôn khổ những thể cách và nội dung quen thuộc của văn học nhà Nho, thơ ông lại có một số bài thể hiện sự biến chuyển của văn học nhằm phản ánh ngày một rộng rãi hơn hiện thực đời sống xã hội, hiện thực thời đại. Các bài như: Cảm thời cổ ý, Tăng thử (Ghét chuột), Thương loạn (Thương đời loạn).v..v. về hình thức câu chữ đều khá dài, phương thức tự sự lấn át trữ tình. Những tệ hại của chế độ phong kiến đương thời, hiện thực chiến tranh phong kiến, những biến dịch kỳ lạ trong hiện thực đời sống xã hội là những điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm thể hiện trong những tác phẩm ấy. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 19 - Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt có phong vị riêng với chất triết lý hàm súc. “Một bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường mang một ý tứ về lẽ biến dịch, lẽ tương sinh, tương khắc, một sự răn dạy, một sự mỉa mai, chê trách, một quan niệm nhân sinh.v..v. rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân và sự chiêm nghiệm của bản thân nhà thơ. Kết cấu của những bài thơ ấy không có gì đặc biệt so với thơ truyền thống, nhưng cái mới ở đây là chiều sâu của sự suy tưởng, thái độ ôn tồn thuyết giải và lối thể hiện giản dị, tự nhiên” (1) Là một nhà Nho uyên bác, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa thể hiện sự đồng hóa, Việt hóa một cách khá là suôn sẻ nguồn văn liệu Hán học, vừa chứng minh sự thành thục, điêu luyện trong việc vận dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của ông. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, của khẩu ngữ (thành ngữ, tục ngữ) vẫn là nổi bật trong thơ ông. Sự gần gũi, dễ hiểu, dễ đồng điệu đồng cảm mà thơ ông tạo cho người đọc những thế kỷ sau cơ bản cũng xuất phát từ đây. Thật khó mà xác định rõ ràng tục ngữ, thành ngữ đã đi vào thơ ông, hay ngược lại thơ ông đã chuyển hóa thành tục ngữ, thành ngữ ở các trường hợp sau: Gần son thời đỏ mực thời đen, Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn. Thơ Nôm Tay kia khéo nắm còn khôn mở, Miệng nọ hay cười có lúc ho. Thơ Nôm Vuốt mặt còn chờ qua mũi nọ, Rút dây lại nể động rừng chăng? .v..v. Thơ Nôm Lối nói mát mẻ mà hàm ý sâu xa của dân gian có lẽ đã hòa quyện chặt chẽ với sự thâm thúy của một danh Nho trong những câu thơ: (1) Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ XVIII. Sách đã dẫn. Trang 157 Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 20 - Thuở khó dẫu chào chào cũng lặng, Khi giàu chẳng hỏi hỏi thời quen. Thơ Nôm Thớt có tanh tao ruồi đậu đến, Ang không mật mỡ kiến bò chi. Thơ Nôm Còn bạc còn tiền còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Thơ Nôm Được thời thân thích chen chân đến Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi .v..v. Thơ Nôm Một trong những đặc điểm văn phong độc đáo của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là tính giàu nhịp điệu. Nhịp điệu và sự thay đổi nhịp điệu chẵn lẻ, dài ngắn trong từng câu, từng bài khiến thơ ông gồ gề, sống động và lôi cuốn người đọc. Người ta có cảm giác Trạng Trình với những suy tư, cảm xúc thông thái, sắc sảo trước cuộc sống đang sống lại trong những dòng thơ giàu nhịp điệu: Giàu mặc phận / khó đâu bì, Đọ thanh nhàn / khá nhất nhì. Vếu váo / câu thơ cũ rích, Khề khà / chén rượu hăng sì. Trăng thanh gió mát / là tương thức, Nước biếc non xanh / ấy cố tri. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII - 21 - Thơ Nôm Mật ngọt ruồi vào / ruồi đắm đuối, Mùi thơm cá đến / cá phàn nàn. Thơ Nôm Trăng vằng vặc / soi lòng đạo, Gió hiu hiu / vỗ cửa Nho Thơ Nôm Cửa trúc vỗ tay / cười khúch khích Hiên mai vắt cẳng / hát nghêu ngao .v..v. Thơ Nôm Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chứng tỏ sự tinh thông, điêu luyện và tài hoa của ông trong việc vận dụng ngôn ngữ, chứng tỏ sự trưởng thành của ngôn ngữ văn học dân tộc trong quá trình mài giũa, phát triển, hoàn thiện. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ văn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0020_p1_6669.pdf
Tài liệu liên quan